Ngồi lâu bị tê chân là do mắc bệnh gì? Làm thế nào để hết bị tê chân? | Medlatec

Ngồi lâu bị tê chân là do mắc bệnh gì? Làm thế nào để hết bị tê chân?

Xuất hiện tình trạng chân bị tê có thể chỉ đơn giản là trạng thái do cơ thể mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, hoặc đôi lúc tình trạng này cũng sẽ là dấu hiệu nhận biết nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy bạn có thể bị bệnh gì khi có triệu chứng tê chân, đặc biệt khi ngồi lâu bị tê chân? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé!


29/01/2021 | Lý giải triệu chứng khi bị tê chân và làm thế nào để chấm dứt nó?
29/01/2021 | Cảnh báo tình trạng sức khỏe khi thường xuyên bị tê chân tay khi ngủ
29/01/2021 | Bị tê chân tay có nguy hiểm không? Đối tượng dễ mắc là những ai?

1. Các triệu chứng tê chân?

Bàn tay và bàn chân là những vùng cơ thể dễ bị xuất hiện triệu chứng tê bì do nhiều tác động ngoại cảnh cũng như biến chứng của bệnh lý nền gây ra. Thông thường làn da ở tay chân đều rất nhạy cảm, có thể xác định được các hiện tượng bất thường một cách nhanh chóng. Ví dụ như: Khi bàn chân vô tình đạp phải vật sắc nhọn sẽ có cảm giác bị đau và nhấc chân ra ngay, hay trường hợp đưa tay vào gần vật nóng sẽ gây cảm giác khó chịu buộc phải rụt tay lại,... 

Các tế bào có trên da và hệ thống các dây thần kinh ở chân và tay sẽ phát hiện các tác nhân gây hại cho cơ thể và lập tức báo tin cho não bộ và sau đó não bộ sẽ đưa ra các biện pháp xử lý rất nhanh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chân tay bị tê bì do một nguyên nhân nào đó khiến cho hệ thống các dây thần kinh phát hiện tác nhân có thể tạm thời bị ngừng hoạt động, bàn chân bàn tay mất cảm giác.

Triệu chứng bị tê chân có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý hoặc do nhiều yếu tố tác động cùng lúc:

Nguyên nhân sinh lý: 

Cơ thể ít vận động khiến hệ thống các dây thần kinh bị trì trệ, đặc biệt là những vùng cách xa tim và não bộ như bàn tay, bàn chân. Thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu bia khiến cho hệ thần kinh phân tích cảm giác bị rối loạn. Do chấn thương từ việc va chạm mạnh hoặc hậu chấn thương. Ngồi lâu bị tê chân, đứng lâu cũng có thể bị tê chân hay thậm chí tư thế ngủ sai cách cũng sẽ gây ra tình trạng tê chân.

Ngồi lâu bị tê chân có thể là do uống quá nhiều rượu bia

Bị tê chân có thể là do uống quá nhiều rượu bia

Nguyên nhân tê chân do mắc bệnh: 

Đây được coi là dấu hiệu nhận biết rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng hoặc hậu biến chứng do có tiền sử mắc bệnh. Một số bệnh lý có triệu chứng liên quan đến tình trạng tê chân phải kể đến như: Bệnh đau dây thần kinh tọa, bệnh thoát vị đĩa đệm, động mạch ngoại biên, đau xương khớp, hội chứng ống cổ chân, bệnh đái tháo đường, xuất hiện các khối u ác tính,...

Tình trạng tê chân có thể không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm cho tình hình sức khỏe chúng ta bởi chúng có thể xuất hiện do việc sinh hoạt hàng ngày chưa đúng cách và thường sẽ mất đi ngay sau khi phát hiện một lúc. Tuy nhiên, cũng nhiều người gặp phải tình trạng tê chân một cách bất thường do đang mắc phải các bệnh lý khá nguy hiểm cần được điều trị sớm nhất có thể. Chính vì vậy, nếu bạn bị tê chân và thường kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì hãy liên hệ ngay tới các y bác sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ tốt nhất.

Tê chân thường là do ảnh hưởng đến hệ thần kinh cho nên các triệu chứng sau đây cần được người bệnh quan tâm hơn cả:

  • Người bệnh bị tê chân quá lâu mà không hết, thậm chí tình trạng này còn có thể kéo dài đến vài ngày, vài tuần gây ra nhiều khó chịu.

  • Ngồi lâu bị tê chân kèm cảm giác mỏi chân, nhiệt độ chân thay đổi, màu sắc thay đổi,...

  • Người bệnh thường bị chứng hay quên hoặc thường nhầm lẫn lung tung.

  • Chóng mặt buồn nôn, nôn mửa,...

  • Rối loạn đại tiện và tiểu tiện, đôi lúc xuất hiện tình trạng khó tiểu hay tiểu rắt.

  • Các đầu ngón chân có thể bị sưng tấy, đau nhức.

  • Huyết áp bị tăng đột ngột kèm biểu hiện đau tức ngực, đau đầu, khó thở,... 

  • Chán ăn, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, đầu óc hay căng thẳng, nóng giận nhiều,...

Mặc dù tình trạng chân bị tê không phải là một dạng triệu chứng bệnh điển hình thế nhưng người bệnh cũng nên chú ý hơn về các triệu chứng có thể đi kèm như trên để kịp thời ứng phó với những căn bệnh nguy hiểm nhất.

Tình trạng ngồi lâu bị tê chân nếu xuất hiện cùng các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt thì nguy cơ do bệnh lý gây ra rất cao

Tình trạng ngồi lâu bị tê chân nếu xuất hiện cùng các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt thì nguy cơ do bệnh lý gây ra rất cao

2. Ngồi lâu bị tê chân có cần phải chữa trị? Phòng ngừa triệu chứng tê chân như thế nào?

Tình trạng tê chân nếu được phát hiện ngay và tìm hiểu được nguyên nhân gây ra là do các tác nhân sinh lý thì không cần thiết phải điều trị mà chỉ cần thay đổi các thói quen sinh hoạt, điều tiết lại chế độ ăn uống hay thay đổi tư thế,... Tuy nhiên, người bệnh cũng nên theo dõi thêm để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường có nguy cơ do bệnh gây ra.

Trường hợp ngồi lâu bị tê chân xảy ra thường xuyên, các triệu chứng bệnh khác cũng xuất hiện thì việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý là điều cần thiết. Các bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu mà người bệnh bị tê chân cung cấp để từ đó tiến hành khám và làm các xét nghiệm cần thiết nếu nghi ngờ có nguy cơ mắc bệnh. Tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành khám bệnh khác nhau như: Xét nghiệm máu nếu có triệu chứng bệnh tiểu đường, hay chụp x-quang, nội soi,...

Phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng tê chân như thế nào?

Phòng ngừa: Bổ sung lượng dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có chứa nhiều thành phần giúp tăng cường lưu thông máu và hệ thần kinh khỏe mạnh; Hạn chế sử dụng quá nhiều rượu bia hay các chất kích thích khác; Chú ý thói quen sinh hoạt như tư thế đứng ngồi đúng cách, hạn chế ngồi lâu một tư thế, tăng cường tập thể dục thể thao tránh tình trạng các cơ khớp bị yếu kém,... Chữa trị triệt để các bệnh lý liên quan có thể gây tê chân, đặc biệt là những bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh,...

Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp lưu thông máu để phòng ngừa tình trạng tê chân

Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp lưu thông máu để phòng ngừa tình trạng tê chân

Cải thiện tình trạng tê chân: Mát xa bàn chân nhẹ nhàng, có thể chườm ấm nóng để làm giảm nhanh triệu chứng tê chân, bổ sung nước cho cơ thể,... Trong một vài trường hợp tê chân do bệnh lý thì người bệnh cũng sẽ được chỉ định một số loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng tê chân.

Quý bạn đọc cần thêm các thông tin hữu ích khác về tình trạng tê chân hoặc có nghi ngờ cơ thể đang có những dấu hiệu bất thường thì hãy liên hệ ngay tới bệnh viện đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ tốt nhất. Tổng đài của viện là 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp