Tim mạch là một trong những cơ quan đặc biệt quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Chính vì vậy, người ta luôn quan tâm tới các chỉ số liên quan tới tim mạch để xác định xem cơ quan này có đang hoạt động tốt không? Trong đó, chúng ta nên hiểu và nắm được nhịp tim bình thường là bao nhiêu, dấu hiệu nào cho thấy bạn đang có trái tim khỏe mạnh?
05/09/2020 | Tìm hiểu nhịp tim bình thường - khi nào bạn nên đi khám bác sĩ? 03/09/2020 | Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Tình trạng này do nguyên nhân nào? 30/06/2020 | Tư vấn: Như thế nào là nhịp tim bình thường?
1. Nhịp tim là gì?
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc Nhịp tim bình thường là bao nhiêu, chúng ta cần biết nhịp tim là gì? Có thể nói, đây là chỉ số đáng được quan tâm, chúng phản ánh tình trạng sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng.
Nhịp tim hay chính là tốc độ nhịp tim, chúng được đo bằng số nhịp đập của tim trong mỗi phút. Đối với từng đối tượng, lứa tuổi khác nhau, chỉ số này có sự thay đổi nhất định.
Nhịp tim đo bằng số nhịp đập của trái tim trong vòng một phút.
Tất cả chúng ta nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tim mạch để nắm được tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, các vận động viên là đối tượng cần hiểu rõ vấn đề này bởi đặc thù công việc có liên quan mật thiết tới sức khỏe tim mạch.
2. Tốc độ nhịp tim bình thường là bao nhiêu?
Như đã phân tích ở trên, để theo dõi tình hình sức khỏe, bạn không thể bỏ qua việc kiểm tra nhịp tim. Vậy đối với người bình thường, trong vòng 1 phút, trái tim đập khoảng bao nhiêu lần?
Có thể nói, nhịp tim chuẩn được đo vào thời điểm cơ thể đang nghỉ ngơi hoàn toàn. Bởi vậy, lúc bạn vận động mạnh, cảm xúc thay đổi đột ngột, chỉ số này cũng sẽ thay đổi, tuy nhiên không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tùy vào từng độ tuổi khác nhau, nhịp tim bình thường sẽ dao động ở các mức độ khác nhau. Trong đó, đối với một người trưởng thành, chỉ số này rơi vào khoảng 60 - 100. Còn số lần tim đập trong một phút khi các vận động viên thể thao chuyên nghiệp nghỉ ngơi chỉ khoảng 40 lần.
Đối với người trưởng thành, nhịp tim bình thường dao động khoảng 60 - 100.
Song, nhịp đập quá chậm không phải lúc nào cũng tốt đâu nhé! Trong trường hợp bạn thấy nhịp tim đột nhiên chậm hơn bình thường, hãy đi kiểm tra sức khỏe kịp thời.
Khác với người lớn, nhịp tim của trẻ nhỏ thường nhanh hơn, tuổi càng nhỏ, số lần tim đập trong 1 phút càng nhanh. Các số liệu thống kê cho thấy, nhịp tim đập của trẻ sơ sinh có thể lên đến 120 - 160, của bé từ 7 - 12 tuổi là 75 - 110.
3. Cách đo nhịp tim đơn giản và hiệu quả
Như vậy, việc theo dõi nhịp đập của tim là vô cùng cần thiết, nhờ vậy bạn sẽ nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân kịp thời. Mỗi chúng ta nên biết cách đo nhịp tim bình thường như thế nào?
Thông thường, người ta thường đo mạch đập, từ đó xác định nhịp tim của mình. Bạn cần phân biệt rõ hai khái niệm mạch đập và nhịp tim, chúng không phải là một. Để đo mạch đập, chúng ta có thể thực hiện một trong hai cách sau đây.
Đầu tiên, đo bằng cách đặt hai ngón tay ở cổ tay, gần với phía của ngón cái. Lúc này, chúng ta sẽ cảm nhận được mạch đang đập, hãy đếm số lần đập trong vòng một phút. Như vậy bạn vừa xác định được mạch đập, vừa xác định được nhịp tim của mình.
Cách thứ hai đó là kiểm tra ở cổ, khu vực bên cạnh khí quản. Cách thực hiện cũng tương tự như khi đo mạch ở cổ tay. Đây là hai cách tương đối đơn giản và dễ thực hiện, hàng ngày, chúng ta nên duy trì việc theo dõi nhịp đập của tim để biết chắc rằng sức khỏe đang ổn định.
Chúng ta nên chủ động tìm hiểu cách đo nhịp tim.
4. Dấu hiệu nhận biết một trái tim khỏe
Như đã phân tích ở trên, tim mạch là một phần cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, nếu như chức năng của chúng suy giảm, sức khỏe bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Chính vì thế, bạn nên nắm được những dấu hiệu cơ bản chứng minh trái tim đang hoạt động ổn định và rất khỏe mạnh.
Trong đó, nhịp tim bình thường là một trong những dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe nói chung và của tim mạch nói riêng. Nếu như nhịp tim của bạn ổn định từ 60 - 100, hãy yên tâm rằng trái tim vẫn đang hoạt động rất tốt.
Trọng lượng cơ thể, chỉ số BMI cũng là yếu tố thể hiện sức khỏe tim mạch. Trong đó, những người thừa cân, béo phì là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh về tim rất cao. Bạn hãy chú ý và kiểm soát cân nặng ở mức ổn định nhé!
Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh về tim khá cao.
Bình thường, khi làm việc, học tập hoặc luyện tập thể dục thể thao, vận động mạnh bạn không cảm thấy khó thở, mệt mỏi, đuối sức thì hãy yên tâm nhé! Đó là tín hiệu cho thấy tim mạch vẫn ổn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú trọng theo dõi xem mình có hay bị đau tức ngực hay không. Bởi đây là một biểu hiện khá phổ biến của người mắc bệnh liên quan tới tim mạch.
5. Làm thế nào để có trái tim khỏe mạnh?
Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là làm thế nào để duy trì nhịp tim bình thường và sở hữu trái tim khỏe mạnh? Trên thực tế, nếu chúng ta chịu khó chăm sóc sức khỏe, hình thành những thói quen lành mạnh, chắc chắn sức khỏe của bạn luôn ổn định.
Đầu tiên, mỗi người nên dành một chút thời gian trong ngày để luyện tập thể dục thể thao. Đó có thể là việc đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, luyện tập yoga, erobic,… Như vậy, cơ thể luôn dẻo dai đồng thời giúp nhịp tim đập chậm hơn.
Trong cuộc sống bộn bề, chúng ta không thể tránh khỏi những căng thẳng, áp lực từ công việc. Song, nếu như kiểm soát được tâm trạng thì bạn cũng đang góp phần bảo vệ trái tim khỏe mạnh tránh khỏi những tổn thương không đáng có.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng chất kích thích gây những ảnh hưởng xấu tới tim mạch. Bởi vậy, tốt nhất chúng ta không nên sử dụng chúng hoặc hạn chế tối đa.
Tốt nhất, bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh để sở hữu trái tim khỏe.
Như vậy, nhịp tim bình thường là một trong những thước đo đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn, nhất là các vấn đề liên quan tới tim mạch. Chúng ta không nên chủ quan, bỏ qua việc theo dõi nhịp đập của tim. Nếu có những dấu hiệu bất thường, hãy tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời bạn nhé!