Xuất huyết tiêu hóa (hay còn có tên gọi chảy máu tiêu hóa) là tình trạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh bắt nguồn từ nhóm nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên tất cả đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng. Vì vậy, mỗi cá nhân cần chủ động nhận biết và lựa chọn phương pháp ngăn ngừa phù hợp nhằm tránh hậu quả đáng tiếc.
07/01/2021 | Điểm mặt các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em bố mẹ nên biết 07/01/2021 | Những sự thật ít người biết về chứng rối loạn tiêu hóa 28/08/2019 | Xơ gan xuất huyết tiêu hóa là gì và triệu chứng của bệnh
1. Tổng quan về tình trạng xuất huyết tiêu hóa
Trong tổng số bệnh nhân thăm khám do xuất huyết đường tiêu hóa, có rất nhiều đối tượng phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Do đó, sớm nhận thức rõ về mối nguy hiểm và dấu hiệu nhận biết là điều kiện vô cùng quan trọng cho quá trình điều trị.
Thực trạng thăm khám gần đây cho thấy xuất huyết ở đường tiêu hóa là một trong những trường hợp thường gặp nhất hiện nay khi cấp cứu nội khoa, ngoại khoa. Đây thực chất là tình trạng chảy máu của các mạch máu nằm trong ống tiêu hóa.
Đáng lưu ý rằng, bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng trong mọi độ tuổi và có khả năng đe dọa đến tính mạng nếu không sớm phát hiện. Do đó, nên có lối sống lành mạnh để chủ động ngăn ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
Xuất huyết tiêu hóa gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm can thiệp điều trị
Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh
Dựa vào vị trí và tính chất chảy máu, bệnh lý này được chia thành 2 nhóm cơ bản là xuất huyết hệ tiêu hóa trên và dưới. Tuy nhiên, dù ở dạng nào cũng nên sớm nhận biết thông qua các dấu hiệu, triệu chứng để sớm can thiệp, xử lý nhằm tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.
Triệu chứng xuất huyết trên
Qua số liệu thống kê cho thấy, có hơn 80% bệnh nhân xảy ra hiện tượng xuất huyết hệ thống tiêu hóa thuộc nhóm đối tượng này. Biểu hiện cơ bản của xuất huyết trên là:
-
Cơ thể thường xuyên mỏi mệt, rơi vào trạng thái thiếu sức sống do không cung cấp đủ lượng oxy lên não.
-
Người bệnh có thể nôn ra máu, đại tiện ra phân có màu đen, mùi hôi tanh khó chịu kèm máu (máu thường vón cục hoặc loãng, có màu đỏ tươi).
-
Vùng thượng vị đau nhói khó chịu, triệu chứng hoa mắt, ù tai, khát nước diễn ra nhiều hơn so với bình thường.
-
Kéo dài tình trạng xuất huyết sẽ dẫn đến buồn nôn liên tục và toát nhiều mồ hôi kể cả khi trời không nóng. Cơ thể dần rơi vào trạng thái xanh xao, nhợt nhạt, thậm chí ngất xỉu.
Triệu chứng xuất huyết dưới
Các chuyên gia trong cùng lĩnh vực nhận định rằng, số lượng người bị xuất huyết tiêu hóa dưới thường chiếm tỷ lệ thấp, ít gặp. Tuy nhiên, những đối tượng này không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng do đó khó phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, cần thăm khám, kiểm tra khi cơ thể có những triệu chứng sau:
-
Đi đại tiện nhiều lần, trong phân đen có lẫn máu tươi. Cơ thể uể oải, không thể tập trung làm việc, sinh hoạt.
-
Điểm khác biệt cơ bản với xuất huyết tiêu hóa trên là bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng này phải chịu những cơn đau âm ỉ, kéo dài gây khó chịu.
Bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hóa thường đau quặn bụng khó chịu
2. Nhóm nguy cơ làm gia tăng khả năng bị xuất huyết tiêu hóa
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa, tuy nhiên những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ sau thường có khả năng cao gặp phải tình trạng này.
Loét dạ dày hành tá tràng
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến và thường xuyên gặp ở nhóm bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa. Biểu hiện cơ bản của tình trạng này là nôn ra máu, phân có màu đen. Theo thời gian, lượng máu tiết ra khi nôn ói ngày càng diễn biến trầm trọng, gây mất máu cho cơ thể. Một số bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đau nhức vùng thượng vị.
Lỵ trực tràng được xem là nguyên nhân chính gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Tình trạng ban đầu có thể xuất hiện những biểu hiện cơ bản như sốt cao, đi đại tiện nhiều hơn so với bình thường, đau quặn dữ dội ở vùng bụng. Nếu không sớm điều trị, lỵ trực tràng có thể dẫn đến tổn thương nặng niêm mạc đường ống tiêu hóa, dẫn tới chảy máu ồ ạt, gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ung thư đại tràng, dạ dày
Ngoài hai nhóm nguyên phổ biến trên, xuất huyết tiêu hóa có thể là dầu hiệu báo động tình trạng ung thư, tiền ung thư ở đại tràng, dạ dày. Tùy thuộc vào vị trí khác nhau sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau như: táo bón, đi ngoài lẫn máu, đi ngoài nhiều lần,...
Nhóm nguyên nhân khác
Một số chuyên gia cảnh báo rằng, xuất huyết tiêu hóa có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như:
-
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết, thiếu hụt Vitamin nhóm K, đang sử dụng thuốc chống đông,... dẫn đến rối loạn đông máu.
-
Tĩnh mạch tại thực quản bị tác động dẫn đến vỡ hoặc tổn thương nghiêm trọng.
-
Đối tượng đang mắc bệnh Crohn cũng có nguy cơ cao đối diện với vấn đề này.
Ung thư dạ dày được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh
3. Phương pháp phòng bệnh hiệu quả
Để góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và hạn chế nguy cơ xảy ra xuất huyết đường tiêu hóa, mỗi cá nhân cần tuân thủ những quy tắc sau:
-
Hạn chế tối đa việc sử dụng bia rượu, chất kích thích, thuốc lá,...
-
Không sử dụng các loại thức ăn có hại cho dạ dày như: thức ăn chế biến sẵn, cay nóng, thực phẩm chế biến bằng cách chiên rán,...
-
Tăng cường bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt rau rau xanh nhằm cung cấp đủ hàm lượng chất xơ cần thiết cho dạ dày.
-
Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, thực hiện thăm khám định kỳ, nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
-
Những bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị cần chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, sử dụng thức ăn mềm, dễ tiêu.
-
Bổ sung các loại thực phẩm có chứa tinh bột, chất khoáng như cơm, khoa, hoa quả,... nhằm giúp dạ dày tiêu hóa tốt.
-
Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày để hạn chế tình trạng tăng cân, gây hại cho hệ tiêu hóa.
-
Thường xuyên tập luyện thể chất để nâng cao sức khỏe, ổn định cân nặng.
Chế độ sống khoa học giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh hiệu quả
Xuất huyết tiêu hóa có thể âm thầm phát triển với những dấu hiệu khác nhau gây nhầm lẫn, chủ quan. Vì vậy, cần sớm thăm khám tại cơ sở y tế uy tín ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường của cơ thể. Nếu cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số Hotline 1900 565656.