Bác sĩ chỉ rõ các con đường lây nhiễm của virus HIV | Medlatec

Bác sĩ chỉ rõ các con đường lây nhiễm của virus HIV

Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS vẫn là nỗi sợ của con người do hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Bệnh khiến cơ thể suy giảm miễn dịch nghiêm trọng và người bệnh dễ bị tổn thương do tác nhân gây bệnh thông thường. Chúng ta có thể bị lây nhiễm virus HIV và mắc bệnh nếu không bảo vệ bản thân tốt. Muốn phòng ngừa hiệu quả, mỗi người cần hiểu rõ những con đường lây nhiễm của virus HIV.


09/08/2022 | Dịch vụ xét nghiệm HIV tại nhà: Đơn giản, tiện lợi, độ chính xác cao
03/06/2022 | Xét nghiệm Elisa HIV - những thông tin không nên bỏ qua
06/03/2022 | Trẻ em nhiễm HIV - những vấn đề cha mẹ cần lưu ý

1. Con đường lây nhiễm của virus HIV

HIV là một loại virus có thể gây bệnh ở người thông qua tấn công làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Vì thế mà người bệnh nhiễm HIV thường tử vong do biến chứng từ các bệnh thông thường. HIV giai đoạn đầu thường chưa gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng, khi triệu chứng rõ ràng thì thường bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối, nguy cơ nhiễm trùng cơ hội rất cao.

Virus HIV chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục

Virus HIV chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục

Virus HIV thường được biết đến là loại virus lây truyền qua đường tình dục song thực tế có nhiều con đường lây nhiễm khác. Muốn phòng ngừa hiệu quả thì mọi người cần nắm rõ những con đường gây lây nhiễm virus HIV.

1.1. Lây nhiễm virus HIV qua đường máu

Ở người nhiễm bệnh, virus HIV tồn tại nhiều trong máu, kể cả máu toàn phần hay các chế phẩm từ máu như huyết tương, tiểu cầu, các yếu tố đông máu, hồng cầu,... Ngoài truyền máu, người bệnh có thể lây HIV cho người lành bằng đường máu thông qua các dụng cụ xuyên chích qua da như:

  • Dùng chung các loại kim châm cứu, kim xăm trổ, xăm mày, lưỡi dao cạo râu, các dụng cụ xăm lông mi,...

Dùng chung bơm kim tiêm có thể gây lây nhiễm HIV

Dùng chung bơm kim tiêm có thể gây lây nhiễm HIV

  • Sử dụng chung bơm kim tiêm, đặc biệt là những người tiêm chích ma túy.

  • Dụng chung các vật dụng phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh,... chưa được tiệt khuẩn đúng cách.

  • Dùng chung bàn chải đánh răng có dính máu của người bệnh.

  • Lây truyền trực tiếp qua máu khi người lành tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh thông qua vết thương hở trên da hoặc niêm mạc bị trầy xát.

  • Lây truyền qua đường truyền máu, cấy ghép mô tạng,... từ người nhiễm HIV sang người lành.

1.2. Lây nhiễm HIV qua đường tình dục

Đây là con đường lây nhiễm HIV phổ biến hiện nay, virus có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành qua tất cả các hình thức quan hệ như: dương vật - hậu môn, dương vật - miệng, dương vật - âm đạo,... Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm qua mỗi hình thức quan hệ tình dục là khác nhau, trong đó nguy cơ lây nhiễm cao nhất là quan hệ qua đường hậu môn, thấp nhất là qua đường miệng. 

Virus HIV có thể lây nhiễm qua tất cả hình thức quan hệ tình dục

Virus HIV có thể lây nhiễm qua tất cả hình thức quan hệ tình dục

Nguyên nhân là do virus HIV tồn tại trong dịch thể của người bệnh, ngoài máu còn có trong dịch tiết sinh dục của cả nam và nữ giới. Khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, virus HIV sẽ thông qua dịch tiết xâm nhập vào cơ thể người lành, khiến họ nhiễm HIV.

1.3. Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Nếu mẹ nhiễm virus HIV hoàn toàn có thể lây nhiễm sang con, tỷ lệ lây nhiễm cao nếu không có biện pháp ngăn ngừa. 

Lây nhiễm HIV khi mang thai

Để nuôi dưỡng thai nhi, máu mẹ sẽ được truyền trực tiếp cho thai thông qua rau thai. Trong máu này cũng chứa virus HIV nên cũng khiến thai nhi nhiễm bệnh từ sớm.

Lây nhiễm HIV khi sinh

Virus HIV có trong dịch tử cung, dịch âm đạo và cả nước ối của mẹ, trong quá trình sinh nở virus từ các loại dịch này có thể xâm nhập vào trẻ thông qua hậu môn, mũi, mắt hoặc xây xát khác trên cơ thể trẻ. 

Lây nhiễm HIV khi cho con bú

Khi mẹ cho trẻ bú, HIV có thể có mặt trong sữa hoặc qua tổn thương ở núm vú của mẹ xâm nhập vào cơ thể trẻ, đặc biệt khi trẻ đang có tổn thương miệng hoặc đường hô hấp.

đường lây nhiễm của virus hiv

Virus HIV có thể lây từ mẹ sang con

Như vậy, virus HIV có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khi người lành tiếp xúc trực tiếp qua vết thương hở với máu người bệnh hoặc dịch tiết sinh dục. Các trường hợp tiếp xúc qua nước bọt hay vật dụng cá nhân, ăn uống thông thường sẽ không gây lây nhiễm.

2. Nhiễm HIV ở giai đoạn nào có thể lây nhiễm?

Bệnh HIV/AIDS tiến triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có triệu chứng bệnh và ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe. Về khả năng lây nhiễm, các chuyên gia cho biết người nhiễm HIV ở bất cứ giai đoạn nào cũng có thể lây nhiễm cho người khác.

2.1. Giai đoạn sơ nhiễm HIV

Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn cửa sổ, kéo dài từ 1 - 2 tháng kể từ khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể. Các bệnh nhân thường chưa có triệu chứng rõ ràng do virus đang trong quá trình di chuyển, tăng nhanh số lượng. Cuối giai đoạn này khi cơ thể đã sinh ra kháng thể đặc hiệu kháng HIV, người bệnh mới xét nghiệm phát hiện dương tính.

2.2. Giai đoạn HIV nhiễm trùng không triệu chứng

 Virus HIV ở giai đoạn này vẫn đang phát triển mạnh, đã tấn công tiêu diệt lượng nhỏ bạch cầu nhưng chưa gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng thường kéo dài từ 5 - 10 năm rồi dần chuyển sang giai đoạn mạn tính.

2.3. Giai đoạn HIV có liên quan đến AIDS

Từ giai đoạn này trở đi, virus HIV tấn công mạnh và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe khiến người bệnh yếu dần, có nhiều triệu chứng viêm nhiễm như: viêm hầu họng, viêm miệng, viêm xoang, viêm amidan,... Giai đoạn này kéo dài khoảng vài tháng đến vài năm, khiến hệ miễn dịch suy giảm nhanh chóng.

Khi nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, người bệnh bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng

Khi nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, người bệnh bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng

2.4. Giai đoạn AIDS

Đây là giai đoạn cuối cùng khi nhiễm HIV gây ra, gây triệu chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng như: sụt cân nhanh, nổi hạch toàn thân, tiêu chảy kéo dài,... Các biến chứng bệnh thông thường có thể khiến người bệnh tử vong như: viêm phổi, viêm ruột,...

Hiểu về đường lây nhiễm của virus HIV sẽ giúp bạn chủ động các biện pháp phòng ngừa bệnh bởi đây vẫn là căn bệnh nguy hiểm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ động phòng ngừa bệnh là biện pháp quan trọng hàng đầu. Trong đó, thực hiện đời sống tình dục lành mạnh chung thủy, chỉ truyền máu khi cần thiết, sử dụng vật dụng y tế được tiệt trùng sạch sẽ tại cơ sở y tế uy tín,... là những biện pháp cơ bản và cần thiết nhất.

Nếu nghi ngờ mắc bệnh mà ngại đến các cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm, bạn có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại nhà tiệc lợi của MEDLATEC.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế rất đáng tin cậy trong lĩnh vực xét nghiệm. Không chỉ triển khai những dịch vụ khám chữa bệnh trực tiếp tại nhiều chi nhánh trên toàn Hệ thống Y tế MEDLATEC, MEDLATEC còn cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà tiện lợi, trong số các danh mục xét nghiệm tại nhà bao gồm cả xét nghiệm HIV.

Chính vì thế, nếu có nhu cầu xét nghiệm HIV tại nhà, bạn nên sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC. Dưới đây là một số ưu điểm vượt trội của MEDLATEC: 

  • Sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đại chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP của Hoa Kỳ, đảm bảo cho kết quả chính xác trong thời gian ngắn.

  • Kỹ thuật viên lấy mẫu được đào tạo bài bản, đảm bảo lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu đúng quy định.

  • Khi có kết quả, bệnh nhân sẽ được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng sức khỏe từ các bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm.

  • Bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng.

  • Chi phí xét nghiệm hợp lý, giá xét nghiệm tại nhà bằng với giá xét nghiệm tại bệnh viện, chỉ phụ thu thêm 10.000 đồng chi phí đi lại và trả kết quả tận nơi.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp