Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người và nhất là với người mắc bệnh ung thư đại tràng. Thực tế, căn bệnh này tác động rất nhiều đến khả năng ăn uống và hấp thu dưỡng chất của bệnh nhân. Do đó, bác sĩ luôn đưa ra những lời khuyên về chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng trong suốt quá trình điều trị và sau khi khỏi bệnh.
12/04/2022 | Tìm hiểu về các loại xét nghiệm ung thư đại tràng 08/11/2021 | Vì sao cần tầm soát ung thư đại tràng và nên thực hiện ở đâu? 21/09/2021 | Bác sĩ hướng dẫn phân biệt Hội chứng ruột kích thích và ung thư đại tràng 10/09/2021 | Ung thư đại tràng có di truyền không?
1. Tại sao phải xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là một trong số những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khá phổ biến ở nước ta cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và còn tác động đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Thực tế, phần lớn các bệnh ung thư đều khó điều trị và các phương pháp can thiệp đều gây tổn hại nhiều đến sức khỏe bệnh nhân.
Xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng
Đối với những người mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc đang trong quá trình điều trị đều thường gặp khó khăn trong việc ăn uống. Điều này cũng khiến sức khỏe bị suy kiệt, khó hồi phục do cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Mặt khác, các tế bào ung thư luôn tấn công, làm tổn thương cơ thể nên sức khỏe người bệnh vốn suy yếu lại càng tồi tệ hơn. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình điều trị cũng như sau khi hết bệnh.
2. Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư đại tràng
Ngoài thắc mắc ung thư đại tràng có chữa khỏi được không thì câu hỏi về những thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng cũng được rất nhiều độc giả quan tâm. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, sau đây là một số chia sẻ từ bác sĩ về những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho người ung thư trực tràng, cụ thể gồm:
2.1. Rau và trái cây
Đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại tràng, bác sĩ thường khuyến khích tăng cường bổ sung rau và trái cây vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Những nguồn thực phẩm này thường dễ tiêu hóa, hỗ trợ ruột già nhanh chóng phục hồi. Trong đó, các nguồn thực phẩm giàu vitamin B và axit folic rất tốt cho đường ruột. Đồng thời các nguồn dưỡng chất này cũng dễ dàng tìm thấy trong các loại rau lá xanh như rau xà lách, cải xoăn,… Đối với những bệnh nhân vừa phẫu thuật, bạn nên ăn những thức ăn lỏng và dần dần bổ sung thêm một ít chất xơ, chất béo.
Thực phẩm tốt cho người bị ung thư đại tràng
2.2. Sử dụng nguồn chất xơ từ ngũ cốc
Nguồn chất xơ từ các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp bệnh nhân bị ung thư đại tràng cảm hạn chế bị táo bón và kéo dài cảm giác no. Do đó, bác sĩ khuyến khích người bệnh nên sử dụng nguồn thực phẩm này ít nhất 1 - 2 khẩu phần cho mỗi ngày. Tuy nhiên, các bạn nên hạn chế sử dụng những loại bánh mì có hàm lượng chất béo cao như bánh ngọt, bánh mì tỏi.
2.3. Thực phẩm chế biến từ sữa
Các nguồn thực phẩm được chế biến từ sữa thường chứa hàm lượng vitamin D và canxi rất cao. Ngoài ra, chất trợ sinh Probiotics trong các loại thức ăn này còn hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Theo một số nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày cơ thể cần tiêu thụ khoảng 1200 - 1500mg canxi. Nếu bạn ngán sữa có thể thay thế bằng số thực phẩm khác như phô mai, sữa chua. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng thêm thuốc bổ sung vitamin D và canxi theo sự chỉ định của bác sĩ.
2.4. Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Theo bác sĩ, uống nhiều nước sẽ giúp bệnh nhân bị ung thư đại tràng dễ dàng tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa táo bón. Vậy uống bao nhiêu nước là đủ? Đối với cơ thể của người trưởng thành thì mỗi ngày cần cung cấp khoảng 1.5 - 2 lít nước, tương đương với 8ly nước. Mặt khác, uống nước nhiều cũng giúp người bệnh ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh sau khi phẫu thuật.
3. Những thực phẩm bệnh nhân cần kiêng
Bên cạnh tăng cường những nguồn thực phẩm có lợi vào chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng thì người thân cũng cần lưu ý thêm về một số nguồn thức ăn có hại cho đường ruột cần kiêng. Cụ thể như:
-
Không nên ăn các loại thịt hộp được chế biến sẵn và có thể thay thế các loại thịt có màu đỏ bằng hải sản để bổ sung protein cho cơ thể.
-
Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ như chiên, xào,... Thay vào đó, các thức ăn cho người bệnh ung thư đại tràng nên chế biến đơn giản bằng cách hấp hoặc luộc.
-
Những thức ăn, nước uống có nhiều đường, thức uống có gas.
Người mắc bệnh đại tràng không nên uống bia rượu
-
Tập cai thuốc lá, rượu, bia vì chúng làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gia tăng khả năng tái phát bệnh sau khi phẫu thuật. Trong những trường hợp cần thiết, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 1 - 2 ly để giảm thiểu mức độ tác động đến đường ruột. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyến khích mọi người nên kiêng chúng để bảo vệ sức khỏe của mình.
Đối với bệnh nhân vừa kết thúc phẫu thuật ung thư đại tràng, người thân nên lưu ý tránh lựa chọn những thức ăn sinh hơi nhiều hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Điển hình như đậu, tiêu, bông cải, thức ăn cay, nóng, đồ ăn lên men, đồ khô hoặc rau sống.
Tuy nhiên, thực đơn bữa ăn mỗi ngày cần cung cấp đủ các nguồn dinh dưỡng thiết yếu và bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng hỗ trợ như omega 3, Kẽm,... Với những trường hợp người bệnh không thể ăn uống được, bác sĩ có thể góp ý truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch nhằm đảm bảo cơ thể có đủ dưỡng chất để phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
4. Một số lưu ý trong chế độ của bệnh nhân theo triệu chứng
Ngoài việc tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi và kiêng dùng những thức ăn không tốt cho đường ruột thì người thân nên xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng dựa trên biểu hiện cơ thể. Điều này không chỉ giúp người bệnh dễ dàng hấp thu dưỡng chất mà còn hỗ trợ làm thuyên giảm những triệu chứng. Cụ thể như:
-
Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa: bệnh nhân không nên ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, thay vào đó bạn nên lựa chọn những món ăn thanh đạm, dễ hấp thu như bột ngũ cốc, bột ngó sen,...
-
Ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi: người bệnh nên uống nước gừng, nước cam, ăn cháo gạo, mì sợi,...
Trà nhân sâm tốt cho bệnh nhân phẫu thuật đại tràng
-
Sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng, bệnh nhân thường bị hư tổn khí huyết, mệt mỏi, không muốn ăn uống, cơ thể mất sức: để thuyên giảm các triệu chứng này, người bệnh nên ăn các loại canh bổ như canh thịt gà, trà nhân sâm, canh lá diếc, mộc nhĩ,...
-
Người mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3 hoặc 4, sức khỏe thường bị suy nhược, không có nhu cầu ăn uống hoặc ăn uống khó khăn. Do đó, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết.
-
Đối với trường hợp bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bằng hóa chất thường khiến họ cảm thấy hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, nôn mửa: người thân nên bổ sung những thực phẩm như cà chua, sữa, trà sâm, trứng gà,… trong thực đơn.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Nếu Quý khách hàng cần được hỗ trợ, hãy đến Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC hoặc liên lạc qua hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn.