Khi được 6 tuần tuổi, thai nhi đang phát triển nhanh chóng để hoàn chỉnh phôi thai. Lúc này, con có kích thước khá nhỏ và chỉ có thể nhìn thấy được thông qua hình ảnh siêu âm. Vậy ngoài việc quan sát sự phát triển của con, thì siêu âm thai 6 tháng còn có ý nghĩa gì nữa?
01/09/2019 | Những điều mẹ bầu cần biết về siêu âm doppler thai 01/09/2019 | Siêu âm nhiều có hại không nên siêu âm bao nhiêu lần trong thai kỳ? 31/08/2019 | Các mốc thời gian siêu âm thai nhi mà mẹ bầu nên biết?
1. Thai nhi 6 tuần tuổi có nên đi siêu âm?
Thai nhi mới được 6 tuần tuổi, mẹ có nên đi siêu âm thai? Đây là câu hỏi của rất nhiều phụ nữ khi lần đầu mang thai. Khi được 6 tuần tuổi, phôi thai đã đạt kích thước đủ lớn để quan sát được trên siêu âm.
Tuy nhiên, kích thước phôi thai còn rất nhỏ.
Đây là thời điểm quan trọng giúp mẹ có thể biết được là con mình có đang phát triển bình thường hay không. Thông qua các kết quả siêu âm, bác sĩ cũng có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở con (nếu có) để có thể đưa ra cách xử lý phù hợp nhất.
2. Siêu âm thai 6 tuần tuổi bằng phương pháp gì?
Thông thường, thai nhi 6 tuần tuổi đã có thể vào tử cung, lúc này mẹ đã có thể nhìn thấy hình ảnh phôi thai thông qua các thiết bị khám siêu âm. Hiện nay, có 2 phương pháp siêu âm chủ yếu và đem lại kết quả chính xác:
Siêu âm qua đường bụng
Đây là phương pháp siêu âm cho phép mẹ nhìn thấy hình ảnh phôi ở trong buồng tử cung. Tuy nhiên, ở phương pháp siêu âm này, mẹ khó có thể thấy rõ được hình ảnh túi phôi có nhiều lớp mỡ, mô, cơ trên bụng mẹ nên rất khó để quan sát nếu máy siêu âm không đủ tốt và bàng quang không đủ nước tiểu.
Siêu âm đầu dò âm đạo
Đây là phương pháp được đánh giá có độ chính xác cao hơn so với phương pháp siêu âm thông thường. Đầu dò của thiết bị sẽ được đặt vào âm đạo của mẹ, thiết bị đầu dò sẽ phát ra các sóng âm và truyền vào tử cung của mẹ để xác định vị trí cũng như mức độ phát triển của con, sau đó rọi lại và hiển thị hình ảnh trên màn hình hiển thị.
Phương pháp siêu âm thai 6 tuần tuổi là siêu âm qua bụng và siêu âm đầu dò
Khi siêu âm thai 6 tuần tuổi, vì thai còn quá nhỏ nên sẽ có một vài chỉ số sẽ không xác định được. Tuy nhiên, những chỉ số xác định được khi siêu âm thai 6 tuần cũng đã có thể dự đoán được tình trạng phát triển của con.
Dưới đây là những chỉ số thai nhi ở tuần thứ 6:
Kích thước túi ối (Gestational Sac Diameter)
Đây là một trong những chỉ số được đo trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, thời điểm mà thai nhi còn chưa hình thành các cơ quan chức năng.
Chiều dài phôi (Crown rump length)
Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, chỉ số này cho biết thai được khoảng bao nhiêu tuần tuổi.
Thông thường tim thai có thể bắt đầu nghe được từ tuần thứ 7 và nhịp đập của con mạnh và trở nên rõ ràng hơn bắt đầu từ tuần thứ 12. Tuy nhiên, khi thai nhi ở tuần thứ 6, ống dẫn máu của một số bé gần như đã hoàn chỉnh và đang dần hình thành tim. Vì vậy, ở một số trường hợp, bé phát triển khỏe mạnh thì mẹ cũng đã có thể quan sát được nhịp tim của bé qua các thiết bị siêu âm.
Có một số chỉ số khi siêu âm thai khác nhưng ở tuần thứ 6 thai quá nhỏ, chưa theo dõi được là:
Chỉ số BPD (Biparietal diameter)
BPD còn được gọi là chỉ số về đường kính lưỡng đỉnh, thể hiện đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu của thai nhi.
Chỉ số FL (Femur length)
FL là chỉ số chiều dài xương đùi.
Chỉ số EFW(estimated fetal weight)
Chỉ số EFW còn gọi là chỉ số khối lượng thai ước đoán.
Chỉ số HC (Head circumference)
Đây là chỉ số thể hiện chu vi vòng đầu.
Chỉ số AC (Abdominal circumference)
Như đã nói ở trên, thai nhi 6 tuần tuổi còn rất nhỏ. Vì vậy, chưa thể đo được kích thước chu vi vòng đầu cũng như kích thước chu vi vòng bụng (Chỉ số AC).
Khi siêu âm thai 6 tuần tuổi, vì thai quá nhỏ nên một số chỉ số không chính xác
4. Hình ảnh của thai nhi 6 tuần tuổi
Thai nhi ở giai đoạn 6 tuần tuổi còn rất nhỏ, chưa rõ hình hài. Tuy nhiên là cũng đã có những sự phát triển rất nhiều so với những tuần đầu của thai kỳ. Hình ảnh của con tuy chưa rõ ràng, nhưng vẫn có thể quan sát thông qua các thiết bị siêu âm.
Con lúc này rất nhỏ. Kích thước của con lúc này khá nhỏ, từ đầu đến mông chỉ bằng hạt đậu. Các mô lúc này đã bắt đầu mọc ra ở trên đầu và hình thành các bộ phận như hàm, cằm, má.
5. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 6 tuần
Mang thai ở tuần thứ 6, đây là giai đoạn mẹ có những thay đổi rõ rệt về cả thể trạng lẫn cảm xúc. Đặc biệt, thời kỳ này, mẹ sẽ phải bắt đầu làm quen với những cơn ốm nghén, buồn nôn,…
Mang thai ở tuần thứ 6 là giai đoạn mẹ bắt đầu có những thay đổi rõ rệt cả về thể trạng lẫn cảm xúc
Những cơn ốm nghén chắc hẳn sẽ làm mẹ vô cùng khó chịu. Các mẹ hãy cố gắng lên nhé, có thể là sẽ phải hết tam cá nguyệt thứ nhất.
Không chỉ có những cơn ốm nghén khiến mẹ khó chịu, việc liên tục buồn tiểu cũng khiến mẹ rất khó chịu do lúc này tử cung của mẹ lớn hơn tạo ra áp lực lên bàng quang khiến mẹ buồn tiểu nhiều hơn.
Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn thai nhi được 6 tuần tuổi, tâm trạng và cảm xúc của mẹ sẽ thường xuyên thay đổi, thất thường. Những người chăm sóc phụ nữ đang mang thai cũng nên lưu ý những điều này để có thể thông cảm và chăm sóc cho mẹ bầu tốt hơn.
Siêu âm thai 6 tuần tuổi là một trong những cột mốc quan trọng giúp theo dõi sự phát triển của con yêu cũng như để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của con. Nếu mẹ bầu cần tư vấn thêm về vấn đề này, liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.