Xét nghiệm ure trong máu rất cần thiết trong đánh giá chức năng thận. Nếu chỉ số này tăng cao quá mức thì rất có thể, thận của bạn đang bị tổn thương, suy giảm chức năng. Lúc này, người bệnh cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
12/03/2021 | Những điều bạn không nên bỏ qua khi xét nghiệm ure và creatinin 12/03/2021 | Nên tiến hành xét nghiệm ure trong trường hợp nào? 16/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm ure trong việc đánh giá chức năng thận 30/11/2019 | Tổng hợp những kiến thức cơ bản về xét nghiệm ure máu
1. Ure máu là gì? Chỉ số xét nghiệm ure trong máu tăng, giảm có ý nghĩa như thế nào?
Ure máu là kết quả của quá trình chuyển hóa chất đạm và sẽ được cơ thể loại bỏ ra bên ngoài qua đường thận. Xét nghiệm ure trong máu thường được chỉ định để đánh giá hiệu quả lọc máu của thận. Chỉ số tiêu chuẩn của xét nghiệm ure máu nằm trong khoảng 2,5 đến 7,5 mmol/l.
Xét nghiệm ure máu để kiểm tra chức năng thận
- Nếu chỉ số ure máu cao hơn bình thường: Có thể do mất nước (sốc, bỏng nặng, uống không đủ nước), do tắc nghẽn đường tiết niệu,...
- Nếu chỉ số ure máu thấp: Rất có thể là do tình trạng suy dinh dưỡng hoặc mắc phải các bệnh về gan, suy dinh dưỡng hoặc ở phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, chỉ số xét nghiệm ure trong máu chưa đủ để đưa ra kết luận khẳng định bệnh lý về gan, thận mà chỉ là cơ sở để từ đó bác sĩ đưa ra chỉ định thực hiện thêm một số loại xét nghiệm cần thiết khác. Khi có đủ cơ sở, bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
2. Những nguyên nhân làm thay đổi chỉ số xét nghiệm ure trong máu
Chỉ số ure trong máu thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:
- Nguyên nhân gây tăng ure máu bao gồm:
+ Bệnh suy thận cấp hoặc mạn tính.
+ Người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein.
+ Do người bệnh bị nhiễm trùng nghiêm trọng hay bị xuất huyết đường tiêu hóa.
+ Các trường hợp tăng dị hóa protein, chẳng hạn như tình trạng sốt, bỏng, suy dinh dưỡng,…
+ Ngộ độc thủy ngân.
+ Do tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc trầm cảm, các loại thuốc kháng sinh, thuốc cản quang,…
Chế độ ăn nhiều đạm có thể làm tăng nồng độ ure máu
- Nguyên nhân gây giảm ure máu bao gồm:
+ Hội chứng tiết ADH không thích hợp.
+ Phụ nữ mang thai.
+ Người ăn kiêng quá mức.
+ Người mắc hội chứng giảm hấp thu.
+ Bệnh nhân bị suy gan, xơ gan, viêm gan cấp tính hoặc mạn tính,…
+ Chế độ ăn quá ít thực phẩm chứa đạm, hòa loãng máu.
+ Hội chứng thận hư.
Xét nghiệm ure trong máu sẽ biết rõ về sự tăng, giảm bất thường của nồng độ ure trong máu. Từ đó kịp thời điều trị bệnh để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.
3. Sự tăng, giảm Ure máu bất thường có thể gây ra những hậu quả gì?
Các chuyên gia cho biết, tất cả sự biến đổi của ure máu bao gồm tăng và giảm đều có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Cụ thể như sau:
Ure máu tăng cao có thể dẫn đến rối loạn nhịp thở
- Những ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch với biểu hiện tăng huyết áp, mạch đập nhanh và nhỏ. Với những trường hợp suy thận ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể gặp phải tình trạng rất nguy hiểm đó là trụy mạch.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Với những trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu. Những ở mức độ trung bình, bệnh nhân có thể gặp phải một số biểu hiện như trạng thái mơ màng, nói mê,… Nếu ure máu tăng quá cao, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện nghiêm trọng như co giật, hôn mê, đồng tử co, phản ứng kém với ánh sáng.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Với một số biểu hiện như ăn không ngon, thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp phải những dấu hiệu như lưỡi đen, viêm loét niêm mạc họng, buồn nôn, tiêu chảy,..
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp với một số biểu hiện như hơi thở có mùi amoniac, bệnh nhân bị rối loạn nhịp thở, hôn mê, hơi thở yếu.
- Gây giảm thân nhiệt.
- Gây thiếu máu: Thiếu máu càng nghiêm trọng thì tình trạng suy thận càng nặng.
4. Phải làm sao khi chỉ số xét nghiệm ure trong máu tăng cao?
Dưới đây là một số cách xử trí tình trạng ure trong máu tăng cao:
- Khi chỉ số ure trong máu tăng cao, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện kiểm tra chỉ số lọc cầu thận, hay một số xét nghiệm khác để từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Chú ý đến hoạt động thận: Những biến đổi của chỉ số ure máu có liên quan rất mật thiết đến hoạt động của thận. Chính vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ khi mắc phải các bệnh lý về thận như suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận cấp tính hay hội chứng thận do Leptospira,… Khi các bệnh lý này được điều trị dứt điểm thì chỉ số ure trong máu sẽ trở về mức tiêu chuẩn.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Ure tăng có thể là do trong quá trình ăn uống, bạn đã tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa protein. Chính vì thế, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng. Có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để có được lời khuyên cụ thể và phù hợp nhất.
MEDLATEC là địa chỉ xét nghiệm đáng tin cậy
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Người bệnh nên ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya,… để cải thiện tình trạng ure trong máu tăng cao.
- Sử dụng các loại thuốc theo đơn của bác sĩ, đặc biệt là những loại thuốc có nguy cơ tăng ure máu. Việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ có thể giảm những tác dụng phụ không mong muốn.
Hi vọng, với những thông tin trên bạn đã hiểu rõ hơn về xét nghiệm ure trong máu và những lưu ý để cải thiện tình trạng ure máu tăng cao.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm, khám và điều trị bệnh uy tín, trong đó bao gồm xét nghiệm ure máu. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm trực tiếp tại các bệnh viện, phòng khám của MEDLATEC hoặc dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi với nhiều tiện ích và chi phí hợp lý.
Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.