Rối loạn cơ xương ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cơ - xương - khớp nói riêng và vận động của cơ thể nói chung, hơn nữa còn gây đau đớn cho người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra rối loạn cơ xương là gì và cách điều trị như thế nào?
07/06/2021 | 6 bài tập cơ xương khớp giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và dẻo dai 28/05/2021 | Người cao tuổi cần phòng tránh sớm bệnh cơ xương khớp như thế nào? 09/02/2021 | Nỗi khổ sở của người cao tuổi mắc bệnh cơ xương khớp vào mùa lạnh
1. Nguyên nhân gây ra rối loạn cơ xương thường gặp
Rối loạn cơ xương là tình trạng khá phổ biến, do chấn thương, lão hóa hoặc viêm nhiễm ảnh hưởng đến cơ, xương và khớp. Các rối loạn cơ xương thường gặp như: viêm xương khớp, viêm gân, đau cơ xơ hóa, gãy xương, viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay,… Mỗi bệnh rối loạn cơ xương khác nhau sẽ gây ảnh hưởng khác nhau đến vận động và sức khỏe của người bệnh.
Rối loạn cơ xương ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động
Những nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn cơ xương bao gồm:
1.1. Tuổi tác
Tuổi tác là nguyên nhân chính, liên quan đến quá trình lão hóa dẫn đến các bệnh rối loạn cơ xương. Theo thời gian, đặc biệt ở người cao tuổi thường gặp tình trạng mài mòn các khớp, bao dịch khớp, giảm lượng máu nuôi đến các vùng khớp,… Tất cả đều tác động xấu đến hệ thống xương khớp, thoái hóa khớp là bệnh thường gặp và khó khắc phục nhất.
1.2. Đặc điểm nghề nghiệp
Mỗi công việc khác nhau đều có đặc thù riêng, đòi hỏi người làm việc phải thực hiện động tác lặp đi lặp lại khác nhau hoặc duy trì kéo dài tư thế không tốt cho hệ cơ xương khớp. Vì thế, nghề nghiệp là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây ra rối loạn cơ xương.
Ví dụ ở người làm việc văn phòng, học tập yêu cầu phải ngồi lâu, các công việc bán hàng, tiếp thị yêu cầu phải đứng lâu thường dẫn đến co cứng các khớp xương. Thoái hóa đốt sống lưng, cứng khớp gối,… là các rối loạn thường gặp.
Người làm việc ngồi nhiều dễ bị thoái hóa đốt sống lưng
Ở người thường xuyên hoạt động sai tư thế như: đứng, ngồi nhưng tư thế cột sống không thẳng, ngồi cong lưng, cúi bê đồ nặng không đúng tư thế,… nếu xảy ra trong thời gian dài cũng ảnh hưởng xấu, gây bệnh xương khớp.
1.3. Chế độ ăn uống
Giống như các mô mềm, xương khớp cũng cần được nuôi dưỡng từ các dinh dưỡng đặc biệt mà cơ thể sản xuất cũng như nhận được từ chế độ ăn uống. Ở người có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, nhất là Vitamin D, Canxi,… dễ gặp phải rối loạn cơ xương hơn bình thường.
Gout là bệnh rối loạn cơ xương điển hình nhất do nguyên nhân rối loạn chuyển hóa, cụ thể là tình trạng tăng acid uric trong máu. Ngoài ra, các nguyên nhân kết hợp khác cũng tác động gây bệnh như rối loạn tuần hoàn, sự kéo dãn dây thần kinh quá mức, thiếu máu vùng cột sống,… Chứng co cứng, đau rút cục bộ vùng xương khớp là điển hình nhất.
1.5. Mức độ hoạt động
Không phải chỉ hoạt động nhiều mới gây rối loạn cơ xương. Nhiều người không hoạt động, ngồi hoặc nằm cả ngày cũng dễ khiến xương khớp bị rối loạn. Bên cạnh đó, công việc nặng nhọc, cơ bắp hoạt động nhiều không có thời gian nghỉ ngơi khiến xương khớp cũng chịu áp lực lớn và bị tổn thương. Thậm chí thể thao quá mức, ở các vận động viên tập không đúng cách cũng có thể gây tổn thương cho hệ xương khớp.
Hoạt động quá mức, thậm chí thể thao quá nhiều cũng dễ gây rối loạn cơ xương
1.6. Nhiễm khuẩn
Xương khớp nằm sâu trong mô và được bảo vệ nhiều lớp, song vẫn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus do tổn thương hoặc biến chứng nhiễm khuẩn khác. Điển hình là bệnh thấp khớp là biến chứng của viêm họng do nhiễm khuẩn.
1.7. Yếu tố di truyền
Một số bệnh rối loạn cơ xương có tính chất di chuyển, tiêu biểu là viêm khớp dạng thấp chịu ảnh hưởng đến 60 - 70% bởi yếu tố này.
1.8. Rối loạn cơ xương sau chấn thương
Chấn thương va đập gây tổn thương xương khớp, xương khớp phải chịu lực nén lớn trong thời gian dài hoặc khởi động không tốt trước khi tập luyện đều có thể là nguyên nhân gây các bệnh rối loạn cơ xương.
1.9. Giới tính
Thực tế rối loạn cơ xương thường gặp hơn ở phụ nữ, nhất là ở những người làm việc văn phòng phải ngồi nhiều hoặc làm công việc nội trợ. Ngoài ra, thiếu hụt canxi giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, do mang thai,… cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ xương khớp của chị em.
1.10. Dị tật bẩm sinh
Rối loạn cơ xương do các dị tật bẩm sinh thường cần can thiệp phẫu thuật, khắc phục như: khớp bất đối xứng, dây chằng lỏng lẻo, lệch trục khớp,…
Như vậy, nguyên nhân gây ra rối loạn cơ xương rất đa dạng, song cần chẩn đoán chính xác để điều trị dựa trên triệu chứng, tiền sử bệnh lý cùng các phương pháp chẩn đoán hiện đại.
2. Điều trị rối loạn cơ xương như thế nào?
Điều trị bệnh rối loạn cơ xương sẽ phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán, vị trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Nếu rối loạn cơ xương không gây đau thường xuyên, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen kết hợp với tập luyện thể dục, khắc phục nguyên nhân,… Nếu triệu chứng đau, viêm nghiêm trọng, cần thuốc giảm triệu chứng liều cao kết hợp với liệu pháp vận động hoặc vật lý trị liệu.
Điều trị rối loạn cơ xương chủ yếu khắc phục triệu chứng và cải thiện chức năng xương khớp bằng cách tập thể dục
Mục tiêu điều trị rối loạn cơ xương là kiểm soát cơn đau, giảm khó chịu, đảm bảo sức mạnh và phạm vi vận động. Bệnh nhân điều trị và đáp ứng tốt vẫn có thể phục hồi sức khỏe cơ xương khớp như bình thường.
3. Cách phòng ngừa rối loạn cơ xương
Các bệnh rối loạn cơ xương ảnh hưởng rất lớn đến vận động, sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh và nguy cơ phát triển theo tuổi tác. Vì thế, chăm sóc tốt cho cơ thể trong suốt thời gian trước tuổi già là cần thiết để hạn chế nguy cơ rối loạn cơ xương xảy ra cũng như mức độ bệnh.
Các thói quen lành mạnh được khuyến cáo để phòng ngừa rối loạn cơ xương bao gồm:
-
Bài tập tăng cường, kéo dãn thực hiện thường xuyên.
-
Làm việc với tư thế trung lập, tốt cho hệ cơ xương khớp.
-
Hạn chế chuyển động lặp đi lặp lại quá nhiều lần.
-
Ăn uống đủ chất, bổ sung canxi và vitamin D nếu cần thiết.
Bổ sung Canxi và dinh dưỡng đầy đủ phòng ngừa rối loạn cơ xương
Nếu có triệu chứng đau, nhức, viêm các khớp xương, cần sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị, bệnh càng kéo dài thì đau đớn càng nặng và điều trị càng khó khăn. Người bệnh nên thăm khám và thực hiện điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, tin cậy, đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn cũng như trang thiết bị tốt. Việc này giúp đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín được nhiều bệnh nhân đánh giá cao. PGS.TS Nguyễn Mai Hồng (nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch hội Loãng xương Hà Nội) với nhiều năm trong nghề, tận tình với bệnh nhân đã thăm khám và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị rối loạn cơ xương.
Liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm thông tin chi tiết hoàn toàn miễn phí.