Chế độ dinh dưỡng tốt là vô cùng quan trọng với tất cả mọi người đặc biệt là người nhiễm virus HIV. Vậy cần phải bổ sung những loại vitamin và khoáng chất nào giúp nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết.
22/05/2020 | Có nên giảm cân bằng chế độ ăn low carb? 22/05/2020 | Ăn gì khi bị xơ gan? 21/04/2020 | Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
1. Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và người nhiễm virus HIV
HIV tấn công và phá hủy hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại sự nhiễm trùng. Đặc biệt những người nhiễm HIV sử dụng kết hợp các loại thuốc điều trị HIV mỗi ngày. Thuốc HIV ngăn ngừa HIV phá hủy hệ thống miễn dịch. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cho người nhiễm HIV khỏe mạnh.
Một chế độ ăn uống lành mạnh là chế độ cung cấp đủ các loại dinh dưỡng thiết yếu, đa dạng nhóm thực phẩm. Từ đó, cơ thể có nhiều năng lượng sẽ giúp những người nhiễm HIV duy trì cân nặng khỏe mạnh và hấp thụ tốt thuốc điều trị HIV.
Có sáu chất dinh dưỡng thiết yếu cần bổ sung cho cơ thể như:
- Protein xây dựng cơ bắp và hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.
- Carbohydrate (bao gồm tinh bột và đường) cung cấp năng lượng.
- Chất béo cung cấp cho cơ thể thêm nhiều năng lượng.
- Vitamin điều hòa các quá trình trong cơ thể.
- Khoáng chất điều chỉnh các quá trình chuyển hóa của cơ thể và cũng tạo nên các mô.
- Nước cung cấp chất khoáng, vận chuyển các dinh dưỡng thiết yếu để nuôi tế bào.
Người nhiễm HIV có hệ thống miễn dịch kém cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng
2. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người nhiễm virus HIV
2.1 Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Một số người nhiễm virus HIV cần ăn nhiều calo mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng giảm cân. Bạn không nên dựa vào dấu hiệu cảm thấy đói hay thèm ăn thì mới ăn uống. Bởi có nhiều trường hợp, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc chán ăn. Nếu đây là trường hợp bạn đang gặp phải thì cần liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, kích thích ăn uống, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2. 2 Ăn nhiều Carbohydrate
Carbohydrate cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Bạn có thể dễ dàng bổ sung qua các loại thực phẩm như: bánh mì, mỳ ống, cơm, ngũ cốc, khoai tây,…
Carbohydrate có các hình thức khác nhau. Carbohydrate đơn giản dễ tiêu hóa hơn nhưng có thể khiến lượng đường trong máu tăng mạnh. Carbohydrate đơn giản bao gồm đường (được tìm thấy trong đồ ngọt, nước ngọt), gạo trắng và bột mì trắng. Chúng cũng có thể xuất hiện trong trái cây và sữa.
Carbohydrate phức tạp (còn gọi là tinh bột) cần nhiều thời gian hơn để cơ thể tiêu hóa và thường chứa nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng so với carbohydrate đơn giản. Carbohydrate phức tạp bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu (các loại đậu), rau có tinh bột như ngô và khoai tây và gạo lứt. Bởi vì chúng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, carbohydrate phức tạp không làm cho lượng đường trong máu tăng mạnh như carbohydrate đơn giản.
Ăn đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống lành mạnh
2.3 Ăn nhiều protein để chống mất cơ bắp
Protein giúp cơ thể xây dựng và duy trì cơ bắp. Trong thời gian bị nhiễm trùng, protein được lưu trữ trong cơ bắp có thể bị đốt cháy để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều này có thể dẫn đến mất cơ bắp (còn được gọi là lãng phí cơ bắp).
Điều quan trọng là phải cố gắng ăn ít nhất ba phần protein mỗi ngày. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein vào bữa ăn hàng ngày bao gồm: Thịt nạc (bao gồm thịt bò, thịt gà và thịt lợn), cá, phô mai, sữa chua, trứng, các loại đậu,…
Một số nguồn protein động vật có thể chứa nhiều chất béo bão hòa và nên được sử dụng ở mức độ vừa phải. Đặc biệt nếu bạn bị tăng cholesterol hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim.
2.4. Chất xơ, nước, trái cây và rau quả tốt cho sức khỏe đường ruột
Cơ thể bạn cần một đường ruột khỏe mạnh để có được các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm, chất bổ sung và thuốc. Thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Bao gồm các: yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu xanh, đậu, hoa quả và rau,…
Uống nhiều nước, nước ép, trái cây tươi và rau quả có thể giúp bạn tiêu hóa và loại bỏ chất thải qua nước tiểu và phân. Không những thế nó còn giúp giảm tác dụng phụ của thuốc.
Bổ sung nhiều đạm hỗ trợ tăng cơ, giảm cân
2.5 Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để giảm viêm
Người nhiễm virus HIV nên tích cực ăn các loại thực phẩm có thể giúp giảm viêm. Bao gồm các loại rau lá xanh như củ cải, cải xoăn và rau bina, bông cải xanh, rau cần tây, các loại cá, trái cây (việt quất, anh đào, dứa và dâu tây), các loại hạt (hạnh nhân, quả óc chó), dầu ô liu, các loại gia vị,…
Những người nhiễm HIV cần nhiều vitamin hơn để xây dựng và sửa chữa mô. Bởi không phải lúc nào cơ thể cũng có thể nhận được tất cả các vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) từ thực phẩm bạn ăn. Nếu không nhận được đầy đủ vi chất dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề như thiếu máu.
3. An toàn thực phẩm đối với người nhiễm virus HIV
Bởi vì HIV gây tổn hại cho hệ thống miễn dịch, nên ngộ độc thực phẩm có thể nghiêm trọng và thời gian lâu khỏi hơn so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Thực hiện các hướng dẫn an toàn thực phẩm làm giảm nguy cơ mắc các bệnh từ thực phẩm.
Điều rất quan trọng để bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng hoặc nguy cơ mắc các bệnh từ thực phẩm nên thực hiện:
- Rửa tay trước khi chuẩn bị hoặc ăn thức ăn.
- Rửa tất cả các loại trái cây và rau quả cẩn thận.
- Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín hoặc các loại gỏi.
- Sử dụng nước đóng chai hoặc nước lọc nếu nguồn nước công cộng không hoàn toàn an toàn.
Luôn vệ sinh sạch sẽ các loại thực phẩm trước khi nấu chín
Bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh thì không thể bỏ qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Liên hệ ngay theo hotline 1900 56 56 56 để nhận được tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ tư vấn viên của MEDLATEC. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng đặt lịch thăm khám nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian chờ đợi, xếp hàng như các bệnh viện công mà vẫn đảm bảo kết quả chính xác.