Nghệ đỏ tập trung hàm lượng cao Curcumin. Cụ thể, Curcumin trong loại nghệ này cao hơn khoảng 400% so với loại nghệ vàng thông thường. Thế nhưng nếu xét về mặt năng suất, nghệ đỏ lại kém năng suất hơn so với nghệ vàng. Chính vì thế giá thành của nghệ đỏ hiện tương đối cao.
11/03/2023 | Nghệ đen: 5 kiến thức cần biết trước khi sử dụng 01/11/2022 | 4 cách chữa rạn da sau sinh bằng nghệ an toàn - hiệu quả 17/08/2022 | 9 công dụng thần kỳ của tinh bột nghệ đối với sức khỏe 03/11/2021 | Mách bạn một số mẹo trị mụn bằng tinh bột nghệ cần ghi nhớ ngay!
1. Giới thiệu chung về cây nghệ đỏ
Nghệ đỏ thuộc nhóm thực vật Zingiberaceae. Loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như uất kim, khinh lương.
1.1. Đặc điểm hình thái
Muốn phân biệt nghệ đỏ với giống thực vật khác, bạn trước tiên cần nắm rõ đặc điểm hình thái cơ bản nhất. Cụ thể như:
-
Phần thân: Mỗi cây nghệ đỏ đến giai đoạn trưởng thành đạt chiều cao trung bình từ 60cm đến 100 cm. Tinh nghệ thuộc kiểu thân cỏ, cấu thành từ hệ thống bẹ lá bao quanh.
-
Phần củ: Hình dáng dạng dẹt hoặc hình trụ. Khi cắt đôi, bạn dễ nhận thấy phần bên trong của củ nghệ là màu cam sẫm, hơi ngả sang màu đỏ.
-
Phần lá: Hình dáng tương tự như trái xoan, phần đầu lá thon lại, cả mặt trên và mặt bên dưới đều rất nhẵn. Chiều dài trung bình của mỗi chiếc lá nghệ đỏ vào khoảng 45cm, chiều rộng tương ứng khoảng 18cm.
-
Phấn hoa: Mọc ra từ vị trí ngọn. Màu sắc hoa pha trộn giữa màu vàng, màu tím màu xanh lục. Trong đó, phần bông hoa là màu vàng, cánh hoa bao bọc dưới gốc là màu xanh hoặc hồng nhạt.
Hình ảnh cây nghệ đỏ trong thực tế
1.2. Phân bố
Khu vực tập trung chính của cây nghệ đỏ là tại vùng Đông Nam Á, Tây Nam Á. Bên cạnh nghệ vàng, nghệ đỏ đang được trồng khá nhiều tại Việt Nam.
Nghệ đỏ phân bố chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, Tây Nam Á
Giống cây này thích nghi tốt với điều kiện thời tiết nhiệt đới. Khi thời tiết chuyển sang mùa đông, toàn bộ phần thân lá gần như tiêu biến, phục vụ nuôi rễ. Cứ hết mùa đông, nghệ đỏ lại phát triển bình thường.
Theo nghiên cứu của các nhà thực vật học, nghệ đỏ sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20 độ C đến 25 độ. Loài thực vật này phát triển mạnh trên vùng đất cao ráo, không bị úng nước.
Nghệ đỏ tại Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung tại vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Đây là vùng sở hữu khí hậu lý tưởng cho nghệ đỏ sinh trưởng.
2. Tác dụng của nghệ đỏ với sức khỏe và làm đẹp
Hàm lượng Curcumin trong trồng nghệ đỏ lớn hơn nhiều so với nghệ vàng. Bột nghệ có thể sử dụng như bài thuốc phòng ngừa bệnh tật, bồi bổ sức khỏe và làm đẹp.
2.1. Giảm tình trạng viêm loét dạ dày
Tương tự như nghệ vàng, nghệ đỏ hay được sử dụng như một bài thuốc trị chứng viêm loét dạ dày. Tinh chất Curcumin trong loại củ này sẽ tham gia vào quá trình ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn, hỗ trợ làm lành vết loét trên niêm mạc dạ dày.
Bột nghệ đỏ rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Nhờ vậy mà triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng,... hầu như giảm rõ rệt nếu người bị viêm loét dạ dày sử dụng nghệ đỏ đúng cách.
2.2. Hỗ trợ chức năng hoạt động của gan
Vai trò chính của gan là tiết mật, duy trì hoạt động cho nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể. Thế nhưng trong một vài trường hợp, chức năng tiết mật của gan lại bị suy giảm.
Thành phần dưỡng chất trong nghệ đỏ kích thích khả năng tiết mật của gan. Từ đó, thúc đẩy hoạt động đào thải độc tố, nâng cao hiệu quả sản sinh tế bào mới, tái cấu trúc các hệ cơ quan.
2.3. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Hoạt chất Curcumin tìm thấy trong nghệ đỏ được xem như hợp chất "vàng" trong phòng ngừa ung thư. Cụ thể, Curcumin sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tác động vào tế bào gây ung thư, chặn quá trình lan rộng của chúng.
Curcumin tìm thấy trong nghệ đỏ hỗ trợ ngăn chặn tế bào gây ung thư phát triển
Nói chung, Curcumin trong cả nghệ đỏ và nghệ vàng đều có khả năng làm chậm lại tốc độ phát triển của tế bào gây ung thư. Nhờ vậy, người bệnh có thể kéo dài thêm thời gian sống, đáp ứng tốt hơn phác đồ điều trị.
2.4. Củng cố hàng rào miễn dịch
Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng hoạt chất Curcumin từ nghệ đỏ sẽ kích thích tăng cường hoạt động tạo mới tế bào miễn dịch. Chúng là thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống đỡ lại yếu tố gây bệnh.
Hàm lượng cao chất chống oxy hóa tìm thấy trong loại nghệ này giữ vai trò như đối kháng, chống lại gốc tự do, làm chậm phần nào quá trình lão hóa tự nhiên.
2.5. Làm đẹp da
Theo một số nghiên cứu khoa học đáng tin cậy, lượng Curcumin tìm thấy trong nghệ đỏ lớn hơn khoảng 400% so với Curcumin trong nghệ vàng.
Bột nghệ đỏ giúp làm đẹp da, loại bỏ yếu tố gây thâm nám
Từ lâu Curcumin nổi tiếng như một chất chống oxy hóa siêu mạnh, hỗ trợ cơ thể kháng cự lại gốc tự do. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng tham gia ngăn chặn hoạt động tổng hợp sản sinh melanin (yếu tố hàng đầu khiến làn da bị thâm sạm).
Bổ sung nghệ đỏ theo cả đường bôi ngoài da và đường uống chính là biện pháp đơn giản duy trì vẻ đẹp của làn da.
Bên cạnh tác dụng dưỡng trắng, hoạt chất Curcumin cũng hỗ trợ khá tích cực hoạt động tái tạo tế bào da, làm lành nhanh vết thương và sẹo thâm trên da.
3. Cách điều chế tinh bột nghệ đỏ
Bột nghệ đỏ đang được bày bán khá rộng rãi trên thị trường. Tuy vậy, nếu cảm thấy không tin tưởng với sản phẩm chế biến sẵn, bạn hãy mua nghệ đỏ tươi về và tự sơ chế tại nhà. Dưới đây là quy trình hướng dẫn chi tiết cách điều chế bột nghệ đỏ:
Bước 1: Bạn cạo sạch vỏ số nghệ đỏ cần điều chế thành bột rồi đem rửa lại cùng nước.
Bước 2: Cho nghệ đỏ vừa sơ chế vào trong máy xay sinh tố và chọn chế độ xay nhuyễn. Lưu ý trong quá trình xay, bạn cho thêm một chút nước.
Bước 3: Lọc sạch phần bã nghệ và chỉ giữ lại phần nước cốt.
Bước 4: Bạn tiếp tục để lắng nước nghệ trong khoảng 5 tiếng, cho đến khi bột nghệ chìm xuống đáy.
Bước 5: Gạn bỏ đi nước bên trên, giữ lại phần tinh bột lắng đọng phía dưới đáy.
Bước 6: Hòa thêm một chút nước vào tinh bột nghệ vừa thu được rồi đem đun sôi đến khi cạn nước.
Bước 7: Phơi khô bột nghệ dưới trời nắng hoặc sấy khô ở nhiệt độ trên 70 độ C và đem bảo quản tại nơi khô ráo.
4. Cần lưu ý gì khi sử dụng bột nghệ đỏ?
Bột nghệ đỏ mặc dù có nhiều tác dụng tốt nhưng nếu không sử dụng đúng cách bạn dễ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Trước khi dùng bột nghệ đỏ hay nghệ vàng, bạn đều phải chú ý tìm hiểu liều lượng và xác định xem mình có nằm trong đối tượng chống chỉ định hay không.
-
Sử dụng với liều lượng hợp lý: Mỗi ngày, bạn thủy nên dùng từ 1 đến 2 thìa cà phê bột nghệ đỏ.
-
Đối tượng chống chỉ định: Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, người bị thiếu máu, người sắp phẫu thuật, người bị sỏi mật, người bị chứng trào ngược dạ dày, người mắc tiểu đường hoặc huyết áp,... chính là một số nhóm đối tượng không nên dùng bột nghệ đỏ.
Trường hợp đang phải điều trị bằng thuốc, bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ điều trị nếu muốn dùng thêm bột nghệ đỏ.
Nghệ đỏ chứa hàm lượng Curcumin lớn hơn gấp 4 lần so với loại nghệ vàng thông thường. Sản phẩm từ bột nghệ đỏ được chứng minh là có khả năng phòng ngừa ung thư, điều trị viêm loét dạ dày, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp. Mong rằng bài viết trên đã cập nhật đến bạn thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích!