Cây gắm là một loại cây mọc khá nhiều ở Việt Nam. Không đơn thuần chỉ là một loại thực vật, cây gắm còn được biết đến là một loại dược liệu có hiệu quả điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Đó cũng là lý do vì sao cây gắm có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y từ xưa đến nay.
20/03/2023 | Tác dụng của cây gối hạc và một số bài thuốc 16/03/2023 | Cây ba chạc - Loài cây họ cam được sử dụng nhiều trong Đông Y 16/03/2023 | Cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách nào? công dụng ra sao? 14/03/2023 | Cây bình vôi: Đặc điểm và các tác dụng chính
1. Giới thiệu tổng quan về cây gắm
Cây gắm có tên khoa học đầy đủ là Gnetum montanum, một loại cây thuộc họ dây gắm. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà loại cây này còn có nhiều tên gọi khác như dây mấu, cây vương tôn hay dây sót. Cây dây gắm là thực vật thân leo, thường mọc hoang với nhiều đặc điểm nhận biết như:
Tổng quan về đặc điểm của cây gắm
-
Chiều dài của thân cây dao động từ 10m đến 12m và thường sống nhờ ở trên những cây lớn khác. Thân cây sẽ có khá nhiều mấu, kích thước của thân cây cũng tương đối lớn và thường có dấu hiệu phình to ở các đốt.
-
Lá có hình trái xoan thuôn dài đặc trưng. Những chiếc lá này mọc đối xứng nhau. Phần mép lá nguyên và phần mặt trên sẽ nhẵn bóng.
-
Hoa của cây sẽ mọc thành từng nón ở phần kẽ lá. Các bông hoa đực và hoa cái không mọc chung mà sẽ mọc ở các gốc khác nhau. Cây ra hoa vào thời điểm từ khoảng tháng 6 - 8. Thời điểm ra trái vào khoảng tháng 10 đến tháng 12. Quả của cây có phần cuống khá ngắn và khi chín sẽ có màu vàng, ở bên trong sẽ là hạt to.
Những công dụng tuyệt vời mà cây gắm mang lại cho sức khỏe thường đến từ phần thân và phần rễ. Chính vì vậy, hai bộ phận này thường được dùng nhiều ở trong các bài thuốc Đông y. Ngoài ra, phần hạt cây cũng có thể ăn hoặc được dùng để bào chế thuốc dùng cho mục đích xoa bóp, giảm đau nhức.
Dược liệu của cây có thể thu hái được quanh năm. Sau khi thu hoạch, phần dược liệu này sẽ được làm sạch với nước rồi thái thành từng lát để đem đi phơi khô. Điều kiện bảo quản tốt nhất với các loại dược liệu này chính là khí hậu thoáng mát và thật khô ráo.
2. Những lợi ích tuyệt vời của cây gắm
Tùy vào mục đích sử dụng mà cây gắm sẽ phát huy được hết những công dụng đặc biệt của mình. Cụ thể như sau:
Cây gắm có nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe
2.1. Tác dụng trong nghiên cứu Đông y
Theo các nghiên cứu của các thầy thuốc Đông y, cây gắm có đặc tính bình, hơi đắng và mang lại cho sức khỏe của con người rất nhiều lợi ích đặc biệt:
-
Công năng: Dược liệu có thể sát trùng, giải trừ phong thấp, đào thải độc tố cho cơ thể, hỗ trợ điều trị tiêu viêm, chứng hoạt huyết, chứng khu phong hay thư cân.
-
Chữa trị: Cây gắm thường được sử dụng nhiều đối với các bài thuốc chữa trị bệnh sốt rét, chứng ngộ độc, những bệnh lý đau xương khớp hay bệnh gout. Phần cành cây có thể giảm đau, điều trị chứng bong gân, hỗ trợ liền gân xương hay gãy xương. Trong khi đó, rễ cây có thể dùng để điều trị bệnh sưng đau đầu gối khá hiệu quả
Ở Ấn Độ, phần thân và rễ của cây còn được dùng để hạ nhiệt cho cơ thể. Phần hạt cây thường được dùng cho những trường hợp bị đau nhức vì tê thấp.
2.2. Tác dụng theo nghiên cứu Tây y
-
Trong một nghiên cứu được thực hiện ở trên phần tim cô lập của chuột đã tìm ra được, các hoạt chất có ở trong cây gắm như dl-dimethyl coclaurin hydroclorid có tác dụng tốt cho tim.
-
Phần dịch chiết khi được tiêm vào cơ thể của chuột thực nghiệm đã cho thấy được khả năng chống sự co thắt ở phế quản với liều lượng là 0,1mg/kg thể trọng.
Những nghiên cứu Tây y cũng cho thấy công dụng của dược liệu
-
Phần nước sắt cho thấy khả năng có thể ức chế được các liên cầu khuẩn nhóm A, liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, các vi khuẩn gây viêm phổi, trực khuẩn lỵ hay trực khuẩn thương hàn.
-
Theo kết quả nghiên cứu, nước sắt của loại cây này còn có thể giúp bình suyễn và giảm ho.
Các loại dược liệu lấy từ cây gắm có thể sử dụng để điều trị các loại bệnh lý ở dạng thuốc sắc, dùng để ngâm rượu hoặc làm thuốc đắp ngoài da. Để hiệu quả đạt được như mong muốn, người bệnh nên sử dụng với liều lượng khoảng 15 - 30g mỗi ngày.
3. Một số bài thuốc Đông y từ cây gắm phổ biến
Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy được cây gắm đối với sức khỏe của chúng ta là vô cùng có lợi. Dưới đây là một vài bài thuốc phổ biến từ cây gắm cho một vài loại bệnh lý điển hình, tuy nhiên, các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ.
3.1. Bài thuốc 1 giảm đau phong thấp
Bạn có thể chế biến thuốc theo công thức sau đây:
-
800g cẩu tích.
-
500g tỳ giải.
-
400g mỗi loại dược liệu gồm: hy thiêm, ngũ gia bì, rễ gắm, thạch lựu, ngưu tất, cốt thoái bổ.
-
250g mỗi loại dược liệu gồm: lá ké, quán chúng.
Bạn rửa sạch và đem những loại nguyên liệu trên đi sấy khô rồi tán thành bột thuốc để bào chế thành từng viên. Bạn có thể sử dụng những viên thuốc này với nước gừng hoặc rượu để uống hoặc dùng để ngâm rượu.
Cây gắm có thể giảm những cơn đau nhức do phong thấp
3.2. Bài thuốc 2 trị lở sơn
Bạn chỉ cần dùng khoảng 20g rễ gắm để sắc chung với khoảng 300ml nước cho đến khi cô lại còn khoảng 150ml thì ngưng lại. Phần nước sắc còn lại sẽ được chia làm 2 phần và sử dụng trong ngày 2 lần.
3.3. Bài thuốc 3 cho chứng đau nhức xương khớp
Với sự góp mặt của cây gắm, bạn có thể chuẩn bị được bài thuốc chữa chứng đau nhức gân xương khá đơn giản như sau:
-
80g mỗi loại sau: rễ rung rúc, ngũ gia bì, rễ của cây dây gắm, vỏ cây hoa giẻ.
-
40g mỗi loại sau: rễ cây xích đồng, rễ cây cỏ xước, tầm gửi dâu, rễ cây ô dược, rễ cây bạch đồng nữ, rễ bưởi bung, rễ bước bạc.
-
20g mỗi loại sau: rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa.
Bạn rửa sạch các loại dược liệu trên để ráo nước. Sau đó, bạn thái nhỏ, mang chúng đi phơi khô và ngâm cùng 1l rượu trắng. Thời gian đủ để các dưỡng chất của dược liệu ngấm vào trong rượu là khoảng 15 ngày ngâm. Sau khi đủ thời gian ngâm, bạn có thể uống 1 chén nhỏ rượu thuốc mỗi ngày trước khi đi ngủ để điều trị chứng bệnh.
3.4. Bài thuốc 4 trị sốt rét
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những loại nguyên liệu cần thiết sau đây:
-
4g mỗi loại sau: dây cóc, ô mai, binh lang (hạt cau).
-
10g mỗi loại sau: thảo quả, lá mãng cầu tươi, dây gắm, hà thủ ô.
-
8g cây chó đẻ.
Chứng sốt rét cũng có thể thuyên giảm nhờ bài thuốc từ cây gắm
Bạn rửa sạch các nguyên liệu trên rồi đem sắc chung với khoảng 600ml nước cho đến khi chúng cô lại còn 200ml thì ngưng. Phần nước thuốc này nên được chia làm 2 phần cho để uống mỗi ngày. Bạn cần duy trì sử dụng bài thuốc trong khoảng 15 ngày liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3.5. Bài thuốc 5 điều hòa kinh nguyệt
Nếu kinh nguyệt không đều, bạn cũng có thể áp dụng để cải thiện:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu kể trên, bạn mang tất cả đi rửa sạch, để ráo nước rồi sắc chung với nước để uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tháng, bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả mà bài thuốc mang lại.
Nhìn chung, cây gắm sở hữu nhiều hoạt chất tốt đối với sức khỏe. Chính vì vậy, loại dược liệu này thường được dùng trong nhiều bài thuốc Đông y điều trị. Tuy nhiên, dù là cây gắm hay bất cứ loại dược liệu nào khác cũng đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe, bạn cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ về liều lượng và cách dùng thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.