Suy giảm thị lực thường xảy ra trong thời gian dài do các vấn đề tật khúc xạ ở mắt như cận thị, loạn thị,... Tuy nhiên nếu bị mất thị lực cấp tính xảy ra đột ngột, bạn nên đi khám bác sĩ sớm bởi nguyên nhân có thể phức tạp, nguy hiểm hơn như: biến chứng tiểu đường, biến chứng bệnh ở mắt, do làm việc căng thẳng, quá sức trong thời gian dài,...
06/09/2022 | Tật khúc xạ là gì và ảnh hưởng thế nào đối với thị lực người bệnh? 06/11/2021 | Glôcôm là bệnh gì? Làm sao để ngăn ngừa mất thị lực do Glôcôm? 17/05/2021 | Các triệu chứng cảnh báo thị lực bất thường mà bạn nên biết
1. Nguyên nhân gây mất thị lực cấp tính
Mất, giảm thị lực thường là kết quả của quá trình lão hóa sau thời gian nhiều năm, đặc biệt ở những người làm công việc cần sử dụng mắt với cường độ cao trong thời gian dài hoặc mắc bệnh ở mắt. Tuy nhiên nếu mất thị lực cấp tính, nguyên nhân thường không phải do lão hóa. Nếu khi dùng kính và thuốc nhỏ mắt nhưng thị lực vẫn không khôi phục, cần lưu ý đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
Mất thị lực cấp tính thường có thể do tổn thương nguy hiểm ở mắt
Một số nguyên nhân thường gặp gây mất thị lực cấp tính bao gồm:
-
Lượng đường trong máu tăng nhanh gây vỡ mạch máu nhỏ ở mắt dẫn đến mờ mắt, mất thị lực đột ngột.
-
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn, phản ứng từ dây thần kinh các bộ phận như mắt đến não cũng bị ảnh hưởng khiến người bệnh suy giảm thị lực, choáng váng, thậm chí mất thị lực hoàn toàn.
-
Triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc ảnh hưởng của khối u ở não.
-
Đục thủy tinh thể: Đây là chứng bệnh về mắt thường gặp ở tuổi già, sẽ gây giảm đến mất thị lực hoàn toàn nếu không được thay thế.
Mất thị lực cấp tính thường gặp trong cơn thiếu máu não thoáng qua
Dù do nguyên nhân nào thì nếu mất thị lực cấp tính kéo dài, kèm theo triệu chứng chảy máu, khó chịu, đau ngứa ở mắt thì đều là cảnh báo nguy hiểm. Nếu can thiệp chậm trễ, người bệnh có thể mất thị lực vĩnh viễn do tổn thương mắt không thể phục hồi kể cả điều trị tích cực sau đó.
2. Nên làm gì khi bị mất thị lực cấp tính?
Nếu nguyên nhân gây mất thị lực cấp tính do tổn thương ở mắt hoặc do thiếu máu não, đột quỵ sẽ đi kèm triệu chứng điển hình. Người bệnh cần sớm được đưa tới cơ sở y tế cấp cứu, xử lý nhanh chóng tình trạng để ngăn ngừa biến chứng sức khỏe cũng như nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Dù mất thị lực cấp tính chỉ trong vài giây đến vài chục giây do thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh lý ở mắt nhưng không gây đau đớn, người bệnh cũng không nên chủ quan. Triệu chứng này có thể tái phát trong tương lai và gây nguy hiểm cho sức khỏe mắt cũng như tính mạng người bệnh bất cứ khi nào. Vẫn cần đi kiểm tra để điều trị, ngăn ngừa tái phát.
Mất thị lực cấp tính do giảm đường huyết cần được bổ sung đường nhanh
Trường hợp mất thị lực cấp tính do giảm lượng đường trong máu đột ngột, cần cung cấp tạm thời lượng đường cho cơ thể một cách nhanh chóng. Bạn có thể lựa chọn kẹo ngọt, trà ngọt, nước đường hoặc nước trái cây. Bệnh nhân có thể uống viên glucose bổ sung nhanh đường nếu có sẵn.
Nếu bác sĩ xác định nguyên nhân do bệnh lý ở mắt hoặc mạch máu sẽ cần điều trị những bệnh lý này, tránh ảnh hưởng lâu dài đến thị lực mắt. Một số phương pháp điều trị áp dụng như: dùng thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật laser, dùng thuốc kiểm soát sức khỏe,...
Để xác định được nguyên nhân một cách nhanh chóng, chính xác, bệnh nhân nên cung cấp chi tiết các triệu chứng đi kèm với chứng mất thị giác cấp tính. Từ đó bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác.
Bác sĩ sẽ cần xác định nguyên nhân gây mất thị giác cấp tính để điều trị
2. Các biện pháp đơn giản như giúp bảo vệ mắt và thị lực hiệu quả
Mất thị lực đột ngột và trở lại bình thường có thể chưa gây nguy hiểm ngay cho người bệnh nhưng nếu chủ quan, bạn có thể bị mất thị lực vĩnh viễn. Vì thế ngoài thăm khám kiểm tra nguyên nhân và điều trị, hãy chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như sức khỏe đôi mắt.
Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn bảo vệ tốt hơn, giúp đôi mắt sáng khỏe, thị lực tốt:
-
Đeo kính bảo vệ mắt trước tia cực tím khi đi ra ngoài ban ngày, đặc biệt là những ngày trời nắng vì tia cực tím với năng lượng lớn có thể làm tổn thương tế bào mắt.
-
Có chế độ dinh dưỡng tốt, thức ăn cân bằng, lành mạnh, đặc biệt bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt thường xuyên và thực phẩm chức năng nếu cần thiết.
-
Ăn nhiều thực phẩm có chứa Lutein - chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe của mắt: rau chân vịt, cải xoăn và các loại rau có lá màu xanh đậm.
-
Ăn nhiều thực phẩm giàu acid béo omega-3 tốt cho mắt như: cá hồi, cá bơn, cá ngừ vây dài,...
-
Ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin A như: cà rốt, khoai lang, gan động vật,...
-
Không hút thuốc lá, hạn chế chạm tay lên mắt, nhất là khi tay dính bụi bẩn.
-
Đeo kính bảo hộ nếu tiếp xúc nhiều với khói bụi, đặc biệt là công việc đặc thù có nhiều bụi hoặc vật cứng có thể tổn thương mắt.
Cần đeo kính bảo hộ với công việc đặc thù có thể gây hại cho mắt
Nếu có triệu chứng mất thị lực đột ngột, hãy theo dõi tình trạng và đi khám bác sĩ sớm nhất có thể. Việc xác định nguyên nhân và điều trị sớm là rất quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe và thị lực cho đôi mắt của bạn.
Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn để khám, điều trị các bệnh về mắt. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm trong nghề, hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.