Khi lưỡi có triệu chứng bất thường, cần được khắc phục sớm để tránh gây ảnh hưởng đến các hoạt động nhai, nuốt thức ăn và giao tiếp của người bệnh. Trong đó, lưỡi có đốm đỏ là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người hay mắc phải. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì và cần xử trí như thế nào?
04/04/2023 | Chức năng của lưỡi là gì? 04/03/2023 | Hướng dẫn cha mẹ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách 15/02/2023 | Viêm họng hạt ở lưỡi và những thông tin cần biết 09/12/2022 | Cạo lưỡi và 4 lợi ích cho sức khỏe răng miệng
1. Lưỡi có đốm đỏ là do bệnh gì?
Vị trí của lưỡi là nằm trong khoang miệng. Lưỡi không chỉ giúp chúng ta cảm nhận hương vị món ăn, hỗ trợ nhai nuốt thức ăn mà còn đóng vai trò quan trọng trong chức năng ngôn ngữ, giúp con người có thể trò chuyện với nhau.
Lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt hoặc hồng đậm
Lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt hay hồng đậm, thon dài và mềm mại. Bề mặt của lưỡi, nhất là mặt trên và hai bên lưỡi được bao phủ bằng một lớp màu trắng mỏng với khoảng 5000 gai nhỏ (còn được gọi là nhú). Đây cũng là nơi có rất nhiều tế bào thần kinh để có thể phát thông tin đến não một cách nhanh chóng nhất.
Hiện tượng lưỡi có đốm đỏ có thể do nhiều nguyên nhân như sau:
- Nhiệt miệng: Căn bệnh này có thể do nóng trong, suy giảm chức năng gan hay nhiễm khuẩn,… gây ra. Khi bị bệnh, môi và lưỡi của người bệnh sẽ nổi những chấm đỏ, kèm theo đó là những vết loét, khiến bệnh nhân đau nên rất khó ăn uống và nói chuyện. Tình trạng nhiệt miệng có thể xuất hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính.
- Dị ứng thuốc và thức ăn cũng có thể khiến cho lưỡi xuất hiện những đốm đỏ.
- Viêm họng: Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ xuất hiện rất nhiều triệu chứng chẳng hạn như sưng đỏ họng, có những mụn nhỏ và đỏ ở lưỡi, hạch cổ sưng có bựa trắng, kèm theo đó có thể là hiện tượng sốt cao và cơ thể rất mệt mỏi.
Khi chuyển sang viêm họng mạn tính, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng như ho khan, ho có đờm, ngứa họng, sốt, sổ mũi, khan họng, đốm đỏ ở lưỡi,…
Lưỡi có đốm đỏ có thể do nhiệt miệng
- Nhiễm nấm: Nếu không thường xuyên vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không sạch sẽ, sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, thì bạn có thể bị nhiễm nấm. Biểu hiện của căn bệnh này là rát lưỡi, nổi mụn đỏ ở lưỡi, giảm vị giác,…
- Lưỡi kết hạt do ký sinh trùng hoặc vi nấm. Bệnh thường gây ra một số triệu chứng như ngứa họng, rát, khô họng, có cảm giác vướng víu trong họng, phần đầu lưỡi và cuống lưỡi nổi chấm đỏ,…
- Sùi mào gà: Khi mắc căn bệnh này, người bệnh có thể gặp phải một số tổn thương có dạng u nhú màu trắng, hồng hoặc đỏ. Sùi mào gà do virus HPV gây ra và có thể lây truyền qua đường tình dục hay tiếp xúc với những vết thương hở của người bệnh.
Như vậy, tình trạng lưỡi có đốm đỏ có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây bệnh. Qua đó, mời có thể áp dụng được cách điều trị hiệu quả.
Các chuyên gia khuyên bạn không nên để bệnh lâu ngày, khiến bệnh tiến triển nặng và gây nhiều khó khăn cho quá trình điều trị. Quá trình điều trị càng phức tạp thì chi phí sẽ càng tốn kém.
2. Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở lưỡi
- Thay đổi màu sắc lưỡi:
+ Lưỡi nhợt nhạt: Có thể do thiếu máu, thiếu sắt, suy nhược cơ thể.
+ Lưỡi đỏ và niêm mạc lưỡi bị vàng, nhớt: Do viêm lưỡi, suy tim, sốt ban đỏ,…
+ Lưỡi màu đen: Có thể do thuốc điều trị hay vi khuẩn,… Tình trạng này thường không nguy hiểm. Chỉ cần loại bỏ các yếu tố tác động, màu sắc của lưỡi sẽ được cải thiện.
Nếu có dấu hiệu bất thường nên đi khám lưỡi càng sớm càng tốt
+ Lưỡi màu tím: Thường do lưu thông máu kém hoặc có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về tim mạch,…
+ Ngoài ra, khi bạn thường xuyên hút thuốc lá, dùng một số loại đồ uống như cà phê, đồ uống đậm màu,… màu sắc của lưỡi cũng có thể thay đổi.
- Thay đổi về bề mặt lưỡi:
+ Lưỡi khô, có vết nứt, bị mất đi lớp màu trắng phủ trên lưỡi.
+ Lưỡi bị mất các gai nhú, bị teo, xuất hiện những đường máu trắng trên bề mặt lưỡi.
+ Trên bề mặt lưỡi có nhiều lông do tích tụ keratin trên gai nhú, thường gặp ở những trường hợp điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, một số trường hợp vệ sinh răng miệng không tốt, dùng nước súc miệng có chứa peroxide cũng có thể khiến cho lưỡi có nhiều lông.
+ Lưỡi loét và xuất hiện các nốt viêm.
+ Trên lưỡi có xuất hiện các mảng đỏ: Đây có thể là do người bệnh bị nhiễm nấm hoặc mắc bệnh hồng sản.
3. Một số biện pháp phòng ngừa các bệnh về lưỡi
- Đánh răng thường xuyên, giúp lưỡi, khoang miệng và răng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
Không uống bia rượu để hạn chế các bệnh về lưỡi
- Loại bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Không lạm dụng bia rượu.
- Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và phòng tránh được nhiều loại bệnh tật.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Nên ưu tiên những loại rau củ quả, nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Trong quá trình chế biến nên hạn chế chiên nướng thức ăn, tốt nhất hãy chế biến các loại thực phẩm bằng cách hấp và luộc.
- Quan hệ tình dục an toàn: Khi “yêu” bằng đường miệng, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HPV và mắc phải một số vấn đề về lưỡi. Do đó, quan hệ tình dục an toàn cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để giúp lưỡi khỏe mạnh.
- Khám răng hàm mặt định kỳ 6 tháng/lần để có thể nhận biết rõ tình trạng sức khỏe răng miệng, những tổn thương trong khoang miệng và các vấn đề bất thường ở lưỡi. Từ đó, điều trị bệnh kịp thời và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng lưỡi có đốm đỏ và một số biện pháp phòng ngừa bệnh về lưỡi. Nếu có thắc mắc hoặc có triệu chứng nghi ngờ bệnh về lưỡi, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đội ngũ tổng đài viên sẽ tư vấn và hướng dẫn bạn cách đặt lịch khám sớm nhất.