Nhiễm trùng đường tiết niệu được đánh giá là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới. Nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Bài viết hôm nay MEDLATEC sẽ cung cấp một số thông tin về tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu cho các bạn tham khảo, phòng tránh.
06/06/2020 | Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Làm sao để nhận biết? 17/04/2020 | Bệnh viêm đường tiết niệu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? 04/04/2020 | Cấy nước tiểu - phương pháp chẩn đoán chính xác nhiễm khuẩn đường tiết niệu
1. Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới
Nhiều nghiên cứu y khoa uy tín trên thế giới đã chỉ ra rằng nữ giới có khả năng bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn 30 lần so với nam giới. Thậm chí cứ hai người phụ nữ lại có một người mắc vấn đề về đường tiết niệu. Các vấn đề này có thể dao động ở mức nhiễm trùng một cơ quan hoặc tệ hơn là vi khuẩn xâm nhập vào toàn bộ đường tiết niệu, làm thay đổi cấu trúc và chức năng hoạt động vốn có.
Thường thì các bạn nữ ở tuổi dậy thì cơ thể vẫn có sức đề kháng tốt, ít khi mắc bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Tuy nhiên từ khoảng 24 tuổi trở đi, nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ đột ngột tăng cao. Các bác sĩ chuyên khoa nhận định điều này có thể xuất phát ở độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.
Phụ nữ có khả năng mắc bệnh tiết niệu cao hơn nam giới, đặc biệt là sau khi bắt đầu quan hệ tình dục
Phụ nữ bước sang độ tuổi trung niên, tiền mãn kinh (khoảng 50 tuổi) lại càng có nguy cơ cao. Đây là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ tương đối nhạy cảm, vừa phải đối mặt với tình trạng lão hóa, vừa phải đối mặt với sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Cũng có một số người già mắc bệnh tiết niệu nhưng số lượng này không quá nhiều, chủ yếu là các bệnh nhân phải điều trị đặc biệt, bắt buộc sử dụng ống thông tiểu 24/24.
2. Vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính
Nữ giới sau khi điều trị dứt điểm nhiễm trùng tiết niệu có thể gặp tình trạng tái nhiễm bệnh lần hai. Nếu nguyên do vì trong cơ thể còn mầm mống bệnh từ lần trước đó hoặc do chị em còn bất cẩn trong việc vệ sinh thân thể thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Tuy nhiên, trường hợp liên tục bị tái nhiễm khuẩn, không trị được dứt điểm sẽ bị xếp vào nhóm bệnh mạn tính.
Hai nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề bệnh chuyển biến thành mạn tính là do chị em bị nhiễm khuẩn tiết niệu không được điều trị hoặc điều trị không triệt để.
Ngoài hai nguyên nhân chính, không loại trừ các khả năng bệnh lý nền là nguyên nhân thúc đẩy thành mạn tính. Một số bệnh lý nền dễ để lại nguy cơ bao gồm:
-
Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường.
-
Phụ nữ tùng bị chấn thương tủy sống.
-
Phụ nữ từng bị nghẽn đường tiết niệu,....
3. Một số biểu hiện cơ bản của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Bản thân mỗi người có thể tự để ý các biểu hiện bất thường về sức khỏe để xác định mình có đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:
-
Cảm thấy bất tiện khi tiểu tiện, thậm chí theo thời gian sẽ bị tiểu buốt. Cảm giác đau buốt sẽ ngày càng tăng và khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn.
-
Bị tiểu rắt, tần suất buồn đi tiểu xuất hiện dày đặc trong ngày nhưng mỗi lần tiểu tiện chỉ được lượng rất ít.
-
Bắt đầu có biểu hiện sốt, run rẩy tay chân, cơ thể suy nhược và cảm giác lạnh buốt từ trong xương.
-
Phần lưng hoặc bụng dưới của thường xuyên bị đau tức, khó chịu, đứng lâu hoặc ngồi lâu đều bất tiện.
Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu
4. Cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu
Chị em nên tuân thủ các biện pháp bảo vệ sức khỏe tiết niệu dưới đây để giảm khả năng bị viêm nhiễm:
Vệ sinh cơ thể và vùng kín đúng cách
Thực hiện vệ sinh cơ thể cũng như vùng kín để hạn chế việc vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào trong niệu đạo. Đối với vùng kín, nên thực hiện vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục. Sau khi đại tiện hoặc tiểu tiện chị em cần vệ sinh theo hướng từ trước ra sau.
Vệ sinh vùng kín đúng cách để giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Trong thời gian nhận thấy bản thân có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cần hạn chế hai việc:
-
Tắm bồn: Đây là hoạt động bất lợi cho cơ thể và dễ khiến vi khuẩn lây lan mạnh hơn. Chị em cần thực hiện tắm rửa bằng vòi hoa sen cho đến khi chữa trị dứt điểm hoàn toàn bệnh tiết niệu.
-
Không sử dụng các sản phẩm thuốc xịt vùng kín, tránh các loại xà phòng nhiều bọt hoặc có mùi thơm.
Chọn đúng biện pháp tránh thai
Tùy theo cơ địa mà nữ giới có thể chọn phương pháp tránh thai phù hợp. Tuy nhiên, khi bản thân đang có nguy cơ nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, các loại màng ngăn âm đạo hoặc bao cao su có thể gây kích ứng, tăng sự phát triển của vi khuẩn. Trong thời gian này nữ giới cũng nên hạn chế tối đa việc quan hệ tình dục vì việc này có khả năng lây lan vi khuẩn sang cho người còn lại.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Thời điểm cơ thể đang có nguy cơ viêm nhiễm hoặc đã bị viêm nhiễm hệ tiết niệu là quãng thời gian sức khỏe của chị em giảm sút rõ rệt. Vì thế cần chú ý uống đủ lượng nước được khuyến cáo mỗi ngày. Lưu ý rằng khi uống nước chúng ta nên thực hiện uống theo từng ngụm vừa phải thay vì một hơi.
Uống đủ nước là cách giảm nguy cơ bị viêm nhiễm niệu đạo
Các loại thực phẩm giàu chất xơ, có lợi cho nội tiết tố như rau củ quả, đậu nành, các chế phẩm từ sữa rất có lợi cho sức khỏe và sự phục hồi trong giai đoạn này. Chị em nên bổ sung chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày vừa để giữ dáng, đẹp da vừa để tránh bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhé!
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vừa cung cấp các thông tin tổng quan nhất liên quan đến vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu và cách phòng tránh hiệu quả. Nếu nhận thấy bản thân đang có nguy cơ cao mắc nhóm bệnh này thì các bạn nên khẩn trương đến cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ với chúng tôi theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn.