Với mẹ bầu, dinh dưỡng là vấn đề vô cùng quan trọng bởi nó góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thai nhi. Sữa chua là loại thực phẩm giúp kích thích ngon miệng, cải thiện tiêu hóa nên được lựa chọn trở thành một món ăn cần thiết với nhiều gia đình. Vậy bà bầu ăn sữa chua được không và nên ăn như thế nào mới tốt?
23/07/2022 | Bà bầu ăn mãng cầu được không? Nên ăn bao nhiêu là tốt nhất? 22/07/2022 | Bác sĩ giải đáp: Bà bầu có nên xông hơi vùng kín không? 14/07/2022 | Mẹ bầu ăn vải được không và những lưu ý từ bác sĩ
1. Người đang có bầu ăn sữa chua được không?
1.1. Đang có bầu có được ăn sữa chua không?
1. Bà bầu ăn sữa chua được không?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua với hương vị khác nhau nhưng chúng đều được làm từ thành phần chính là sữa nên có nhiều giá trị dinh dưỡng như sữa. Cụ thể, 100g sữa chua nguyên chất sẽ có khoảng: 80kCal, 210mg Kali, 55mg Natri, 15g Protein, 300mg Canxi cùng các loại vitamin khác như E, D, A,...
Không nên lo lắng mẹ bầu ăn sữa chua được không vì đây là thực phẩm rất tốt cho cả mẹ và thai nhi
Có không ít người quan tâm và tìm hiểu bà bầu ăn sữa chua được không xuất phát từ tâm lý cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cho giai đoạn quan trọng này. Tuy nhiên, các mẹ bầu không cần phải lo lắng về việc ăn sữa chua bởi đây là một loại thực phẩm tương đối tốt cho thai kỳ.
1.2. Sữa chua mang lại lợi ích gì cho mẹ bầu?
Sở dĩ thai phụ có thể yên tâm thoát khỏi băn khoăn khi mang bầu ăn sữa chua được không là bởi đây là nguồn thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho cả thai nhi và thai phụ. Cụ thể những lợi ích này, gồm:
- Giúp cho hệ tiêu hóa được cải thiện
Lợi khuẩn đường ruột có trong sữa chua giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn nhờ đó mà khả năng hấp thụ thức ăn cũng được cải thiện.
- Cơ thể được làm mát
Thân nhiệt của thai phụ thường tăng lên so với người bình thường nên dễ có cảm giác nóng trong người, tăng axit dạ dày và dễ ợ chua. Lúc này, ăn sữa chua chính là một cách giúp cơ thể được làm mát từ bên trong nên mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Bổ sung canxi
Lượng canxi ở trong sữa chua tương đối cao nên mẹ bầu chịu khó ăn sữa chua đều đặn sẽ giúp hệ xương trở nên chắc hơn, thai nhi nhờ đó mà cũng tránh được nguy cơ còi xương. Ngoài ra, lý giải trên phương diện bà bầu ăn sữa chua được không và lợi ích mà nó mang lại thì việc ăn sữa chua thường xuyên còn giúp thai phụ giảm thiểu được tình trạng mệt mỏi, đau nhức xương khớp trong suốt thai kỳ.
Sữa chua giúp cải thiện tình trạng khô và tăng sắc tố da ở mẹ bầu
- Tăng sắc tố da và cải thiện khô da
Bà bầu rất dễ bị tăng sắc tố da và có làn da khô hơn so với bình thường vì mất cân bằng hormone. Việc dung nạp sữa chua vào cơ thể sẽ cung cấp nguồn vitamin E tuyệt vời để cải thiện tình trạng này.
- Cải thiện miễn dịch
Lợi khuẩn có trong sữa chua có khả năng đánh bại các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và giúp cơ thể có khả năng chống chọi tốt hơn với các tác nhân có hại bên ngoài.
- Cân nặng được kiểm soát
Ăn sữa chua mỗi ngày có thể giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng rất tốt vì loại thực phẩm này giúp ngăn ngừa sự phát triển của hormone cortisol là nguyên nhân dẫn đến tăng cân và làm mất cân bằng hormone.
2. Mẹ bầu ăn sữa chua thế nào mới tốt?
Từ những chia sẻ trên có thể thấy câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu ăn sữa chua được không là hoàn toàn nên ăn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần ăn sữa chua đúng cách thì mới phát huy tối đa được những tác dụng này. Muốn vậy, mẹ bầu hãy nhớ:
- Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn trưa 30 phút - 2 giờ. Thời điểm này được khuyến cáo là thuận lợi nhất cho việc hấp thu canxi ở trong sữa chua vì đó là lúc nồng độ canxi trong cơ thể người mẹ xuống ở mức thấp nhất.
- Không được ăn sữa chua đã hết hạn sử dụng vì lúc này đã xuất hiện nhiều vi khuẩn có hại.
- Không ăn sữa chua khi đói vì thời điểm ấy độ pH dạ dày không phù hợp với sự xuất hiện của vi khuẩn có lợi từ sữa chua.
- Tốt nhất nên chọn loại sữa chua không đường hoặc ít đường nếu mẹ bầu bị tiểu đường và có tiền sử với bệnh tim mạch.
Mẹ bầu bị tiểu đường nên lựa chọn sữa chua không đường để tránh nguy hiểm cho thai kỳ
- Chỉ nên dùng sữa chua trong vòng 2 giờ sau khi đã mở nắp và không nên làm ấm vì hành động này sẽ vô tình làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong sữa chua.
- Không nên ăn sữa chua quá nhiều trong ngày vì nó rất dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, hành động này cũng dễ tạo cơ hội cho lượng lớn lợi khuẩn trong sữa chua tấn công vi khuẩn có lợi từ đó cản trở chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa và khiến cho khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể bị ảnh hưởng.
- Thận trọng với hàm lượng chất béo trong sữa chua, nhất là sữa chua được làm từ sữa nguyên kem vì chúng chứa chất béo bão hòa dễ làm tăng hàm lượng đường cho thai phụ, dễ làm tăng cân và nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Tốt nhất mẹ bầu nên chọn loại sữa chua tách béo hoặc ít béo.
- Tránh ăn sữa chua được làm từ sữa thô chưa qua xử lý vì nó dễ khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng không tốt cho sức khỏe như: đau bụng, tiêu chảy, nôn, nhức đầu, sốt, cơ thể đau nhức,... Điều này được lý giải rằng sữa chua làm từ sữa thô chưa qua xử lý dễ có vi khuẩn Listeria làm tăng nguy cơ sảy thai, mắc bệnh thương hàn, bạch hầu,... Lựa chọn sữa chua được làm từ sữa đã được tiệt trùng hoặc thanh trùng thì các loại vi khuẩn có hại đã bị tiêu diệt nên nguy cơ này cũng không còn.
Qua những nội dung được chia sẻ trên đây hy vọng vấn đề mẹ bầu ăn sữa chua được không đã không còn là rào cản để các thai phụ lựa chọn nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng này nữa và biết cách tốt nhất để việc ăn sữa chua mang lại những lợi ích tuyệt vời cho con yêu cũng như cho bản thân mình.