Nhiều người lựa chọn miếng dán tránh thai vì đây là phương pháp tránh thai rất thuận tiện. Trong trường hợp ngừng dùng miếng dán này thì cơ thể phụ nữ sẽ tiếp tục diễn ra quá trình rụng trứng sau 3 chu kỳ kinh. Vậy cụ thể phương pháp này ra sao, cách sử dụng như thế nào, có gặp phải những tác dụng phụ nào không.
30/09/2020 | Gợi ý các biện pháp tránh thai tốt nhất dành cho bạn 29/09/2020 | Những thắc mắc thường gặp khi uống thuốc tránh thai 18/09/2020 | Hỏi đáp: Thuốc tránh thai khẩn cấp có an toàn không? 18/09/2020 | Cách uống thuốc tránh thai khẩn cấp hiệu quả dành cho chị em
1. Miếng dán tránh thai được sử dụng như thế nào?
1.1. Cơ chế hoạt động
Đây là một miếng dán nhỏ và mỏng, kích thước của nó khoảng 4,5cm2. Phụ nữ nên sử dụng phương pháp này bằng cách dán trực tiếp lên da, có thể da vùng mông, bụng, lưng hoặc có thể dán lên vùng da bắp tay.
Rất dễ khi sử dụng Miếng dán tránh thai
Cơ chế hoạt động của nó chính là kích thích giải phóng estrogen và progestin nhằm mục đích ngăn ngừa quá trình rụng trứng của phụ nữ. Như vậy, trứng sẽ không có cơ hội để “gặp” tinh trùng và khó có thể thụ thai. Hơn nữa, phương pháp này cũng có tác dụng khiến cho dịch nhầy ở cổ tử cung đặc lại và khiến tinh trùng khó gặp trứng và giúp chị em tránh thai hiệu quả.
1.2. Hướng dẫn cách dùng miếng dán tránh thai
Không khó khi sử dụng miếng dán này. Đầu tiên, bạn chỉ cần xé bao đựng miếng dán, sau đó lấy miếng dán này ra khỏi túi và bóc lớp áp vào miếng dán và lưu ý đừng để tay bạn dính vào bề mặt của miếng dán. Tiếp đó, từ từ dán vào vùng da khô, sạch và không có lông.
Bạn có thể tùy ý dán miếng dán lên các vùng da như vùng bắp tay, lưng, mông bụng,... Nhưng chị em chú ý không nên dán ở những phần da nhạy cảm, đặc biệt không nên dán vào phần vú và những vùng da đang bị mẩn đỏ, kích ứng hay trầy xước.
Không dán lên những vùng da bị kích ứng
Trước khi sử dụng phương pháp này chị em cũng lưu ý không nên sử dụng các loại kem, phấn hoặc những sản phẩm trang điểm, điều trị khác lên vùng da sẽ dán hoặc đang dán miếng dán này vì nó có thể làm giảm sự kết dính của miếng dán và giảm hiệu quả tránh thai.
Khoảng 3 tuần bạn nên thay miếng dán một lần. Đến tuần thứ tư, khi bạn không sử dụng miếng dán sẽ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt. Sau khi kinh nguyệt kết thúc thì bạn tiếp tục sử dụng miếng dán mới theo những quy trình đã làm trước đó.
Để chắc chắn, trong lần đầu tiên, chị em nên sử dụng kèm theo một phương pháp tránh thai khác. Những lần sau đó, bạn sử dụng bình thường và không cần dùng thêm bất kỳ phương pháp tránh thai nào khác. Không nên tháo miếng dán khi bạn tắm rửa hay bơi lội hoặc trong một số công việc thường ngày.
2. Những ưu điểm và một số tác dụng phụ của miếng dán tránh thai
2.1. Ưu điểm
Miếng dán này rất hiếm khi bong ra, trừ khi bạn dán không đúng cách.
Đơn giản và rất dễ sử dụng.
Nếu được dán lại sau khoảng 24 giờ thì miếng dán vẫn phát huy tốt công dụng tránh thai.
Giúp giảm mụn trứng cá.
Giảm triệu chứng trong thời kỳ tiền mãn kinh.
2.2. Tác dụng phụ
Mặc dù miếng dán này có nhiều ưu điểm nhưng vẫn có một số tác dụng phụ mà chị em cần biết để phòng ngừa và biết cách xử lý kịp thời:
Người sử dụng có thể gặp tác dụng phụ như nôn và buồn nôn
Một số tác dụng phụ hiếm gặp có thể kể đến như gây cục máu đông ở chân, nhồi máu cơ tim, u gan, sỏi túi mật,… Vì thế, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Những trường hợp chống chỉ định
Việc sử dụng miếng dán tránh thai được cho là dễ dàng và khá an toàn, nhưng để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ thì trước khi sử dụng miếng dán này, bạn vẫn cần hỏi bác sĩ xem mình có nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định hay không. Dưới đây là những trường hợp phụ nữ không nên sử dụng miếng dán tránh thai:
Trường hợp có thai hoặc đang nghi ngờ có thai, mẹ đang cho con bú trong khoảng 6 tuần sau sinh.
Phụ nữ có bệnh lý hoặc có nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch, những người trên 35 tuổi, thường xuyên hút thuốc, hay những trường hợp bị tiểu đường,…
Một số trương hợp đang mắc bệnh về rối loạn đông máu, thuyên tắc phổi, thuyên tắc tĩnh mạch hay những người có bệnh lý van tim,...
Bệnh nhân mắc bệnh gan như xơ gan, u gan.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng miếng dán tránh thai
Khi sử dụng miếng dán tránh thai vẫn nên dùng thêm bao cao su để có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Để hạn chế khả năng mang thai, bạn nên áp dụng thêm một phương pháp phòng tránh thai trong khoảng 7 ngày kể từ lần đầu tiên sử dụng miếng dán này. Nếu dùng miếng dán vào ngày đầu tiên của chu kỳ thì bạn không cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai nào khác.
Những trường hợp muốn tránh thai sau khi sinh và nếu không bắt buộc cho con bú thì nên bắt đầu tránh thai với miếng dán tránh thai sớm nhất vào thời điểm 4 tuần sau sinh.
Nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng
Khi đã dùng miếng dán tránh thai thì không sử dụng thuốc uống tránh thai.
Nếu sử dụng miếng dán mà bạn gặp phải hiện tượng rong huyết thì không nên quá lo ngại và vẫn nên tiếp tục sử dụng.
Có thể nói đây là phương pháp tránh thai mang lại hiệu quả cao và miếng dán này cũng dễ sử dụng, khi nội tiết tố nữ từ miếng dán được thẩm thấu qua da một cách tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kịp thời khắc phục hiệu quả nếu gặp phải tác dụng phụ.
Hãy gọi đến số tổng đài 1900 56 56 56, bạn sẽ được tư vấn viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp mọi thắc mắc và giúp bạn đặt lịch khám sớm.