Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, phần lớn thường diễn biến không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt, trẻ đột ngột tiến triển nặng và gặp phải biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Do đó, các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần áp dụng các biện pháp để phòng tránh bệnh tay chân miệng hiệu quả.
18/05/2021 | Đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người lớn ít người nhận biết 06/05/2021 | Biểu hiện qua từng cấp độ của bệnh tay chân miệng 19/04/2021 | Hỏi đáp: Bệnh tay chân miệng khi nào cần đến viện? 19/04/2021 | Nhận biết các biến chứng của bệnh tay chân miệng
1. Một số lưu ý về bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do virus đường ruột gây ra, trong đó 2 loại virus gây bệnh phổ biến là virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Trong đó virus Coxsackievirus A16 thường chỉ gây ra triệu chứng nhẹ, còn virus EV71 thì thường gây biến chứng đặc biệt nghiêm trọng.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao chính là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ còn kém, rất dễ bị virus xâm nhập và gây bệnh. Bệnh tay chân miệng có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng của người bệnh. Do đó nếu không biết cách phòng tránh bệnh tay chân miệng, bệnh rất dễ lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch.
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra
Bệnh được chia làm những giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn lại có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Ở giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn ủ bệnh thường diễn ra trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể trẻ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các dấu hiệu thường chưa xuất hiện.
+ Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn khởi phát bệnh sẽ diễn ra trong khoảng từ 1 đến 2 ngày với một số triệu chứng như trẻ bị đau họng, biếng ăn, sốt nhẹ, thường xuyên quấy khóc, có biểu hiện mệt mỏi và có thể bị tiêu chảy,…
+ Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Một số biểu hiện bệnh ở giai đoạn này là: Trẻ bị loét miệng, đau miệng, xuất hiện những nốt phát ban có dạng phỏng nước với đường kích khoảng vài milimet ở miệng, lòng bàn tay bàn chân, mông; bỏ ăn; sốt nhẹ; nếu trẻ sốt cao mà không được điều trị sớm sẽ dễ gây biến chứng.
+ Giai đoạn lui bệnh: Đây là giai đoạn trẻ được hồi phục hoàn toàn và không xuất hiện biến chứng. Thời gian lui bệnh thường diễn ra từ 3-5 ngày sau.
Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Phần lớn những trường hợp bị tay chân miệng đều không gây ra những biến chứng quá nghiêm trọng nhưng cũng có những trường hợp gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Khi trẻ có triệu chứng lở loét trong miệng gây khó nuốt, trẻ rất dễ biếng ăn và gây ra tình trạng mất nước. Một số trường hợp có thể bị ảnh hưởng đến não và gây ra một số biến chứng như: Viêm màng não, viêm não, liệt chi, suy tim, trụy mạch, phù phổi cấp và khiến bệnh nhân có thể bị đe dọa đến tính mạng.
2. Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh tay chân miệng
2.1. Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh tay chân miệng. Phương pháp được áp dụng phổ biến vẫn là điều trị triệu chứng, thông thường bệnh nhân sẽ hồi phục trong khoảng 7 đến 10 ngày. Đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, bệnh nhân cần được điều trị tích cực để duy trì sự sống.
Để điều trị triệu chứng, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc gây tê tại chỗ giúp bệnh nhân giảm đau ở các vết loét. Các bậc phụ huynh lưu ý, không dùng thuốc aspirin cho trẻ vì có thể dẫn tới hội chứng Reye làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ.
Một số bậc phụ huynh mua thuốc kháng sinh và tự ý điều trị cho con. Đây là thói quen sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Mẹ cần hiểu rằng, kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn và không có tác dụng tiêu diệt virus. Trong khi đó, bệnh tay chân miệng là do virus gây ra.
Vệ sinh tay sạch sẽ để phòng tránh bệnh tay chân miệng
Lưu ý: Một số phụ huynh thường nhầm lẫn biểu hiện của trẻ bị tay chân miệng với những căn bệnh khác. Chẳng hạn tình trạng trẻ bị sốt và chảy nhiều nước bọt, mẹ lại nhầm lẫn với biểu hiện mọc răng của trẻ, trẻ bị nổi ban ở mông mẹ lại nhầm là do hăm tã,… Vì thế, lời khuyên cho các bậc cha mẹ là theo dõi từng biểu hiện nhỏ nhất của trẻ và kịp thời đưa trẻ đi thăm khám để phòng tránh tối đa nguy cơ biến chứng của bệnh.
Với những trẻ có triệu chứng bệnh tiến triển nặng, có thể kể đến như tình trạng sốt cao trên 38 độ C, bị giật mình, thở mệt, liên tục quấy khóc, trẻ ngủ li bì, thậm chí hôn mê, co giật,… mẹ không nên chần chừ mà cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời điều trị. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
2.2. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Để phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ, phụ huynh cần chú ý những điều sau:
Đây là phương pháp hiệu quả giúp phòng ngừa được bệnh tay chân miệng và nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác. Mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không nên cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người lớn chẳng hạn như khăn tắm, khăn mặt,…
Khi nấu thức ăn cho trẻ, mẹ cần vệ sinh tay và dụng cụ nấu ăn sạch sẽ. Đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi. Không nên cho trẻ mút tay hay bốc thức ăn, khử trùng thìa, bát trước khi cho trẻ ăn.
Mẹ nên làm sạch đồ chơi của trẻ mỗi ngày
Mẹ nên chú ý vệ sinh không gian vui chơi của trẻ, đặc biệt là những nơi mà trẻ hay tiếp xúc như mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên làm sạch đồ chơi của trẻ mỗi ngày. Không nên cho trẻ ngậm, mút đồ chơi.
Để tìm hiểu thêm về cách phòng tránh bệnh tay chân miệng và một số bệnh lý khác ở trẻ, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các bác sĩ của bệnh viện sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.