Mẹ không nên bỏ qua: Lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi | Medlatec

Mẹ không nên bỏ qua: Lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi

Khi trẻ bước vào giai đoạn 8 tháng tuổi, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của bé. Ở giai đoạn này, con sẽ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ. Món cháo là một món ăn được hầu hết các bà mẹ lựa chọn cho con vì đây là món ăn ngon, mềm, dễ ăn lại vô cùng bổ dưỡng. Dưới đây là những lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi mà mẹ nào cũng cần biết để món ăn này có thể cung cấp dưỡng chất đầy đủ nhất cho bé.


14/06/2021 | Gợi ý cho mẹ: Các món cháo cho bé bị sốt

1. Vì sao món cháo lại phù hợp với trẻ nhỏ?

Cháo là món ăn được kết hợp giữa gạo và những nguyên liệu lành mạnh, nhiều dinh dưỡng khác. Nó chính là lựa chọn của hầu hết các bậc phụ huynh dành cho con nhỏ đang ở giai đoạn 8 tháng tuổi. 

Lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi

Cháo là món ăn phù hợp với trẻ ở giai đoạn ăn dặm

Ưu điểm lớn nhất của các món cháo là mềm và dễ tiêu hóa. Khi bé chưa thể nhai được thì những món ăn mềm là ưu tiên hàng đầu. Món cháo cũng là một món ăn rất dễ chế biến. Thậm chí mẹ có thể nấu cháo bằng nồi cơm điện rất tiện lợi. 

Từ các nguyên liệu đa dạng phong phú, mẹ có thể chế biến thành nhiều món cháo khác nhau cho con. Thành phần của cháo có thể bao gồm gạo tẻ cùng với nhiều thực phẩm tươi ngon khác như thịt, cá, trứng, các loại rau xanh được thái, nghiền nhỏ, cà rốt nghiền nhỏ,… và rất nhiều loại thực phẩm khác. 

Chính vì thế, món cháo có chứa rất nhiều dinh dưỡng và phù hợp cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Cháo cũng có thể cung cấp cho trẻ lượng carbohydrate cần thiết, từ đó tạo năng lượng, giúp trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng của các món ăn bổ sung. 

2. Lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, bé đã biết ăn nhiều loại thức ăn hơn, đã thích nghi tốt với chế độ ăn dặm. Vì thế, mẹ có thể lựa chọn đa dạng thực phẩm để bổ sung trong chế độ ăn của bé. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ chủ quan, mẹ cần tìm hiểu và cần lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi như sau: 

Nước hầm xương không quá nhiều dinh dưỡng như các mẹ nghĩ

Nước hầm xương không quá nhiều dinh dưỡng như các mẹ nghĩ

Không nên chỉ dùng nước hầm xương

Rất nhiều ông bố bà mẹ là “fan hâm mộ” của nước xương hầm. Họ quan niệm, chất dinh dưỡng được tiết ra từ nước xương, vì thế nước xương hầm rất tốt cho trẻ và chỉ cần lấy nước xương hầm nấu chung với gạo tẻ thì trẻ đã có một món cháo chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng. 

Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm. Nước xương có ưu điểm là tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ nhưng lại chứa rất ít canxi và dù mẹ có hầm xương lâu đến mấy thì chất dinh dưỡng vẫn ở trong thịt xương. Hơn nữa, tủy xương có chứa nhiều chất béo động vật khiến trẻ dưới 1 tuổi rất khó hấp thu. Đáng lo ngại hơn, nếu ăn quá nhiều nước xương hầm, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế khi nấu cháo cho bé, mẹ không nên chỉ lạm dụng nước xương hầm mà cần bổ sung cho con nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác. Thời điểm tốt nhất để trẻ hấp thụ nước xương hầm là khoảng 3 tuổi trở lên. 

Nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ để tránh tình trạng khó tiêu, táo bón. Mẹ nên nấu cháo với một số loại rau củ như cà rốt, củ cải, rau ngót,… Nhưng bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý, ở thời điểm 8 tháng tuổi, bé thường chỉ mọc rất ít răng và răng của trẻ chưa chắc, vì thế, cha mẹ cần xay nhỏ các loại rau củ, sau đó mới đem nấu cùng cháo cho trẻ ăn. 

Nên bổ sung nhiều nguyên liệu khi nấu cháo

Nên bổ sung nhiều nguyên liệu khi nấu cháo

Bổ sung chất béo từ thực vật

Những chất béo từ động vật không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên lựa chọn chất béo từ thực vật để con được hấp thu một cách dễ dàng hơn. Mẹo nhỏ cho mẹ là khi nấu cháo, hãy thêm một lượng nhỏ từ dầu thực vật, chẳng hạn như dầu mè, đậu nành hay dầu oliu.

Tỷ lệ loãng và đặc cần cân xứng

Trẻ 8 tháng tuổi vẫn đang trong giai đoạn học nhai, khả năng nhau còn nhiều hạn chế, bé thường chỉ có phản xạ nuốt. Vì thế, khi nấu cháo cho con, mẹ cần lưu ý, nấu cháo loãng, không nên nấu đặc để giúp trẻ dễ nhai và nuốt. Mẹ quan sát và cảm nhận, nếu con nhai tốt hơn thì bắt đầu chuyển sang chế độ ăn đặc hơn. 

Không nên nấu cháo quá đặc cho trẻ

Không nên nấu cháo quá đặc cho trẻ

Nên cho trẻ ăn nhạt

Ở giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ ăn khoảng 2 đến 3 bữa cháo mỗi ngày. Mẹ lưu ý không để cháo qua đêm hoặc bảo quản trong tủ lạnh mà chỉ nên nấu và cho trẻ ăn trong ngày. Hơn nữa, khi nấu cháo, không nên nấu quá mặn vì thận của trẻ chưa hoàn thiện. Nếu cho bé ăn quá mặn sẽ gây áp lực cho thận và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. 

3. Gợi ý một số món cháo cho trẻ 8 tháng tuổi

Cháo thịt lợn bí đỏ

Mẹ cần chuẩn bị một số thực phẩm như bột gạo, bí đỏ đã gọt vỏ và xay nhuyễn, thịt lợn xay, dầu oliu, một bát nước. Những nguyên liệu rất dễ tìm kiếm và cách chế biến cũng rất đơn giản. Mẹ cho thịt và nước vào cùng nhau. Tiếp đó, cho bí đỏ vào vào ninh đến khi hỗn hợp chín mềm. Sau đó đổ ra bán đến khi nguội là có thể cho trẻ ăn được. 

Cháo thịt bò cà rốt

Để nấu món cháo thịt bò cà rốt, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu như thịt bò nạc, gạo tẻ, cà rốt, nước hầm xương, dầu oliu. Cách chế biến cũng rất đơn giản. Trước hết, mẹ ngâm gạo khoảng 30 đến 45 phút, sau đó vo gạo và ninh gạo nhừ. Thịt bò sau khi làm sạch, mẹ xay nhuyễn và xào sơ qua. Rửa sạch, cạo vỏ cà rốt, sau đó cho vào máy xay, xay nhuyễn. Khi cháo đã nhừ, cho cà rốt và thịt bò vào nồi và tiếp tục khuấy đều đến khi chín. Để đến khi cháo nguội, mẹ có thể cho trẻ ăn. 

Trên đây là những lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi. Cha mẹ có băn khoăn, thắc mắc về cách chăm sóc con trong thời kỳ ăn dặm, hãy gọi đến số 1900 56 56 56, chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp