Bệnh máu trắng luôn là nỗi ám ảnh đáng sợ đối với sức khỏe con người. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào và gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về căn bệnh bạch cầu.
19/10/2020 | Bạch cầu là gì? Số lượng bạch cầu trong cơ thể là bao nhiêu? 03/10/2020 | Bạch cầu cao là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? 29/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm bạch cầu với cơ thể con người 03/02/2020 | Xét nghiệm WBC giúp khảo sát dòng tế bào bạch cầu trong máu
1. Bệnh máu trắng là gì?
Máu trắng còn biết đến với tên gọi là bạch cầu cấp, là 1 dạng bệnh ung thư máu trong đó những tế bào bạch cầu có sự bất thường trong quá trình phát triển.
máu trắng là bệnh ung thư của các tế bào máu xuất hiện ở trẻ em và người lớn
Bạch cầu là những tế bào có khả năng kháng nhiễm trùng. Với những người bị bệnh máu trắng, tế bào bạch cầu lại làm ngược lại khả năng đó, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường.
2. Phân loại các dạng bạch cầu cấp
Bệnh bạch cầu gồm có 2 nhóm bạch cầu cấp dòng tủy (AML) và bạch cầu cấp dòng lympho (ALL). Ngoài ra, còn 1 số nhóm bạch cầu hiếm gặp khác. Một cách chia khác là dựa vào độ tuổi của người mắc bệnh: cụ thể hơn là chia thành nhỏ hơn 16 tuổi, trên 16 tuổi và trên 60 tuổi.
2.1. Bạch cầu dòng tủy
Hiện nay, BCC dòng tủy được chia ra làm 8 loại khác nhau dựa trên sự phát triển của tế bào ung thư máu từ M0-M7. Dạng này thường gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ nhỏ, chủ yếu là nam giới. Bệnh diễn tiến nhanh chóng với các biểu hiện như sốt, khó thở, đau nhức xương khớp. Nguyên nhân gây bệnh có thể do tiếp xúc với bức xạ, hóa chất,…
Phương pháp chữa trị chủ yếu được áp dụng cho bệnh nhân máu trắng là hóa trị. Một số trường hợp có thể áp dụng phương pháp ghép tủy xương.
2.2. Bạch cầu dòng lympho
Đây là dạng bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em. Tuy nhiên, số người lớn tuổi, nhất là những người trên 65 tuổi cũng có thể mắc bệnh. Trẻ em có tỷ lệ sống sót hơn 5 năm cao hơn người lớn với tỷ lệ là 85%.
Bạch cầu dòng lympho cấp tính xuất hiện chủ yếu ở người có độ tuổi trên 65
Bạch cầu dòng lympho cấp tính được phân thành các nhóm nhỏ bao gồm:
-
Dòng lympho tế bào B cấp tính.
-
Dòng lympho tế bào T cấp tính.
-
Lymphoma Burkitt.
-
Bạch cầu chưa phân hóa cấp tính.
2.3. Bạch cầu dòng lympho mạn tính
Dạng bạch cầu này xảy ra hầu hết ở những người từ 55 tuổi trở lên thế nhưng người trẻ vẫn có khả năng mắc bệnh. Loại này cũng thường gặp ở nam giới và ít khi xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh nhân bạch cầu dòng lympho mạn tính có tỷ lệ sống hơn 5 năm là 85%.
3. Triệu chứng bệnh máu trắng
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn chảy máu ở những nơi khác như chảy máu răng, mũi, tiểu ra máu, rong kinh (nữ giới), thậm chí là xuất huyết não.
Bệnh nhân bạch cầu có biểu hiện xuất huyết, dễ chảy máu và khó lành
-
Dễ bị nhiễm trùng: những tế bào bạch cầu có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc đối phó với nhiễm trùng. Khi chúng bị ức chế hay hoạt động sai lệch, bạn sẽ thường xuyên bị nhiễm trùng. Lúc ấy, hệ miễn dịch sẽ tấn công những tế bào bình thường khác.
-
Sốt: bệnh nhân thường sốt cao kéo diễn ra liên tục và điều trị bằng các phương pháp thông thường không thể hạ sốt. Nguyên nhân gây sốt bởi những tế bào giải phóng ra những chất trung gian hoặc cơ thể suy giảm sức đề kháng.
-
Thiếu máu: số lượng bạch cầu có vấn đề tăng mạnh và ăn dần hồng cầu. Điều này làm hồng cầu giảm, gây nên tình trạng thiếu máu. Những biểu hiện điển hình của chứng thiếu màu là thở khó khăn, da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, mệt mỏi,… Trẻ nhỏ có dấu hiệu chậm lớn và hoạt động thể chất thường ngày bị giảm sút.
4. Tác nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng
Một số yếu tố dưới đây được xác định là tác nhân gây ra căn bệnh bạch cầu:
Hút thuốc lá là tác nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng
5. Một số lưu ý dành cho bệnh nhân và người thân
Một người khỏe mạnh bình thường khi phát hiện mắc bệnh sẽ bị suy sụp về tinh thần và thể chất rất nhiều. Chính vì thế bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt mới có khả năng hồi phục sức khỏe.
5.1 Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân sẽ không quá khắt khe như những căn bệnh khác tuy nhiên cũng cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
- Bổ sung thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cần thiết với các vitamin và khoáng chất: ngũ cốc, trái cây, rau củ, thịt cá,…
- Tránh dùng thực phẩm chứa dầu mỡ, không ăn món quá cay và thức ăn cứng,… sẽ có hại cho sức khỏe.
- Sử dụng thực phẩm tươi sạch, không có thuốc trừ sâu cũng như chất bảo quản,… để bảo vệ cơ thể.
Cần có chế độ chăm sóc phù hợp để bảo vệ sức khỏe
- Bệnh nhân trong khi điều trị sẽ gặp các triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng,… Vì vậy, cần chia nhỏ bữa ăn ra nhiều bữa để cơ thể được cung cấp dưỡng chất đầy đủ.
5.2 Chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân
Việc suy sụp tinh thần, bi quan, chán nản,… là tình trạng xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân khi tiếp nhận kết quả chẩn đoán. Nếu tinh thần không ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị chính vì thế rất cần sự động viên, chia sẻ từ những người xung quanh.
-
Luôn đồng cảm, động viên, chia sẻ với người bệnh để họ có thể lấy lại tinh thần lạc quan, vui tươi.
-
Bệnh nhân nên nghe nhạc, vẽ tranh,… hoặc tham gia hội nhóm để ổn định tinh thần, sống vui tươi hơn và xóa bỏ cảm giác bi quan.
5.3 Thực hiện đúng liệu trình điều trị của bác sĩ
Tiến trình phát triển của bệnh máu trắng diễn ra nhanh chóng và phức tạp thế nên bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ chữa trị của bác sĩ để kiểm soát tình trạng của bệnh.
Việc tái khám định kỳ rất quan trọng
Bệnh máu trắng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu bất thường hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.