Khi mang thai, bất cứ bà mẹ nào cũng muốn thai phát triển khỏe mạnh, toàn diện, cân nặng tốt để đảm bảo một sức khỏe nền tốt nhất trước khi sinh. Muốn vậy thì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ trong suốt thai kỳ là rất quan trọng. Ăn gì để thai nhi tăng cân, ít vào mẹ là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.
30/05/2022 | Thiểu sản thất trái thai nhi là gì? Có điều trị được không? 30/03/2022 | Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn: Phương pháp an toàn cho cả mẹ và thai nhi 08/03/2022 | Xét nghiệm dị tật thai nhi bao nhiêu tiền và lưu ý khi thực hiện
1. Ăn gì để thai nhi tăng cân?
Nhiều người quan niệm rằng, phụ nữ mang thai cần ăn lượng thức phẩm gấp đôi so với bình thường bởi cần bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống không phù hợp có thể khiến mẹ tăng cân nhiều nhưng thai nhi vẫn nhẹ cân, thậm chí là kém phát triển.
Thai nhi tăng cân tốt cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh
Do vậy, thay vì quan tâm lượng thức ăn thì mẹ bầu nên chú ý đến chất lượng các bữa ăn, cụ thể là sự đa dạng và lượng của các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Các chuyên gia cho biết, mẹ bầu không cần thiết phải ăn quá nhiều, chỉ cần bổ sung nhiều hơn khoảng 300 calo mỗi ngày so với trước khi mang thai. Điều quan trọng là phải bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi và bé, như vậy mẹ và bé sẽ tăng cân đúng mức theo mỗi giai đoạn trong thai kỳ.
Vậy ăn gì để thai nhi tăng cân thay vì dinh dưỡng chỉ khiến mẹ tăng cân? Dưới đây là các loại thực phẩm và lượng ăn phù hợp:
1.1. Ưu tiên thực phẩm chứa nhiều đạm
Một chế độ ăn giàu chất đạm giúp phát triển tốt hệ cơ, dây thần kinh và các tế bào máu cho thai nhi, lại không khiến mẹ bầu bị quá béo hay tăng cân không kiểm soát. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý chỉ nạp vào cơ thể lượng đạm đủ theo nhu cầu, nếu quá nhiều sẽ khiến thai lớn, giảm hấp thu canxi,...
Các thực phẩm nằm trong nhóm này bao gồm: tôm, cá, trứng, thịt, cua, đậu đỗ,...
Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm
1.2. Ăn lượng tinh bột vừa đủ
Quan niệm phải ăn nhiều cơm mới đủ dinh dưỡng và con khỏe mạnh không phải là quan điểm tốt, hơn nữa còn khiến mẹ bầu tăng cân không kiểm soát. Lượng tinh bột mà mẹ bầu nên bổ sung hàng ngày tương đương với từ 2 - 3 chén cơm. Ngoài ra, có thể bổ sung tinh bột từ các thực phẩm khác như mỳ, ngô, gạo, khoai,...
1.3. Ăn ngũ cốc
Ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, được đánh giá tốt hơn cho sức khỏe so với gạo trắng. Ngoài tinh bột thì ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, Vitamin và khoáng chất tốt, có tác dụng cải thiện táo bón ở phụ nữ mang thai, tăng cường sức khỏe và miễn dịch.
Do vậy trong chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể thay thế một phần tinh bột bằng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc. Cũng có thể ăn ngũ cốc trong các bữa ăn phụ để bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
1.4. Thay thế sữa bầu bằng sữa tươi không đường tách béo
Hầu hết mẹ bầu cho biết, uống sữa bầu khiến mẹ tăng cân rất nhanh, khó kiểm soát nhất là với những mẹ đã có cân nặng cao vì chứa hàm lượng đường lớn. Hơn nữa, sữa bầu chứa nhiều đường còn gây ra tình trạng tiêu chảy, nghén, khó tiêu hóa,... nếu cơ thể không đủ lượng men lactase. Thay vào đó, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng sữa tươi không đường tách béo thay thế cho sữa bầu.
Mẹ bầu có thể uống sữa để bổ sung dinh dưỡng cho thai
Bên cạnh chế độ ăn uống, mẹ bầu cần lưu ý theo dõi cân nặng của bản thân và thai nhi để kịp thời thay đổi dinh dưỡng hoặc can thiệp nếu sự phát triển của thai không bình thường.
2. Những lưu ý về cân nặng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ
Biểu hiện rõ nhất cho sự phát triển của thai và dễ theo dõi nhất trong thai kỳ là cân nặng của mẹ. Trong 40 tuần mang thai, thông thường mẹ sẽ tăng từ 10 - 15 kg tùy vào thể trạng và cân nặng thai nhi. Các trường hợp biến chứng thai kỳ hoặc mang đa thai thì mẹ sẽ tăng nhiều cân hơn.
Việc theo dõi cân nặng để biết mẹ tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là rất quan trọng, tăng cân quá nhanh hay quá chậm đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
2.1. Tăng cân đều đặn
Từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng nhanh hơn do thai nhi lớn hơn. Tuy nhiên, mỗi tháng mẹ bầu chỉ tăng trong khoảng 1.5 - 2kg là bình thường, vượt hoặc thấp hơn mức này cần lưu ý.
2.2. Đi khám sớm nếu tăng cân bất thường
Tăng cân quá nhiều khiến mẹ gặp phải nguy cơ cao bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, tăng nguy cơ sinh non hoặc phải mổ lấy thai do thai lớn. Ngược lại tăng cân quá ít có thể khiến thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng,... Do vậy, các trường hợp theo dõi thấy cân nặng của mẹ bầu tăng bất thường trong thai kỳ thì mẹ nên đi kiểm tra sớm.
Mẹ bầu tăng cân quá nhanh cần theo dõi và đi khám
3. Lưu ý những dưỡng chất không thể thiếu khi mang thai
Trong chế độ ăn giúp thai nhi tăng cân, phát triển đầy đủ, ngoài quan tâm đến các loại thực phẩm trong bữa ăn, cần lưu ý bổ sung đầy đủ cho thai những vi dinh dưỡng thiết yếu gồm:
-
Canxi: có nhiều trong các loại sữa, sữa chua, trứng, váng sữa,...
-
Các loại Vitamin nhóm A, B, C, D, E, K: có nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên song nên đa dạng thực đơn để cơ thể mẹ được bổ sung đầy đủ các loại.
-
Acid folic: có nhiều trong gan động vật, các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, các loại đậu,... có vai trò quan trọng với sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi.
-
Protein: tốt cho quá trình tạo cơ, xương, máu của thai nhi, có nhiều trong các thực phẩm như cá, gà, thịt nạc, trứng, đậu,...
-
Omega-3: là chất béo lành mạnh tốt cho thị lực và hình thành của hệ thống thần kinh, có nhiều trong dầu oliu, các loại cá béo,...
-
Sắt: có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và vận chuyển oxy, sắt từ thực phẩm thường không đáp ứng đủ nhu cầu của mẹ bầu, do vậy thường phải sử dụng thêm viên uống bổ sung.
-
Kẽm: có nhiều trong các loại hải sản, sữa, cá, gia cầm,... có ảnh hưởng đến kích thước vòng đầu và cân nặng của thai nhi.
Sắt là dinh dưỡng quan trọng mẹ bầu cần bổ sung
MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu nên ăn gì để thai nhi tăng cân, ít khiến mẹ tăng cân béo phì và chế độ ăn phù hợp. Để được tư vấn thêm về dinh dưỡng thai kỳ từ các chuyên gia, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.