Một số triệu chứng và cách nhận biết bệnh viêm khớp trẻ em | Medlatec

Một số triệu chứng và cách nhận biết bệnh viêm khớp trẻ em

Hầu hết các bệnh lý về xương khớp thường gặp ở những người trong độ tuổi bắt đầu lão hóa. Thế nhưng, bệnh viêm khớp trẻ em cũng là một trong hiện tượng phổ biến hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin bổ ích qua bài viết sau.


01/07/2021 | Những triệu chứng không thể bỏ qua của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
28/06/2021 | Có thể điều trị viêm khớp gối bằng những phương pháp nào?
24/06/2021 | Bệnh nhân bị bệnh viêm khớp gối kiêng gì?

Do đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ nên bệnh lý này trong y học còn được gọi là bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ 2 - 3 tuổi vẫn có thể mắc phải căn bệnh này.

Bệnh viêm khớp trẻ em có các thể chính như sau:

1. Thể đa khớp

Thường xuất hiện ở trẻ trên 6 tuần đến dưới 16 tuổi. Các triệu chứng lâm sàng tiến triển một cách âm ỉ, một số trường hợp có thể khởi phát cấp tính. Thông thường, các triệu chứng không giống nhau, tùy thuộc vào mỗi cơ địa và tình trạng bệnh. 

Tỷ lệ bé gái mắc bệnh ở thể này cao gấp 3 lần bé trai

Tỷ lệ bé gái mắc bệnh ở thể này cao gấp 3 lần bé trai

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Vì bệnh không phải chỉ do một nguyên nhân cụ thể gây ra, mà bị tác động bởi nhiều yếu tố như về di truyền, các tác nhân nhiễm khuẩn, ảnh hưởng từ môi trường, một số bất thường ở hệ miễn dịch,…

Các triệu chứng lâm sàng thường có biểu hiện như sau:

  • Viêm đa khớp: viêm từ 5 khớp trở lên, không có tính chất đối xứng, có thể gặp ở cả khớp lớn và khớp nhỏ, tỷ lệ bé gái có biểu hiện này thường nhiều hơn với bé trai.

  • Viêm màng hoạt dịch tăng sinh, đối xứng: độ tuổi khởi phát bệnh khá trễ, khoảng từ 7 - 9 tuổi, các vị trí khớp tổn thương có tính chất đối xứng. Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng viêm màng bồ đào (một bệnh lý ở mắt), nhưng ít gặp.

  • Viêm bao hoạt dịch khô: tình trạng này thường gặp ở trẻ từ 7 tuổi trở lên và khó đáp ứng với các biện pháp điều trị.

2. Thể viêm cột sống dính khớp

Dạng này còn được gọi là thể viêm điểm bán gân, có các dấu hiệu tổn thương đặc trưng bởi viêm khớp và viêm điểm bán gân. Tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao gấp 9 lần so với bé gái. Độ tuổi khởi phát thường là trên 6 tuổi và lứa trẻ thiếu niên.

Đây cũng là một thể bệnh không rõ nguyên nhân khởi phát. Chỉ có một số yếu tố nghi ngờ về các tác nhân nhiễm khuẩn như: Chlamydia, Salmonella, Shigella,…  Ngoài ra, yếu tố cơ địa, giới tính cũng có thể là một trong những điểm thuận lợi khiến trẻ dễ mắc bệnh, với các triệu chứng như: 

  • Viêm điểm bán gân: vị trí tổn thương thường gặp ở bàn chân hoặc gối.

  • Viêm khớp: với biểu hiện cứng khớp vào buổi sáng, một số trường hợp có thể đau về đêm. Vị trí đau thường là ở các khớp lớn tại chi dưới, hiếm có trường hợp đau chi trên, có thể đau ít khớp hoặc nhiều khớp, đối xứng hoặc không đối xứng tùy vào mỗi tình trạng bệnh nhi. 

Ở giai đoạn tiến triển nặng hơn, các tổn thương có thể xuất hiện ở vùng chậu và cột sống cổ.

Viêm khớp trẻ em cần đi khám và theo dõi cẩn thận vì bệnh lý này vẫn có nguy cơ tái phát

Cần đưa trẻ đi thăm khám và theo dõi cẩn thận vì bệnh lý này vẫn có nguy cơ tái phát

3. Thể hệ thống

Số ca mắc bệnh ở thể này chỉ chiếm 5 - 15% trong nhóm bệnh viêm khớp trẻ em (hay viêm khớp thiếu niên tự phát). Tuy nhiên, căn bệnh này có thể khiến 1/3 bệnh nhân bị tàn phế và không thể hồi phục vì các tiến triển phức tạp của bệnh. Đặc biệt là các bệnh nhi dưới 6 tuổi.

Yếu tố dẫn đến thể này không có mối liên hệ với di truyền và thời tiết, thậm chí là vi khuẩn trong khi các triệu chứng khởi phát rất giống với các biểu hiện nhiễm trùng, ví dụ như

  • Cơn đau: xuất hiện ở khớp cổ tay/chân, vùng gối, ít gặp ở bàn tay, vùng bẹn, cột sống và vùng mặt.

  • Sốt: thường xảy ra trong giai đoạn khởi phát, nhưng cũng có thể xuất hiện sau đợt viêm khớp. Thời gian sốt kéo dài trên 2 tuần hoặc đến vài tháng. Những cơn sốt thường diễn ra 1 - 2 cơn/ngày, vào buổi chiều hoặc tối, thân nhiệt tăng dần và giảm nhanh vào lúc sáng sớm.

  • Phát ban: các nốt ban có hình tròn, màu hồng, bờ nhạt, dễ phai và thường nổi bật khi bé sốt, kích thước từ 2 - 10mm, xuất hiện riêng biệt. Ban thường xuất hiện ở vùng thân mình, nách, bẹn hoặc toàn thân.

  • Viêm màng tim: tỷ lệ xuất hiện khoảng 33%, có thể gây tràn dịch màng ngoài tim với lượng ít nhưng không có triệu chứng. Ngoài ra, viêm cơ tim cũng có thể bắt gặp nhưng rất hiếm.

  • Tổn thương hệ thống võng nội mô: bao gồm bệnh lý hạch lan tỏa (50 - 70%) với biểu hiện sờ hạch mềm, di động, không đau; gan to, có kèm men gan tăng; lách to (30 - 50%), có thể kèm theo cường lách.

Các biểu hiện kèm theo sốt có thể là ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi,…

Các biểu hiện kèm theo sốt có thể là ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi,… 

4. Thể viêm khớp vảy nến

Đây là một bệnh lý kết hợp tổn thương ở da, móng tay và tình trạng viêm khớp, có thể kèm theo tổn thương ở cột sống. Viêm khớp trẻ em thể vẩy nến chỉ gặp trên 8 - 20% trường hợp trong độ tuổi này, nhất là khoảng từ 9 - 12 tuổi. Bệnh thường khởi phát ở bé gái lúc 4 - 5 tuổi và bé trai lúc 10 tuổi.

Yếu tố gây bệnh có mối liên hệ với sự di truyền trong gia đình nếu có người mắc bệnh, điều này có giá trị rất lớn trong việc chẩn đoán bệnh, nhất là khi các dấu hiệu về khớp xuất hiện trước.

Triệu chứng về khớp có thể xuất hiện trước hoặc xuất hiện đồng thời với các biểu hiện ở da, với các dấu hiệu như sau:

Ở khớp

  • Viêm khớp: thường gặp ở các khớp nhỏ ở bàn tay, hoặc khớp gối. Các khớp viêm không có tính đối xứng, viêm nhiều khớp đối xứng rất hiếm gặp. Tình trạng này có thể dẫn đến di chứng tàn phế nếu khớp bị phá hủy.

  • Sưng nề: một hoặc nhiều ngón tay/chân có hình như khúc dồi do vùng tổn thương lan rộng.

  • Biểu hiện ở cột sống: đau, hạn chế vận động, nhất là vùng thắt lưng (thường gặp ở bé trai).

Ngoài da 

  • Da: xuất hiện mảng viêm đỏ, có lớp vảy màu trắng đục, dễ tróc. Kích thước nhỏ vài mm hoặc lan rộng thành mảng. Triệu chứng này thường gặp ở chân, tay, đầu, vùng kẽ (nách, khớp tay/chân, rốn,…) hay vùng tì đè (mông, gót chân, vai, lưng,…).

  • Móng: lớp móng dày, mất màu, lỗ chỗ, hay thậm chí bong móng.

Hầu hết trẻ mắc bệnh thường gặp ở thể nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể tiến triển nặng, cần điều trị kéo dài

Hầu hết trẻ mắc bệnh thường gặp ở thể nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể tiến triển nặng, cần điều trị kéo dài

Nhìn chung, viêm khớp trẻ em có vẻ phức tạp, nhưng chỉ cần đưa trẻ đi thăm khám và can thiệp từ sớm thì có thể phòng tránh được rất nhiều nguy cơ, hậu quả có thể xảy ra với bé. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ y bác sĩ và chăm sóc tận tình, nhiệt huyết trong công việc chúng tôi nhất định sẽ khiến bạn hài lòng. Liên hệ mọi thông tin qua số 1900.56.56.56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp