Mang thai là lúc cơ thể phụ nữ dễ xuất hiện trĩ nhất, đặc biệt là những phụ nữ đã từng mắc trĩ trước đó. Vậy mẹ bầu sẽ cảm thấy như thế nào khi mắc trĩ và làm sao để chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả nhất?
06/07/2021 | Trĩ khi nào cần cắt? Có thể cắt trĩ bằng những phương pháp nào? 06/07/2021 | Giải đáp dinh dưỡng: Bệnh trĩ kiêng ăn gì và nên ăn gì? 14/06/2021 | Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không và giải đáp của bác sĩ
1. Vì sao phụ nữ mang thai lại dễ mắc trĩ hơn phụ nữ bình thường?
Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị phồng lên do một áp lực nào đó tác động đến,... Hơn nữa, ở phụ nữ mang thai thường xuyên bị táo bón do chế độ ăn kiêng và nhiều thay đổi khác. Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân chính làm xuất hiện trĩ ở bà bầu nhất là 3 tháng cuối thai kỳ.
Cụ thể nguyên nhân gây ra trĩ ở bà bầu như sau:
Trĩ xuất hiện do áp lực từ tử cung
Ở phụ nữ mang thai, khi đến những tháng cuối thai kỳ, bầu thai trong tử cung ngày càng lớn, tạo nên áp lực cho vùng hậu môn - trực tràng.
Chính vì lý do này mà ở phụ nữ mang thai thường dễ xuất hiện trĩ hơn ở phụ nữ bình thường.
Lượng hormone progesterone tăng
Đi kèm với sự tăng trưởng về kích thước cơ thể cũng như kích thước thai nhi, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu cũng tăng đáng kể, đặc biệt là progesterone. Hormone càng tăng làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch, đặc biệt là tĩnh mạch tử cung, hậu môn - trực tràng. Với nguyên nhân này việc chữa bệnh trĩ cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ càng khó hơn.
Táo bón
Táo bón là một trong những tình trạng thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Bởi trong suốt quá trình mang thai, hệ thống tiêu hóa của cơ thể sản phụ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Hơn nữa, ở giai đoạn này mẹ bầu thường sử dụng những chế độ ăn kiêng, nhưng lại quên việc bổ sung đầy đủ chất xơ cho những khẩu phần trên.
Táo bón làm căng thẳng khi đi đại tiện, chính những cơn rặn tạo nên nhiều áp lực cho vùng hậu môn mà gây ra trĩ.
Cơ thể phụ nữ khi mang thai chịu nhiều ảnh hưởng tạo điều kiện cho trĩ xuất hiện
2. Nếu không chữa bệnh trĩ cho bà bầu thì liệu mẹ bầu có sinh thường được không?
Hầu hết cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu trong giai đoạn này ít được điều trị dứt điểm. Mẹ bầu thường chịu cảnh “sống chung với lũ” cho đến khi sinh con xong. Đối với những trường hợp trĩ nhẹ, mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường. Tuy đau nhưng việc trĩ xuất hiện ít khi ảnh hưởng đến thai nhi cũng như khả năng sinh con tự nhiên của mẹ.
Đối với những trường hợp trĩ ngoại nặng, hoặc các búi trĩ đã lòi ra ngoài khiến cho quá trình sinh thường gặp nhiều khó khăn và đau hơn. Lúc này các bác sĩ sẽ khuyến khích sử dụng các phẫu thuật y khoa hơn là để mẹ bầu sinh tự nhiên.
Tóm lại, tùy thuộc vào vị trí xuất hiện, mức độ và tình trạng trĩ mà các mẹ bầu sẽ được tư vấn nên sinh thường hay sinh mổ là tốt cho cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, khi sinh thường cơ thể mẹ cũng sẽ tạo một áp lực cực lớn đến vùng bị bệnh. Do đó, trĩ càng dễ bị đẩy ra ngoài dễ bị tổn thương và chảy nhiều máu. Hậu môn lúc này sẽ bị xuất huyết nghiêm trọng, nguy cơ viêm nhiễm cũng tăng cao. Hơn nữa, cảm giác đau sẽ tăng lên theo từng cơn. Do đó, dù trĩ đang ở tình trạng nặng hay nhẹ, các bác sĩ đều khuyến khích sinh con theo hình thức mổ đẻ để giảm tối đa khả năng tổn thương hậu môn và đau đớn nghiệm trọng cho mẹ bầu.
Nhờ sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn hình thức chào đón bé con chào đời an toàn nhất khi chẳng may mắc trĩ trong giai đoạn mang thai
3. Chữa bệnh trĩ cho bà bầu lúc nào là hiệu quả nhất
Hầu hết, sản phụ thực hiện điều trị dứt điểm cả trĩ ngoại lẫn trĩ nội sau khi sinh xong là tốt nhất. Phụ thuộc vào tùy vị trí, mức độ và tình trạng của trĩ mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cần được điều trị trước hoặc ngay sau khi sinh. Những trường hợp này sẽ không được can thiệp bằng thủ thuật. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc. Việc dùng thuốc cũng phải hết sức cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Ưu tiên các thuốc có chiết xuất từ củ nghệ, cucumin. Trường hợp trĩ gây chảy máu nhiều, gây đau đớn thì có thể cân nhắc sử dụng đến các thuốc cầm máu, giảm đau, tăng sức bền thành mạch, các thuốc co tĩnh mạch,...
Nên chữa trị bệnh trĩ cho bà bầu sau khi đã sinh xong nếu trĩ không ảnh hưởng nhiều đến mẹ và thai nhi
Song song với đó, bác sĩ sẽ đưa ra một số lời khuyên giúp bà bầu có thể tự khắc phục các triệu chứng của trĩ và tại nhà như:
Bổ sung thêm lượng rau xanh vào khẩu phần ăn thường ngày
Rau xanh là một trong những thực phẩm có tác dụng cao trong việc hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa, tăng khả năng hoạt động của ruột già, giảm táo bón. Đẩy lùi táo bón là một trong những cách hay trong việc chữa bệnh trĩ cho bà bầu.
Tăng hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn là phương pháp chữa bệnh trĩ cho bà bầu tại nhà hiệu quả nhất
Uống nhiều nước
Ngoài khả năng trao đổi chất tốt, uống nhiều nước còn làm tăng quá trình đi tiêu, giúp phân mềm hơn. Hạn chế táo bón, đồng thời giảm áp lực lên vùng hậu môn trực tràng. Hơn thế nữa, việc uống nhiều nước trong giai đoạn mang thai cũng giúp cho da mẹ bầu đẹp hơn, cả khi sau sinh.
Tuy nhiên, một số mẹ bầu đang mắc phải tình trạng sau đây, chỉ nên uống đủ lượng nước cần thiết, sẽ không tốt nếu lượng nước cung cấp mỗi ngày bị dư thừa: người có hệ tiêu hóa bị suy yếu, người có huyết áp và khí áp thấp hay bị lạnh bụng hoặc bụng yếu,...
Luyện tập thể dục đều đặn, không ngồi tại chỗ quá lâu
Việc kết hợp giữa đi lại, ngồi và nằm nghỉ hợp lý sẽ giúp mẹ bầu giảm tác động áp lực lên vùng hậu môn trực tràng. Hơn nữa, việc thực hiện các bài tập nhẹ như đi bộ, đạp xe hoặc tập yoga sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cơ co thắt ổn định tạo điều kiện đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Với cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu này không những đẩy lùi trĩ mà còn giúp cơ thể bà bầu đỡ nhức mỏi, đầu óc được thoải mái hơn.
Bên cạnh những biện pháp trên, mẹ bầu có thể áp dụng thêm một số cách như ngâm trĩ trong nước ấm để giảm các cơn đau do trĩ gây ra, ăn nhiều sữa chưa và chia nhỏ những bữa ăn để quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn, hạn chế gây táo bón,...
Chữa bệnh trĩ không khó, nhưng chữa bệnh trĩ cho bà bầu thì vô cùng khó khăn. Bởi cơ thể mẹ bầu lúc này rất nhạy cảm, sức đề kháng của mẹ bầu cũng kém. Việc điều trị sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cả mẹ và thai nhi. Do đó, chúng tôi hy vọng với một số biện pháp điều trị tạm thời nêu trên, sẽ giúp mẹ bầu “sống chung với lũ” một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!