Suy giãn tĩnh mạch hiện nay đang ngày càng phổ biến đặc biệt là với phái nữ. Bệnh không phải lúc nào cũng gây biến chứng nguy hiểm nhưng làm mất đi tính thẩm mỹ và suy giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, phương pháp chữa suy giãn tĩnh mạch được rất nhiều người quan tâm. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà sẽ có những liệu trình phù hợp.
17/10/2020 | RFA - Lựa chọn số 1 trong điều trị suy giãn tĩnh mạch không đau, ra viện ngay 19/07/2020 | Suy giãn tĩnh mạch chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán 14/05/2020 | Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm hay không?
1. Tổng quan về giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch là gì?
Các tĩnh mạch nằm dưới da có nhiệm vụ đưa máu từ các bộ phận trên cơ thể về tim. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới khiến chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch ở vùng chân bị suy giảm. Từ đó có thể gây hiện tượng máu ứ đọng, làm biến đổi về huyết động và các mô tổ chức bị biến dạng.
Giãn tĩnh mạch tại chi dưới rất phổ biến
Dấu hiệu
Những triệu chứng của giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể nhận thấy bằng mắt thường như:
-
Tĩnh mạch phì đại, nổi rõ dạng ngoằn ngoèo trên da.
-
Vùng da bị giãn tĩnh mạch bị sưng.
-
Vùng bị giãn tĩnh mạch và xung quanh bị đổi màu.
Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng như thường xuyên bị chuột rút, đau nhức khi phải đứng quá lâu.
Giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch hiện đang rất phổ biến, tuy nhiên bệnh chỉ gây mất thẩm mỹ và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng có một số trường hợp sẽ biến chứng nguy hiểm như:
-
Viêm loét: Xung quanh vùng da bị giãn tĩnh mạch lâu dần sẽ xuất hiện những vết loét, da đổi màu, khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn.
-
Hình thành huyết khối: Tình trạng sưng phồng tĩnh mạch kéo dài sẽ khiến máu đông thành cục lớn.
-
Vỡ tĩnh mạch: Khi người bệnh vận động quá mạnh có thể xảy ra tình trạng căng vỡ tĩnh mạch. Việc này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do xuất huyết gây nhiễm trùng máu.
2. Chữa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Tùy vào mức độ phát triển nặng hay nhẹ của bệnh mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị tại nhà hay hay can thiệp các liệu pháp y tế.
Vớ y khoa
Vớ y khoa thường được sử dụng vào giai đoạn bệnh mới hình thành. Vớ bó sát vào chân, tạo áp lực lên chi dưới giúp các tĩnh mạch không bị giãn nở thêm qua đó cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch.
Bạn có thể dễ dàng mua vớ y khoa tại các hiệu thuốc hoặc các cửa hàng bán đồ y tế
Dầu massage chiết xuất từ thực vật được nhiều người sử dụng để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới vì tác dụng giảm sưng. Một số loại dầu thực vật được tin dùng đó là dầu dừa, dầu olive, dầu hạt nho,... Những loại dầu trên khi sử dụng đều được pha loãng với một lượng dầu nền nhất định để tránh bị bỏng và giảm chi phí.
Tăng cường vận động
Đây là phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường được sử dụng. Tập các bài tập nhẹ nhàng giúp cho máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng nghẽn mạch máu ở chi dưới. Ngoài ra việc vận động thường xuyên còn giúp duy trì cân nặng hợp lý, giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch. Các môn thể thao phù hợp với người bệnh giãn tĩnh mạch là:
Thay đổi chế độ ăn uống
Tĩnh mạch có thể được thu nhỏ bằng việc bổ sung thực phẩm chứa flavonoid trong bữa ăn hàng ngày. Flavonoid có trong ca cao, tỏi, các loại rau củ,… giúp cho máu lưu thông ổn định, các mạch máu được thư giãn giúp cho tình trạng giãn tĩnh mạch được cải thiện.
Việc cơ thể bị trữ nước cũng khiến cho bệnh trở nên nặng hơn do tĩnh mạch phải chịu áp lực. Để tránh tình trạng này, bạn nên hạn chế và cắt giảm muối, các thực phẩm chứa nhiều natri. Thay vào đó, bạn có thể giảm giữ nước trong cơ thể bằng cách bổ sung kali từ các loại hạt như hạt hạnh nhân, đậu lăng, đậu trắng,… hoặc một số loại cá (cá ngừ, cá hồi).
Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn của mình để tránh tình trạng táo bón. Táo bón khiến cho ruột bị ách tắc gây áp lực nặng nề lên các mạch máu khiến bệnh tình trở nặng hơn.
Lựa chọn trang phục thoải mái, phù hợp
Nhiều chị em phụ nữ mắc bệnh giãn tĩnh mạch là do phải đi giày cao gót trong thời gian dài khiến cho các tĩnh mạch bị căng cứng. Để cải thiện tình hình và mang lại vẻ thẩm mỹ cho đôi chân, bạn nên hạn chế sử dụng giày cao gót mà thay vào đó là giày thể thao hoặc giày đế bằng đặc biệt là vào những dịp phải đứng lâu hoặc đi lại quá nhiều.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh mặc quần quá bó khiến máu khó lưu thông. Thay vào đó bạn có thể mặc quần vải hoặc những loại quần có chất liệu mềm, ôm vừa phải để giảm áp lực lên tĩnh mạch.
Nâng cao chân
Bạn nên thường xuyên giữ chân ở vị trí cao để giúp máu được lưu thông về tim tốt hơn. Việc này có thể dễ dàng thực hiện như sau:
-
Kê gối dưới phần đầu gối và cẳng chân lúc ngủ.
-
Kê chân lên một chiếc ghế thấp lúc đang ngồi làm việc.
-
Tập bài tập gác chân lên tường lúc đang nằm nghỉ ngơi.
Bài tập gác trên lên tường
Điều trị bằng tiêm xơ
Phương pháp này là một trong những cách Chữa suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ tiêm một chất gây xơ vào trong tĩnh mạch nông. Chất này gây tổn thương nội mạc và thành phần lân cận của lớp trung mạc, dẫn đến hình thành huyết khối làm tắc lòng tĩnh mạch bị suy. Mặc dù không loại bỏ triệt để nhưng điều trị tiêm xơ giúp người bệnh giảm bớt các cơn đau, đồng thời cũng khiến tình trạng phát triển chậm hơn.
Phương pháp điều trị xơ cứng
Phẫu thuật bằng Laser
Phương pháp này sử dụng ánh sáng để làm teo các tĩnh mạch bị giãn. Laser được sử dụng đối với các bệnh nhân độ 2 trở lên.
Phẫu thuật suy tĩnh mạch
Phẫu thuật suy tĩnh mạch không phải là phương pháp mà ai cũng có thể áp dụng. Đối với những người mà suy giãn tĩnh mạch biến chứng quá nặng nề mà không thể chữa trị bằng phương pháp khác, bác sĩ mới quyết định phẫu thuật.
3. Lưu ý khi chữa giãn tĩnh mạch
Trong quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu, bạn nên lưu ý những điều sau:
-
Không vận động mạnh một cách đột ngột.
-
Tránh ngồi bắt chéo chân gây nghẽn tĩnh mạch.
-
Tránh ăn các thực phẩm không lành mạnh, chứa nhiều dầu mỡ gây tăng huyết áp.
-
Bám sát sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi nhận thấy có triệu chứng của bệnh như đã nêu trên, bạn nên tới ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra những phương pháp chữa suy giãn tĩnh mạch hợp lý. Bạn có thể gọi điện theo hotline 1900 56 56 56 hoặc đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra và chẩn đoán.