Mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì hay chỉ là hiện tượng bình thường? Nguyên nhân nào khiến mắt đột nhiên bị đỏ? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề nói trên ngay trong bài viết dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ kể tên một số vấn đề về mắt mà bạn đang phải đối diện cũng như cách khắc phục tình trạng này.
27/10/2021 | Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi, cách phòng tránh thế nào? 17/05/2021 | Bị đau mắt đỏ cũng có thể là triệu chứng SARS-CoV-2 chủng mới! 13/05/2021 | Góc giải đáp: Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh hay không?
1. Triệu chứng và nguyên nhân gây mắt đỏ?
Trước khi giải đáp câu hỏi mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu các thông tin về triệu chứng và nguyên nhân của tình trạng này trước đã nhé!
Mắt đỏ là tình trạng các mạch máu nhỏ nằm ở giữa kết mạc mắt và màng cứng bị dãn nở và sưng to quá mức. Tình trạng đỏ mắt có thể biểu thị ở nhiều mức độ cùng các triệu chứng bệnh lý kèm theo khác nhau. Trong đó, các triệu chứng xuất hiện kèm theo có thể kể đến như:
-
Mắt bị mẩn đỏ, sưng tấy và cảm giác ngứa, khó chịu.
-
Nước mắt chảy liên tục.
-
Mắt có cảm giác bị cộm.
-
Nhạy cảm hơn bình thường với ánh sáng, đặc biệt là các ánh sáng mạnh.
-
Mắt có thể nhìn mờ hơn, khó nhìn hơn.
Tình trạng mắt đỏ có thể xảy ra với bất cứ ai
Theo các chuyên gia, đỏ mắt có thể gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau như:
-
Tác động của môi trường như khói, bụi, ô nhiễm, thời tiết quá khô hanh,…
-
Mắt bị tác động trực tiếp bởi nguồn ánh sáng mạnh hoặc thời gian tiết xúc là quá nhiều.
-
Mắt tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất như nước clo trong bể bơi.
2. Mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì hay không?
Mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì không là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Theo các chuyên gia, mắt đỏ có thể là biểu hiện của một bệnh lý nhãn khoa nào đó. Trong đó, các bệnh lý phổ biến nhất mà người bệnh có thể mắc phải khi bị mắt đỏ như sau:
Bệnh tăng nhãn áp
Mắt đỏ hoàn toàn có thể là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp. Trong đó, tăng nhãn áp gồm 1 chuỗi các bệnh làm tổn thương dây thần kinh thị giác ở người bệnh. Bệnh thường xảy ra khi các chất lỏng tích tụ quá nhiều và gây ra áp lực lớn cho mắt.
Tăng nhãn áp có chuyển biến bệnh lý khá chậm nên thường khó phát hiện. Tuy nhiên, khi nhận thấy dấu hiệu mắt đỏ, thị lực gặp vấn đề đột ngột, xuất hiện đau đầu, buồn nôn thì bệnh lý có khả năng đã bước sang giai đoạn cấp tính. Chính vì vậy, khám mắt định kỳ là biện pháp ngăn chặn và phát hiện bệnh lý kịp thời.
Mắt đỏ là một trong những triệu chứng bệnh lý của tăng nhãn áp
Viêm mí mắt
Mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì? Viêm mí mắt có thể xảy ra với triệu chứng ban đầu là đỏ mắt. Thông thường, bệnh lý này có thể hồi phục nhanh chóng khi bệnh nhân giữ vệ sinh mắt và thực hiện chườm ấm đúng cách.
Mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì là phổ biến nhất? Trên lâm sàng thường gặp hiện tượng mắt đỏ nhiều nhất là bệnh lý viêm kết mạc, hay còn gọi là đau mắt đỏ. Đây là tình trạng mắt bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc do phản ứng với các dị nguyên trong môi trường.
Đau mắt đỏ có thể xảy ra với bất cứ độ tuổi nào, nhất là khi vào thời điểm thời tiết chuyển mùa. Mắt đỏ và cảm giác ngứa cộm liên tục là biểu hiểu đặc trưng nhất của bệnh lý này.
Xuất huyết dưới kết mạc
Một trong những triệu chứng của xuất huyết dưới kết mạc chính là tình trạng mắt bị đỏ. Bệnh thường biến mất sau khoảng 2 tuần mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh cảm thấy khó chịu, đau mắt liên tục và các triệu chứng không có tình trạng thuyên giảm sau 2 tuần thì cần tới các bệnh viện để thăm khám nhanh chóng.
Xuất huyết dưới mắt gây mắt đỏ là do sự vỡ ra của các mạch máu nhỏ dưới niêm mạc
Các bệnh lý khác
3. Cách khắc phục tình trạng mắt đỏ dành cho người bệnh
Để khắc phục tình trạng mắt đỏ tại nhà, bạn có thể tham khảo và sử dụng một số biện pháp dưới đây:
-
Sử dụng khăn hoặc gạc sạch để chườm ấm quanh mắt. Nên chườm ấm cho mắt trong khoảng 10 phút để mắt được hoạt động trơn tru hơn, kích thích lượng máu nuôi dưỡng đến mắt. Lưu ý: Bạn nên sử dụng riêng khăn hoặc gạc sạch cho mỗi 1 bên mắt.
-
Nếu chườm ấm không hiệu quả, bạn có thể chuyển sang chườm lạnh cho vùng mắt. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đừng chườm với nhiệt độ quá lạnh, bởi điều này có thể làm tình trạng trở nên tệ hơn.
-
Sử dụng nước nhỏ mắt để mắt được hoạt động trơn tru và làm sạch mắt tốt hơn.
-
Dừng sử dụng kính áp tròng nếu như mắt xuất hiện tình trạng đỏ, sưng.
-
Quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày bởi các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,… có thể gây viêm và làm tình trạng đỏ mắt diễn biến xấu hơn.
-
Uống nhiều nước hơn để cân bằng lượng nước mỗi ngày.
-
Sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều omega-3 để giảm viêm và tốt hơn cho tình trạng của mắt như cá hồi, cá trích, các loại hạt, ngũ cốc,…
-
Khi bị đỏ mắt, bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, có khả năng chứa nhiều dị nguyên hay các hóa chất độc hại.
-
Nên đeo kính khi cần ra ngoài.
Dùng nước nhỏ mắt để làm sạch và giúp hoạt động của mắt trơn tru hơn
Hy vọng thông qua bài viết, độc giả đã có thêm những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “mắt đỏ dấu bệnh gì?”. Tình trạng đỏ mắt có thể thuyên giảm sau một thời gian mà không cần người bệnh tác động quá nhiều. Tuy nhiên, khi kèm theo các triệu chứng như giảm thị lực đột ngột, đau nhức mắt không rõ nguyên nhân, chảy nước mắt nhiều thì người bệnh cần có sự hỗ trợ của y khoa để được thăm khám, chẩn đoán bệnh lý kịp thời.
Khi có nhu cầu thăm khám hoặc điều trị các bệnh lý về mắt, bạn có thể lựa chọn Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC để gửi gắm niềm tin. Để được đặt lịch khám hoặc cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với MEDLATEC thông qua đường dây nóng 1900.56.56.56 để được hỗ trợ trực tiếp.