Nhiều người trong chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên không phải ai cũng đặc biệt lưu ý tới các triệu chứng đau dạ dày tá tràng hoặc có khi lại nhầm lẫn sang biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa khác. Vậy hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về chứng bệnh này thông qua bài viết dưới đây nhé!
16/12/2021 | Các triệu chứng của đau dạ dày cấp và cách xử lý dành cho người bệnh! 19/11/2021 | Cần làm gì khi bị đau dạ dày? Hiện tượng này do đâu mà ra? 04/11/2021 | Hướng dẫn và gợi ý chế độ ăn đơn giản cho người đau dạ dày
1. Thế nào là viêm loét dạ dày tá tràng?
Tình trạng các vết viêm loét xuất hiện trên niêm mạc của dạ dày và tá tràng là do lớp màng bảo vệ dạ dày bị tổn thương, bào mòn khiến cho lớp dưới của ruột bị lộ ra. Có nhiều yếu tố tác động làm xảy ra hiện tượng này, trong đó phải kể đến:
-
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori);
-
Bệnh nhân lạm dụng quá nhiều bia rượu và các chất kích thích;
-
Chế độ ăn uống bất hợp lý;
-
Thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu kéo dài;
-
Tác dụng phụ của thuốc kháng viêm không chứa Steroid;
-
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như thức quá khuya, ăn uống và nghỉ ngơi không đúng giờ giấc gây quá tải cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.
2. Các triệu chứng đau dạ dày tá tràng điển hình
Ở giai đoạn đầu thì bệnh không có nhiều biểu hiện rõ ràng, do đó nhiều bệnh nhân lầm tưởng đó chỉ là những cơn đau bụng bình thường. Chính vì thế mỗi người cần đặc biệt lưu ý tới những thay đổi dù nhỏ nhất như sau của cơ thể:
-
Hay bị ợ chua, ợ hơi, ở nóng rát ở cổ;
-
Khó tiêu, đau bụng và buồn nôn;
-
Vùng thượng vị đau âm ỉ, đau tức có khi đau theo từng cơn;
-
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn kém, da dẻ xanh xao.
Cần chú ý tới các thay đổi ở hệ tiêu hóa để đi thăm khám kịp thời
Các triệu chứng đau dạ dày tá tràng không phải lúc nào cũng xuất hiện cùng một thời điểm và nhiều người còn coi nhẹ căn bệnh này. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách thì bệnh rất dễ tiến triển thành thể mạn tính, nặng hơn là tổn thương dạ dày nghiêm trọng kéo theo biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, và có đến 5 - 10% trường hợp bị ung thư hóa.
3. Mách bạn một số cách đẩy lùi triệu chứng đau dạ dày tá tràng
3.1 Đi khám và thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa
Một khi đã xuất hiện các dấu hiệu ngầm cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm, không nên tự ý suy đoán và mua thuốc uống.
Dưới đây là một số phương pháp phổ biến hiện nay giúp xác định bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:
-
Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP, (nuôi cấy vi khuẩn, xét nghiệm mô học, test mở urea);
-
Sử dụng ống mềm trong nội soi dạ dày để quan sát trực tiếp ổ viêm loét. Qua đây sẽ giúp bác sĩ có thể đánh giá được mức độ tổn thương, đo đạc kích thước và xác định vị trí của ổ loét;
Người bệnh có thể sẽ được bác sĩ kê thuốc để kiểm soát các triệu chứng viêm dạ dày
Cần hết sức lưu ý rằng nếu điều trị bệnh viêm loét dạ dày tác tràng không đúng cách sẽ khiến cho người bệnh bị kháng thuốc. Bệnh không được điều trị triệt để còn dễ bị tái phát, phát triển thành mạn tính và kèm theo các biến chứng nghiêm trọng khác.
3.2. Luyện tập một chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học
Thuốc nhìn chung chỉ là yếu tố hỗ trợ kiểm soát triệu chứng đau dạ dày tá tràng, một điêu vô cùng quan trọng khác đó là bản thân người bệnh cũng cần thay đổi thói quen ăn uống sao cho phù hợp để bệnh không tiến triển nặng thêm.
Những thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày nên ăn:
-
Các loại rau xanh, củ quả tươi như củ cải, bắp cải, súp lơ, su hào,... chứa nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và vitamin có tác dụng nhanh làm liền các tổn thương có trong dạ dày;
-
Trứng, sữa để trung hòa lượng axit ở trong dịch vị dạ dày;
-
Khi nấu ăn thay vì mỡ động vật nên đổi sang các loại dầu chiết xuất từ thực vật như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hạt cải,...;
-
Những món ăn làm từ tinh bột dễ tiêu như xơm, cháo, bánh mì mềm, khoai tây, khoai lang luộc chín kỹ,...;
-
Uống nước ấm và ăn thêm các loại sữa chua lên men, nước ép trái cây tăng cường hệ miễn dịch;
-
Thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa như cá, thịt nạc hấp hoặc kho.
Một thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế sự phát triển của các ổ viêm loét dạ dày
Những thực phẩm người bị bệnh dạ dày không nên ăn:
-
Nên tránh xa các món ăn được chế biến sẵn, đồ nướng hoặc hun khói như xúc xích, dăm bông, lạp sườn,...;
-
Không nên tiêu thụ nhiều các món ăn chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán;
-
Kiêng ăn đồ cay nóng vì sẽ khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn;
-
Những món ăn dai và cứng như sụn, gân, rau có quá nhiều xơ (rau cần, rau già) cũng gây quá tải cho dạ dày;
-
Hạn chế ăn hành muối, cà muối, tiêu ớt và giấm tỏi;
-
Không ăn quả chua đặc biệt là lúc đói như cóc, xoài xanh, chanh, sấu,...;
-
Giảm lượng tiêu thụ các loại đồ uống như trà, nước ngọt có gas, cà phê đặc, rượu bia, tránh xa thuốc lá.
3.3. Xây dựng thói quen sinh hoạt và vận động lành mạnh
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nếu đang có một lịch sinh hoạt không khoa học thì nên tích cực thay đổi như ăn uống đúng giờ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức quá khuya (bất kể là mục đích làm việc hay giải trí). Đặc biệt sau khi ăn nên vận động nhẹ nhàng, không nên để bụng quá no hoặc quá đói.
Bên cạnh việc thay đổi lịch sinh hoạt, bệnh nhân cũng cần thực hiện một chế độ tập luyện thể dục thể thao lành mạnh. Việc này giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hệ tiêu hóa cũng nhờ đó mà khỏe mạnh hơn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám bệnh uy tín được hàng triệu lượt khách hàng ghé thăm định kỳ. MEDLATEC vinh dự được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng chỉ ISO 15189:2021 và đạt tiêu chuẩn CAP do Hiệp hội bệnh học Hoa Kỳ cấp - do đó khi đến với MEDLATEC, khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng dịch vụ tại đây.
Nếu gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bạn chỉ cần nhấc máy lên và liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56, tổ tư vấn của MEDLATEC luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa ngay hôm nay.