Tất tần tật thông tin về căn bệnh nguy hiểm - suy thận | Medlatec

Tất tần tật thông tin về căn bệnh nguy hiểm - suy thận

Một trong những căn bệnh nguy hiểm và thường là biến chứng nghiêm trọng của nhiều bệnh lý khác nhau đó chính là suy thận. Nhằm giúp độc giả có thêm thông tin cũng như tự phòng tránh hiệu quả cho chính bản thân, các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ chia sẻ toàn bộ kiến thức cơ bản về căn bệnh suy thận này qua bài viết dưới đây.


08/10/2020 | Bệnh suy thận cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
23/09/2020 | Phương pháp điều trị hiệu quả tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH)
05/09/2020 | Giải đáp thắc mắc: thận nằm ở đâu, giữ chức năng gì?

1. Đại cương về bệnh suy thận 

suy thận được hiểu như thế nào?

Thận là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ lọc máu và đào thải các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài qua nước tiểu. Đồng thời, thận còn kích thích quá trình tạo máu, cân bằng các chất điện giải, độ toan, kiềm, lượng dịch trong toàn bộ cơ thể và điều hòa huyết áp. Tình trạng thận bị thương tổn và giảm dần khả năng thực hiện các nhiệm vụ nói trên sẽ dẫn đến suy thận. 

Các tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng thận có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao

Các tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng thận có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao

Phân loại suy thận: 

Thận giảm khả năng làm việc sẽ được chia làm hai mức độ khác nhau bao gồm: 

  • Thận suy cấp tính là tình trạng thận bị tổn thương dẫn đến khả năng lọc máu bị giảm sụt nhanh chóng. Đồng thời thận đột ngột mất khả năng thực hiện các chức năng khác do ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận. Thông thường bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng ure máu tăng cao do thận không thể đào thải ra ngoài qua nước tiểu và có thể tiến triển sang tình trạng nguy kịch, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. 

  • Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận tiết niệu mạn tính (Mạch máu thận, cầu thận, ống-kẽ thận, bệnh đường tiết niệu, bệnh thận bẩm sinh di truyền). Làm chức năng thận giảm sút dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương dẫn đến xơ hóa và mất chức năng không hồi phục. Người bị bệnh thận mạn tính phải chấp nhận với liệu trình điều trị cho đến cuối đời. 

Nguyên nhân gây suy thận cấp:

Suy thận cấp có 3 nhóm nguyên nhân (trước thận, tại thận, sau thận). Cụ thể:

  • Trước thận: là các nguyên nhân gây giảm dòng máu đến thận cấp tính làm giảm thấp áp lực lọc ở cầu thận như các loại shock, tắc nghẽn mạch máu (động hoặc tĩnh mạch) thận cấp tính. Vỡ phình mạch thận. Sử dụng các thuốc tương tác với cơ chế tự điều chỉnh dòng máu thận.

  • Tại thận: một số bệnh cầu thận và mạch máu nhỏ trong thận như viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp gây viêm các mạch máu trong thận, bệnh xơ cứng bì, tăng huyết áp ác tính, hội chứng tan máu trong lòng mạch. Bệnh ống - kẽ thận cấp hoặc hoặc các tác nhân gây hoại tử ống thận cấp như nhiễm độc các kim loại nặng, nhiễm độc mật các loại động vật,…

  • Sau thận: là các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu làm áp lực thủy tĩnh trong khoang Bowman tăng.

Sỏi thận có thể là một trong những nguyên nhân khiến thận suy giảm chức năng

Sỏi thận có thể là một trong những nguyên nhân khiến thận suy giảm chức năng

Nguyên nhân gây suy thận mạn

  • Bị tiểu đường, cao huyết áp.

  • Người bị viêm cầu thận.

  • Người bị viêm ống thận mô kẽ.

  • Người mắc bệnh thận đa nang.

  • Các đối tượng bị tắc nghẽn đường tiết niệu lâu dài, nguyên nhân do phì đại tiền liệt tuyến, bệnh sỏi thận và bệnh ung thư gây nên.

  • Trào ngược bàng quang niệu quản dẫn đến tình trạng nước tiểu chảy ngược vào thận.

  • Viêm đài bể thận tái diễn nhiều lần.

2. Triệu chứng phổ biến và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra 

Triệu chứng: 

Thận bị suy giảm chức năng sẽ gây ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể, do đó, người mắc bệnh này, các triệu chứng thường rất nhiều. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến với tần suất xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân bao gồm: 

  • Đau ở vùng lưng, nhất là hai bên hông, các cơn nhức nhối, khó chịu nhất là khi phải ngồi, đứng nhiều, khi vận động mạnh.

  • Người bệnh thường xuyên thấy buồn nôn hay nôn ói nhiều, chán ăn, đắng miệng, bụng có cảm giác tức, đầy hơi, ăn khó tiêu hoặc dễ bị tiêu chảy hay táo bón. 

  • Cảm giác thấy người yếu, mệt mỏi, uể oải, thậm chí là khi nghỉ ngơi vẫn không thấy đỡ hơn. 

  • Tăng huyết áp đột ngột và thường phải dùng thuốc điều hòa huyết áp liên tục để kiểm soát. 

  • Đau tức ngực, khó thở, dễ bị tràn dịch màng phổi, màng bụng hay màng tim. 

  • Sưng, phù nhiều ở bàn chân, mắt cá chân, mặt, hai mí mắt,...

  • Có những thay đổi bất thường về lượng nước tiểu, tần suất, mùi, màu, nước tiểu nhiều bột, protein nước tiểu cao hoặc đi tiểu ra máu, tiểu nhiều về đêm,... 

  • Đau nhức các khớp, đặc biệt là các khớp ở tay, chân, thường xuyên bị chuột rút, co bóp cơ bắp. 

  • Đau đầu, chóng mặt liên tục, người xanh xao, da sạm màu, sụt cân,thường xuyên bị nhiệt miệng, chảy máu chân răng,... 

  • Bệnh gây rối loạn sinh lý ngủ nghỉ, người bệnh mất tập trung, giảm ham muốn tình dục. 

Đau lưng và hai bên hông là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến thận

Đau lưng và hai bên hông là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến thận

Biến chứng: 

Những người bị bệnh suy thận có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như: 

  • Chức năng đào thải nước tiểu suy yếu khiến dịch tồn đọng gây phù chân, tay, cao huyết áp, tràn dịch các màng và xoang trong cơ thể. 

  • Nồng độ kali tăng cao trong máu có thể đe dọa đến sức khỏe tim mạch và kể cả tính mạng người bệnh. 

  • Tăng khả năng mắc các bệnh lý về mạch máu, tim và cơ - xương - khớp, xương dễ gãy, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và gây loãng xương. 

  • Khả năng lọc máu kém và các yếu tố kích thích tạo máu bị hạn chế có thể dẫn đến thiếu máu trầm trọng và phải cung cấp máu từ bệnh ngoài để bổ sung. 

  • Gây ra các tổn thương hệ thần kinh cũng như những thay đổi về tính cách, một số bệnh nhân có thể bị động kinh, co giật,...

  • Giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng khả năng bị nhiễm trùng. 

  • Bệnh nhân đang trong thai kỳ có thể dẫn đến nhiều biến chứng gây nguy hiểm với cả mẹ và thai nhi. 

3. Chẩn đoán và điều trị 

Chẩn đoán: 

Để đưa ra kết luận chính xác về mức độ suy giảm chức năng của thận, các bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp sau: 

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra GFR (độ lọc cầu thận) hoặc theo dõi các chỉ số đánh giá khác. 

  • Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá các thành phần, kiểm tra hàm lượng albumin, nước tiểu 24 giờ,...

  • Sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đánh giá cấu trúc hay các dấu hiệu bất thường của thận. 

  • Nhiều trường hợp, bệnh nhân còn được tiến hành sinh thiết thận để kiểm tra mô thận dưới kính hiển vi. 

Điều trị: 

Tùy vào mức độ và tình trạng hư tổn ở thận mà phương pháp áp dụng điều trị bảo tồn với các bệnh nhân có sự khác nhau. Giải pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn kiêng nghiêm ngặt hiện nay là: 

  • Thẩm tách nhằm mục đích thay thế chức năng lọc và loại bỏ chất thải ở thận thông qua hai kỹ thuật là chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. 

  • Trường hợp suy thận tiến triển ở mức nghiêm trọng thì ghép thận là cách duy nhất và là biện pháp cuối cùng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ghép thận được vì chi phí rất cao lại khó có thể tìm được thận tương thích. Hơn nữa, các thủ tục và kiểm tra trước khi tiến hành ghép thận cần thời gian khá dài và rất nhiều công đoạn. 

Chạy thận nhân tạo nhằm mục đích thay thế chức năng lọc máu và đào thải chất cặn bã thay cho thận

Chạy thận nhân tạo nhằm mục đích thay thế chức năng lọc máu và đào thải chất cặn bã thay cho thận

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh suy thận. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe của chính mình, có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua hotline: 1900.56.56.56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp