Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc ung thư sớm ở cổ tử cung rất phổ biến hiện nay. Ngay cả khi cơ thể chị em chưa xuất hiện triệu chứng thì những phương pháp này vẫn có thể phát hiện bệnh và nguy cơ mắc bệnh. Nhờ đó, bệnh nhân có thể được điều trị từ rất sớm, phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống.
17/11/2022 | Xét nghiệm ung thư cổ tử cung và những điều cần biết 19/03/2022 | Bác sĩ giải đáp: Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả? 19/03/2022 | Nếu kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung bất thường thì phải làm sao? 10/12/2021 | Các loại xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến nhất hiện nay
1. Xét nghiệm ung thư cổ tử quan trọng như thế nào?
Ung thư cổ tử cung rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Những thống kê của tổ chức GLOBOCAN vào năm 2018 cho biết mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 4.200 ca mắc mới và số ca tử vong vì ung thư tử cung là hơn 2.400 trường hợp.
Virus HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Tuy nhiên, nếu phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm thì cơ hội điều trị khỏi bệnh là rất cao. Ngược lại, việc phát hiện muộn sẽ rất khó điều trị, các triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng, làm giảm chất lượng sống của người bệnh, ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ và tăng nguy cơ tử vong.
Thông thường, những trường hợp có tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường(loạn sản nhẹ)sẽ có thể tiến triển thành ung thư trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, xét nghiệm ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm những thay đổi bất thường là vô cùng quan trọng, hạn chế nguy cơ phát triển bệnh và những biến chứng nguy hiểm.
Ngày nay, các phương pháp, kỹ thuật hiện đại đã được áp dụng nhiều trong điều trị bệnh và mang lại những hiệu quả rất tích cực. Các bác sĩ sẽ có chỉ định về phác đồ điều trị với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
2. Khi nào cần xét nghiệm ung thư cổ tử cung?
Nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản từ 21 tuổi trở lên cần thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung định kỳ. Tuy nhiên, nếu cơ thể có những biểu hiện nghi ngờ bệnh thì chị em nên thực hiện kiểm tra sớm hơn, không cần chờ đến lịch thăm khám, xét nghiệm định kỳ:
- Xuất huyết âm đạo bất thường: Không phải là ngày kinh nguyệt nhưng lại bị chảy máu âm đạo hoặc chu kỳ kinh nguyệt quá lâu, kéo dài hơn 7 ngày, chị em nên đi khám sớm.
Đau tức bụng dưới là dấu hiệu cho thấy bạn nên đi xét nghiệm ung thư cổ tử cung
- Khí hư âm đạo có những biểu hiện bất thường như có màu vàng, lẫn máu, xuất hiện dịch nhầy hoặc kèm theo mùi hôi, rất khó chịu.
- Trường hợp kinh nguyệt không đều hoặc rong kinh.
- Ra máu âm đạo khi quan hệ.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu.
- Đau vùng bụng dưới.
- Tiểu nhiều lần hoặc đau khi đi tiểu.
Đây có thể là những biểu hiện sớm của bệnh ung thư cổ tử cung nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý phụ khoa khác. Lời khuyên tốt nhất cho chị em là hãy đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh sớm để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng sống.
3. Các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Phương pháp này còn có tên gọi khác là xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập những tế bào ở cổ tử cung để tìm những tế bào bất thường về hình thái. Do đó, có thể phát hiện bệnh từ rất sớm, trước khi hình thành những khối u và lây lan sang những vùng lân cận.
Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện những tế bào cổ tử cung bất thường
Chỉ cần khoảng vài phút để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn, có thể bị chuột rút, hơi khó chịu và chảy máu nhẹ ở vùng âm đạo. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
3.2. Xét nghiệm Thinprep
Là phương pháp được cải tiến từ xét nghiệm phết tế bào tử cung Pap Smear(về bản chất vẫn là xét nghiệm PAP). Sau khi đã thu thập được mẫu tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ cho tế bào vào chất lỏng trong lọ Thinprep để rửa tế bào. Sau đó, mẫu xét nghiệm sẽ được phân tích bằng máy một cách tự động phết tế bào trên lam kính giống như phương pháp Pap Smear.
3.3. Xét nghiệm HPV DNA
Là phương pháp sử dụng các loại máy móc hiện đại để tách chiết DNA tự động, tìm virus HPV. Tuy rằng nhiễm HPV không có nghĩa là ung thư cổ tử cung nhưng việc phát hiện sự tồn tại của virus trong cơ thể phụ nữ sẽ giúp bác sĩ đánh giá được nguy cơ mắc bệnh và có những phương pháp phòng ngừa hiệu quả.
3.4. Chiến lược tầm soát ung thư cổ tử cung
- Đối với phụ nữ dưới 21 tuổi không cần làm xn sàng lọc, khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin HPV.
- Phụ nữ từ 21-29 tuổi: Thực hiện xét nghiệm HPV mỗi 3 năm.
+ Nếu HPV dương tính với type 16 hoặc 18 cần thực hiện soi cổ tử cung và sinh thiết nếu cần thiết.
+ Nếu HPV dương tính với 1 trong 12 type có nguy cơ cao thì cần thực hiện thêm xét nghiệm PAP. Nếu PAP dương tính cần thực hiện soi cổ tử cung. Nếu PAP âm tính thì thực hiện xét nghiệm lại HPV sau 1 năm.
- Phụ nữ từ 30-65 tuổi: Xét nghiệm PAP mỗi 3 năm hoặc xét nghiệm PAP và HPV mỗi năm 5 hoặc xét nghiệm HPV mỗi 5 năm.
- Phụ nữ trên 65 tuổi: Không tiếp tục tầm soát nếu đã tuân thủ sàng lọc trước đó. Còn phụ nữ có tổn thương nội biểu mô cổ tử cung độ 2 trở lên cần tiếp tục tầm soát trong ít nhất 20 năm.
4. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung
- Trước khi thực hiện xét nghiệm không nên dùng thuốc bôi trơn âm đạo, thụt rửa âm đạo.
- Không đi xét nghiệm khi đang trong ngày kinh nguyệt mà nên xét nghiệm sau khi đã kết thúc kỳ kinh nguyệt khoảng 3 đến 7 ngày.
- Không xét nghiệm sau quan hệ tình dục khoảng 24 giờ.
- Nếu đang điều trị bệnh phụ khoa, đặt thuốc âm đạo cần thông báo với bác sĩ.
Tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để có kết quả xét nghiệm chính xác
Trên đây là 3 loại xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến nhất hiện nay. Nếu có nhu cầu thực hiện xét nghiệm, mời quý khách hàng liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56, đội ngũ nhân viên sẽ tư vấn chi tiết và hướng dẫn đặt lịch khám cho bạn.
Những khách hàng ở Thanh Xuân, Hà Nội hoặc các khu vực lân cận có thể đến trực tiếp Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân - trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC tại địa chỉ Số 3 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội để được tư vấn và thăm khám sớm nhất.