Chụp CT cắt lớp là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao, hỗ trợ hiệu quả cho các bác sĩ trong việc xác định và điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích về vấn đề này.
10/01/2020 | Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không? 10/01/2020 | Chụp CT não bao nhiêu tiền và nên chụp ở bệnh viện nào? 08/10/2019 | Trước khi chụp CT Scanner hệ tiết niệu bạn nên biết
1. Chụp CT là gì?
Nhiều người đã từng nghe đến phương pháp này nhưng vẫn chưa hiểu rõ Chụp CT là gì? Chụp CT hay còn gọi là CT - Scaner hoặc chụp cắt lớp vi tính được giới chuyên môn đánh giá là một thành tựu xuất sắc trong chẩn đoán hình ảnh. Phương pháp này mang lại kết quả chính xác hơn những phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường khác và hỗ trợ rất đắc lực cho các bác sĩ trong công tác khám, chữa bệnh.
Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại
Có thể hiểu đây là kỹ thuật sử dụng những tia X - quang chiếu lên một bộ phận nào đó của cơ thể theo lát cắt ngang, đồng thời kết hợp với xử lý trực tiếp bằng máy vi tính, từ đó thu được hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều của khu vực vừa chụp. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán hình ảnh này đã rất phổ biến tại các bệnh viện.
2. Những ai được chỉ định chụp CT?
Không phải cứ đi khám bệnh là được yêu cầu chụp CT. Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệm cũng như chẩn đoán hình ảnh khác nhau.
Dưới đây là một số trường hợp thường được yêu cầu tiến hành CT- Scanner:
Trường hợp có dấu hiệu bệnh lý chấn thương: Chấn thương là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của chúng ta như não, lồng ngực, hệ thống xương, ổ bụng,... Nếu nghi ngờ bệnh nhân có biểu hiện của bệnh lý chấn thương thì bác sĩ sẽ yêu cầu chụp cắt lớp vi tính để kịp thời đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Kết quả chụp CT
Hỗ trợ điều trị ung thư: Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc một số bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư thận, ung thư gan, ung thư tử cung, ung thư bàng quang, ung thư buồng trứng,... bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT để thấy rõ những tổn thương của người bệnh, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra cách xử lý phù hợp nhất, đây là phương pháp đặc biệt hữu ích với các bệnh nhân có tiên lượng xấu.
Bên cạnh đó, những bệnh nhân có khối u trong não và đang có dấu hiệu nhiễm trùng hay có máu đông thì, chụp cắt lớp vi tính cũng được đánh giá là phương pháp cần thiết và mang lại hiệu quả cao để biết chính xác tình trạng của người bệnh.
Hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý động mạch: Bệnh lý động mạch là những bệnh phức tạp và không thể chẩn đoán chính xác bằng những phương pháp chẩn đoán thông thường. Hơn nữa, một số bệnh như động mạch vành hay động mạch não,… là những bệnh vô cùng nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong. CT- Scanner chính là kỹ thuật vô cùng quan trọng để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng.
3. Quy trình chụp CT sẽ diễn ra như thế nào?
Chụp CT muốn đạt kết quả chính xác và tiến hành nhanh chóng thì người bệnh cần phải thực hiện những lưu ý. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì đây cũng là phương pháp quá phức tạp.
Tùy từng trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm thuốc cản quang
Trước khi tiến hành chụp, tùy theo vị trí cần chụp và tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiêm hoặc không cần tiêm chất tương phản.
Phải mặc quần áo của bệnh viện khi chụp CT- Scanner
Tháo toàn bộ trang sức và những đồ dùng cá nhân bằng kim loại, chẳng hạn như răng giả hay kính mắt, các loại vòng cổ, vòng đeo tay,… để không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Trong trường hợp được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc cản quang thì bệnh nhân bắt buộc phải nhịn ăn khoảng 4 đến 6 tiếng trước khi thực hiện chụp CT.
Nếu người cần chụp là trẻ em, đặc biệt là những trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi thì nên dùng thuốc an thần để trẻ được đảm bảo giữ yên tư thế trong suốt quá trình chụp nhằm đảm bảo kết quả hình ảnh không bị mờ mà rõ nét nhất có thể.
Sau khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính, sức khỏe của người bệnh không bị ảnh hưởng mà có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt như bình thường. Với một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ thường yêu cầu nghỉ ngơi tại viện một thời gian ngắn để tiện theo dõi và chắc chắn không có những biểu hiện bất thường nào.
Bệnh nhân nên uống nhiều nước sau khi tiến hành CT- Scanner với mục đích giúp thận có thể loại bỏ một cách nhanh chóng các chất tương phản ra bên ngoài cơ thể.
4. Chi phí chụp CT là bao nhiêu?
Rất nhiều người thắc mắc chụp CT giá bao nhiêu và họ lo ngại rằng phải bỏ ra một khoản tiền quá lớn để thực hiện xét nghiệm này.
Trước khi chụp CT cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ
Hiện nay, chụp cắt lớp vi tính là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh đã rất phổ biến ở nhiều bệnh viện trên cả nước. Tùy vào chất lượng dịch vụ và hệ thống máy móc, chi phí cho mỗi lần thực hiện CT- Scanner sẽ không giống nhau và không thể đưa ra một con số cụ thể.
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo và lựa chọn một cơ sở có chất lượng tốt mà chi phí lại hợp lý. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một gợi ý cho bạn. Đây là một địa chỉ mà rất nhiều khách hàng tin tưởng, “chọn mặt gửi vàng” trong suốt hơn 24 năm qua.
MEDLATEC đã và đang triển khai hệ thống máy chụp CT tân tiến của hãng Siemens. Bên cạnh đó, bệnh viện còn có một hệ thống trang thiết bị hiện đại. Tất cả các loại máy móc của bệnh viện đều được nhập khẩu từ các nước có nền y tế phát triển hàng đầu thế giới như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản,... với mong muốn được mang đến một dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt nhất với người dân.
Nếu bạn còn thắc mắc về những vấn đề xung quanh phương pháp chẩn đoán hình ảnh này như chụp CT có được bảo hiểm không, quy trình chụp CT như thế nào,…bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số máy tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.