Mức độ nghiêm trọng của bệnh tâm thần phân liệt | Medlatec

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một bệnh lý tâm thần mạn tính phức tạp, dẫn đến sự rối loạn nhận thức về thực tại, ảo tưởng hoặc ảo giác, cô lập xã hội và các mối quan hệ. Trên thực tế, các biểu hiện bệnh rất khác nhau ở mỗi bệnh nhân, điều này phụ thuộc vào bản chất và mức độ nghiêm trọng của bệnh.


08/06/2022 | Rối loạn tâm thần do rượu - hậu quả của quá trình lạm dụng rượu
08/06/2022 | Rối loạn ăn uống tâm thần - nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
18/05/2022 | Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh chứng trầm cảm

1. Hiểu hơn về bệnh tâm thần phân liệt 

Bệnh tâm thần phân liệt bắt đầu sau một giai đoạn rối loạn tâm thần đầu tiên và không được xác định hoặc chăm sóc y tế. Dần dần, các triệu chứng mạn tính được thêm vào trong các giai đoạn của rối loạn tâm thần cấp tính. 

Ba loại triệu chứng tương ứng với 3 giai đoạn phát triển thành mạn tính bao gồm:

  • Đầu tiên là sự kết hợp giữa ảo tưởng với ảo giác và có thể dẫn đến cảm giác bị ngược đãi (hoang tưởng), chứng cuồng ăn, ảo tưởng phi thường và lập dị, thậm chí ảo giác giác quan, thường là thính giác (người bệnh nghe thấy giọng nói), ngoài ra còn có thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác.

  • Tiếp theo, các triệu chứng tiêu cực tương ứng với giảm sút về tình cảm và cảm xúc. Bệnh nhân tự rút lui và dần cách ly với gia đình, bạn bè và xã hội. Điều này thể hiện qua việc người bệnh ít quan tâm, ít giao tiếp, và thờ ơ hơn, biểu hiện giống như trầm cảm.

  • Cuối cùng là sự mạch lạc và logic của lời nói và suy nghĩ bị gián đoạn. Người bệnh kém chú ý, khó tập trung, khó ghi nhớ, hoặc không hiểu. Gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch cho các công việc đơn giản như làm việc nhà hoặc mua sắm, đây cũng là một nguồn gốc gây ra khuyết tật lớn trong cuộc sống hàng ngày.

Khoảng một nửa số bệnh nhân tâm thần phân liệt thực hiện ít nhất một lần cố gắng tự sát trong đời

Khoảng một nửa số bệnh nhân tâm thần phân liệt thực hiện ít nhất một lần cố gắng tự sát trong đời

2. Tuổi mới lớn, giai đoạn dễ bị tổn thương nghiêm trọng

Bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến khoảng 0,7 đến 1% dân số thế giới. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên, từ 15 đến 25 tuổi, bệnh thường bắt đầu sớm, ở dạng nhẹ hơn.

Cơ chế sinh học liên quan đến căn bệnh này

Não là một cấu trúc năng động được đặc trưng bởi tính dẻo, tức là khả năng cấu trúc và tái cấu trúc theo thời gian, theo các sự kiện và kinh nghiệm đã trải qua. Căng thẳng liên quan đến các tình huống nhất định, sự tiếp xúc với các chất, sẽ làm thay đổi chất lượng của tính dẻo này và có thể tạo ra một số bệnh lý như tâm thần phân liệt.

Phần lớn các bệnh về tâm thần phát triển trước 25 tuổi

Phần lớn các bệnh về tâm thần phát triển trước 25 tuổi

Từ 10 - 12 tuổi và đến 30 tuổi, quá trình chuyển đổi từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành được phản ánh trong một giai đoạn trưởng thành đặc biệt mạnh mẽ của não, trong đó các tế bào thần kinh và các vùng khác nhau của não tổ chức lại. Do đó, tuổi vị thành niên là giai đoạn quan trọng cho sự hoạt động bình thường của não bộ trong tương lai. Làm gián đoạn các quá trình não đặc trưng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau này.

Điều này giải thích tại sao phần lớn các bệnh về tâm thần phát triển trước 25 tuổi.

3. Một bệnh lý có nguồn gốc di truyền và môi trường

Tâm thần phân liệt là một căn bệnh có nguồn gốc đa yếu tố. Sự phát triển của nó là kết quả của sự tương tác giữa gen và môi trường, cho thấy rằng có một lỗ hổng di truyền do các yếu tố môi trường gây ra.

Đặc điểm về di truyền học đối với tâm thần phân liệt

Có hai loại khuynh hướng di truyền đối với căn bệnh này: một mặt, một số biến thể di truyền nhất định đã được xác định là có liên quan đến việc tăng nhẹ nguy cơ phát triển bệnh trong trường hợp tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ từ môi trường. Tuy nhiên, vì sự tác động ít nên khiến việc xác định chúng trở nên khó khăn.

Một số đột biến điểm hiếm gặp có tác động đến bệnh tâm thần phân liệt

Một số đột biến điểm hiếm gặp có tác động đến bệnh tâm thần phân liệt

Mặt khác, một số đột biến điểm hiếm gặp đã được mô tả là có tác động lớn đến nguy cơ phát triển bệnh tâm thần phân liệt. Chúng ưu tiên ảnh hưởng đến các gen đóng vai trò trong tính dẻo của tế bào thần kinh, một phần phổ biến với những gen liên quan đến các rối loạn phát triển thần kinh khác.

Xét trên toàn cầu, vai trò của di truyền do đó vẫn ở mức trung bình: tần suất bệnh vẫn thấp hơn 10 lần so với tần suất tìm thấy các yếu tố dễ bị tổn thương di truyền này trong dân số nói chung. Ở những cặp song sinh có cùng di truyền, khi một người bị tâm thần phân liệt, nguy cơ người thứ hai mắc bệnh khoảng 40%.

Yếu tố môi trường, căng thẳng và chất gây nghiện

Các yếu tố môi trường khác nhau có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn quan trọng của thanh thiếu niên và giai đoạn đầu trưởng thành.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sự khởi đầu của các rối loạn tâm thần: 

Thứ nhất là căng thẳng, stress, áp lực, đặc biệt là trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên

Thứ hai là tiêu thụ cần sa (chất gây nghiện) sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt, với mức độ tùy thuộc vào liều lượng, hàm lượng của sản phẩm, thời gian sử dụng và tuổi tiếp xúc.

Cuối cùng, các khía cạnh khác liên quan đến lối sống cũng đóng một vai trò quan trọng: chất lượng giấc ngủ, dinh dưỡng, lượng các yếu tố dinh dưỡng thần kinh (thúc đẩy sự phát triển và tồn tại của tế bào thần kinh) như folate.

4. Chẩn đoán và hướng điều trị đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một bệnh khó chẩn đoán, bởi sự đa dạng các triệu chứng khác nhau ở từng bệnh nhân. Vì vậy, thường được phát hiện khi bệnh đã tiến triển trong vài năm.

Và một đợt loạn thần đầu tiên không phải lúc nào cũng dẫn đến bệnh tâm thần phân liệt: một số người trẻ sẽ tiến triển sang một chứng rối loạn khác (rối loạn lưỡng cực, rối loạn sử dụng chất kích thích) hoặc đối với một số người, sẽ hồi phục mà không bị rối loạn mạn tính.

Sự can thiệp trong thời kỳ hoang tưởng có thể hạn chế nguy cơ chuyển sang giai đoạn loạn thần hoặc nguy cơ tâm thần phân liệt. Hiện nay người ta đã chứng minh rằng việc điều trị sớm và thích hợp sẽ hạn chế sự xâm nhập vào giai đoạn mãn tính của bệnh, cải thiện cơ hội thuyên giảm, cho phép những người trẻ tuổi tiếp tục học tập, làm việc.

Để xây dựng hướng điều trị tâm thần phân liệt, cần bắt đầu bằng việc xem xét hồ sơ của bệnh nhân, nhóm tuổi, sự hiện diện của lạm dụng chất gây nghiện và môi trường. 

Điều trị bằng thuốc và phục hồi tâm lý xã hội kết hợp, áp dụng với bệnh nhân tâm thần phân liệt

Điều trị bằng thuốc và phục hồi tâm lý xã hội kết hợp, áp dụng với bệnh nhân tâm thần phân liệt

Điều trị bằng thuốc và phục hồi tâm lý xã hội phải được kết hợp với quản lý tích cực các trường hợp nghiện kèm theo nếu có.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường nêu trên, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp.

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện qua số tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp