Sốt phát ban do virus gây ra với những dấu hiệu phổ biến là sốt cao và các nốt ban đỏ trên da. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không và trường hợp người lớn bị sốt phát ban kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
09/11/2022 | Sốt phát ban ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? 08/11/2022 | Những điều cần biết về sốt phát ban ở người lớn 31/05/2022 | Kinh nghiệm phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết cha mẹ nên nắm rõ 11/05/2022 | Bác sĩ giải đáp: Sốt phát ban ở người lớn nên kiêng gì để nhanh bình phục?
1. Sốt phát ban và những biểu hiện không thể bỏ qua
Trước khi tìm hiểu về sốt phát ban kiêng gì, chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ về triệu chứng nhận biết bệnh. Sau khi nhiễm virus, bệnh nhân có thể ủ bệnh trong khoảng từ 1 đến 2 tuần. Sau khoảng thời gian ủ bệnh này, những triệu chứng sẽ xuất hiện vào thời kỳ khởi phát. Một số biểu hiện cụ thể như sau:
Sốt cao là một dấu hiệu điển hình của sốt phát ban
- Sốt cao: Trước khi sốt, bệnh nhân có thể mắc phải một số triệu chứng như đau đầu, sổ mũi, viêm kết mạc, ho,... Sốt thường kéo dài liên tục và trội thành những cơn sốt cao hoặc rất cao, nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C hoặc hơn, có thể hạ sốt hoặc không hạ khi dùng các thuốc hạ sốt thông thường.
-Nổi ban đỏ trên da: Thời gian đầu, những nốt này có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, càng về sau thì những nốt ban này càng đậm màu và không nổi hẳn lên bề mặt da.
Tình trạng nổi ban đỏ có thể xảy ra trên tất cả vùng da của cơ thể. Đối với các trường hợp nhẹ, nốt ban chỉ tồn tại khoảng vài tiếng hoặc tồn tại trong vòng một ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng hơn, nốt ban đỏ có thể kéo dài khoảng vài ngày.
- Do phản ứng của hệ miễn dịch nên bệnh nhân bị sốt phát ban còn có thể xảy ra tình trạng nổi hạch, sưng hạch, sưng quai hàm.
- Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số biểu hiện bất thường khác như: chán ăn, mệt mỏi,... Trong một số trường hợp sốt cao mà không được xử trí kịp thời có thể gây co giật, vô cùng nguy hiểm.
2.Sốt phát ban có đáng lo ngại không?
Các trường hợp bệnh nhẹ, chỉ sau khoảng vài ngày là bệnh có thể tự khỏi và ít có nguy cơ xảy ra biến chứng.
Nếu bệnh nhân sốt quá cao và sốt kéo dài cần đưa đến bệnh viện để khám và điều trị
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân bị sốt cao (có thể lên tới 40 độ C), không đáp ứng với thuốc hạ sốt, có thể gây ra tình trạng co giật, thở gấp, li bì, viêm não, viêm phổi, hôn mê sâu,... Do đó, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách để phòng ngừa tối đa nguy cơ biến chứng.
Những trường hợp dưới đây thì cần được đưa tới cơ sở y tế để điều trị:
- Sốt cao đến 40 độ C và kéo dài
- Người bệnh ăn uống rất khó khăn và có thể kèm theo triệu chứng nôn mửa.
- Thở khó khăn, đôi khi có biểu hiện nghẹt thở.
- Người bệnh bị co giật.
- Đi ngoài ra máu.
3. Kiêng gì để nhanh khỏi sốt phát ban?
Với thắc mắc “sốt phát ban kiêng gì để nhanh khỏi”, các chuyên gia giải đáp như sau:
- Về thói quen sinh hoạt: Bệnh nhân cần kiêng những điều sau:
+ Khi bị bệnh, bạn không nên sinh hoạt trong những không gian ẩm ướt, ngột ngạt để tránh tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn và đồng thời phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Không nên gãi khi bị sốt phát ban
+ Những nốt ban trên da có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa. Tuy nhiên, bạn không nên gãi để tránh làm trầy xước da, hạn chế nguy cơ xuất hiện những vết thương hở để tránh vi khuẩn tấn công vào da và gây nhiễm trùng da. Nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
+ Lưu ý khi tắm: Quan điểm kiêng tắm khi sốt phát ban là sai lầm. Ngược lại, thời điểm này bạn cần chú ý nhiều hơn đến việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế hoạt động của vi khuẩn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý tắm đúng cách như sau: Tắm bằng nước ấm, tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh, nên tắm nhanh, tránh tắm quá lâu và sau khi tắm thì cần dùng khăn mềm để lau khô người trước khi mặc quần áo.
+ Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Trong thời gian này, cơ thể người bệnh rất yếu do hệ miễn dịch hoạt động kém. Chính vì thế, nếu tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, vi khuẩn sẽ tấn công vào cơ thể người bệnh một cách dễ dàng khiến cho tình trạng sức khỏe của người bệnh càng thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lưu ý không tiếp xúc với các loại hóa chất hay chất tẩy rửa,...
- Không nên mặc quần áo quá chật vì làn da của người bệnh đang rất nhạy cảm. Mặc quần áo quá chật, quá bó sát có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và khiến triệu chứng bệnh càng nặng hơn.
Kiêng ăn thực phẩm cay nóng khi đang bị sốt phát ban
- Về chế độ ăn: Trong quá trình bổ sung dinh dưỡng, bệnh nhân sốt phát ban cũng cần kiêng một số thực phẩm sau:
+ Kiêng ăn trứng: Tuy có chứa nhiều dinh dưỡng nhưng trứng lại rất khó tiêu, gây nóng trong và không tốt với những trường hợp bệnh nhân đang bị sốt cao.
+ Với thắc mắc “sốt phát ban kiêng gì” thì những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng là một câu trả lời chính xác. Nguyên nhân là vì những thực phẩm này có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến dạ dày và khiến bệnh nhân khó hạ sốt hơn, từ đó quá trình điều trị bệnh cũng khó khăn hơn.
+ Kiêng uống nước lạnh và các loại nước uống có gas để tránh bị sốc nhiệt và ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài những điều cần kiêng và hạn chế, bệnh nhân cũng cần nghỉ ngơi, bổ sung thực phẩm nhiều dinh dưỡng để bệnh nhanh khỏi.
Nếu bạn đang băn khoăn về một cơ sở y tế uy tín thì Hệ thống Y tế MEDLATEC là một gợi ý hữu ích. Đội ngũ bác sĩ của MEDLATEC có chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại đảm bảo kết quả nhanh chóng, chính xác. Mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm.