Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 - 24 tháng tuổi chính xác và đầy đủ | Medlatec

Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 - 24 tháng tuổi chính xác và đầy đủ

Trong lịch sử nền y học, vacxin được xem là bước đột phá vô cùng quan trọng trong y tế dự phòng, giúp cơ thể được bảo vệ tốt hơn khỏi nhiều bệnh tật. Vacxin đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe con yêu, bạn cần theo dõi lịch tiêm chủng cho bé từ 0 - 24 tháng tuổi mà MEDLATEC chia sẻ dưới đây.


26/06/2020 | Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 - 24 tháng tuổi chính xác và đầy đủ
11/11/2019 | Các mũi tiêm vắc xin phổ biến và địa chỉ tiêm chủng uy tín hàng đầu hiện nay
24/01/2019 | Có thể bạn chưa biết: Vắc xin ngừa cúm cần được tiêm chủng hàng năm
08/07/2016 | Dịch vụ tiêm chủng vaccine thủy đậu tại MEDLATEC

1. Trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh sẽ được tiêm hai mũi vacxin đó là viêm gan B và vacxin phòng bệnh lao. Vacxin phòng bệnh viêm gan B mũi 1 sẽ được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh hoặc phải tiêm sớm nhất có thể nếu không thực hiện được trong 24 giờ đầu. 

Loại vacxin thứ hai trẻ sơ sinh cần tiêm trong vòng 30 ngày đầu sau khi sinh đó là vacxin phòng bệnh lao phổi hay còn gọi là vacxin BCG.

2. Giai đoạn trẻ 1 tháng tuổi

Nếu người mẹ có mang virus viêm gan B thì trẻ sẽ được tiêm vacxin viêm gan B mũi 2 vào thời gian này. Nếu không, vacxin viêm gan B mũi 2 sẽ được tiêm cùng với vacxin 6 trong 1 vào giai đoạn trẻ được 2 tháng tuổi.

 Trẻ từ 0 - 1 tháng tuổi cần tiêm vacxin viêm gan B 

Trẻ từ 0 - 1 tháng tuổi cần tiêm vacxin viêm gan B 

3. Giai đoạn trẻ từ 6 tuần đến 2 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ sẽ được tiêm phòng khá nhiều loại vacxin.

- Vacxin uống liều 1 phòng tiêu chảy do Rotavirus.

- Từ 6 tuần tuổi trở lên, cần đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng bệnh viêm màng não, viêm phổi và viêm tai giữa do phế cầu mũi 1.

- Tiêm các loại vacxin phòng viêm gan B mũi 2 (nếu mẹ không có virus viêm gan B), vacxin phòng bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm họng, viêm phế quản, viêm màng não mủ, viêm phổi do Haemophilus influenzae mũi 1.

- Ngoài ra, cũng có thể cho trẻ dùng vacxin 6 trong 1 trong Chương trình tiêm chủng dịch vụ hay vacxin 5 trong 1 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cùng với vacxin uống phòng bệnh bại liệt.

4. Giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi

- Vacxin uống phòng tiêu chảy do Rotavirus liều 2.

- Tiêm vacxin để phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu, viêm màng não mũi 2.

- Tiêm các vacxin để phòng viêm gan B mũi 3 và vacxin phòng bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm họng, viêm phế quản, viêm màng não mủ, viêm phổi do Haemophilus influenzae mũi 2.

- Cũng có thể dùng vacxin 6 trong 1 mũi 2 hoặc vacxin 5 trong 1 và dùng thêm vacxin bại liệt liều 2.

Nên đưa trẻ đi tiêm vacxin đúng lịch để đạt hiệu quả cao 

Nên đưa trẻ đi tiêm vacxin đúng lịch để đạt hiệu quả cao 

5. Giai đoạn trẻ 4 tháng tuổi

- Nếu sử dụng vacxin Rotateq của Mỹ thì cần uống vacxin phòng tiêu chảy do Rotavirus liều 3.

- Tiêm vacxin để phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu, viêm màng não mũi 3.

- Tiêm các vacxin để phòng viêm gan B mũi 4 và vacxin phòng bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm họng, viêm phế quản, viêm màng não mủ, viêm phổi do Haemophilus influenzae mũi 3.

- Cũng có thể dùng vacxin 6 trong 1 mũi 3 hoặc vacxin 5 trong 1 và dùng thêm vacxin bại liệt liều 3.

6. Giai đoạn trẻ 5 tháng tuổi

Nếu trong giai đoạn trước trẻ sử dụng vacxin 5 trong 1 và uống vacxin phòng bại liệt thì giai đoạn này cần cho trẻ tiêm thêm 1 mũi vacxin phòng bệnh bại liệt.

7. Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi

- Vacxin phòng bệnh cúm: tiêm mũi 1 vào giai đoạn này, sau 1 tháng thì tiêm mũi 2 và tiêm nhắc lại hàng năm.

- Vacxin phòng bệnh viêm màng não do mô cầu B, C: 2 mũi tiêm cách nhau tối thiểu từ 6 đến 8 tuần, thông thường là 8 tuần.

8. Giai đoạn trẻ từ 9 -12 tháng tuổi

- Vacxin sởi hay vacxin phòng sởi - quai bị - rubella (MMR) mũi 1: Nếu tiêm mũi này trong khoảng 9 -12 tháng tuổi thì mũi tiêm nhắc lại cần được thực hiện sau 6 tháng. Mũi MMR được tiêm nhắc lại sau 4 năm. Nếu xuất hiện dịch sởi, mũi vacxin phòng sởi MVVAC hay vacxin MMR phòng sởi - rubella có thể được tiêm khi trẻ chỉ mới 6 tháng tuổi.

- Nếu chưa được tiêm vacxin phòng sởi trước 1 tuổi thì cần tiêm ngay vắc-xin MMR phòng sởi-quai bị-rubella mũi 1, 6 tháng sau có thể tiêm tăng cường thêm 1 mũi vacxin MVVAC phòng sởi hoặc vacxin MR sởi - rubella và nhắc lại MMR mũi 2 sau 4 năm sau.

- Vacxin Imojev phòng viêm não Nhật Bản: 2 mũi tiêm cách nhau từ 1 đến 2 năm và có thể được tiêm cùng đợt hoặc cách tối thiểu 1 tháng với vacxin phòng sởi hay phòng sởi - quai bị - rubella.

Theo dõi sát sao lịch tiêm vacxin cho trẻ

Theo dõi sát sao lịch tiêm vacxin cho trẻ

9. Giai đoạn trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi

Lịch tiêm chủng cho bé trên 1 tuổi đến 2 tuổi như sau:

- Vacxin phòng viêm não Nhật Bản B: Nếu chưa tiêm mũi 1 của vacxin Imojev thì có thể chọn 1 trong 2 loại này. Vacxin Imojev được tiêm nhắc lại sau 2 năm.

- Vacxin Jevax mũi 1, mũi thứ 2 được tiêm sau khoảng 1 đến 2 tuần, mũi 3 tiêm sau đó 1 năm rồi tiếp tục tiêm 3 năm một lần ít nhất là cho đến khi 15 tuổi.

- Vacxin phòng thủy đậu mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 sau 4 năm.

 - Vacxin phòng viêm gan A mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 sau 6 - 12 tháng.

-Vacxin để phòng viêm gan B và vacxin phòng bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm họng, viêm phế quản, viêm màng não mủ, viêm phổi do Haemophilus influenzae hay vacxin 6 trong 1 mũi 4. Phải hoàn thành tiêm vacxin này trước 24 tháng tuổi.

- Vacxin phòng bệnh thương hàn: Có thể tiêm từ khi trong 24 tháng tuổi và nhắc lại sau 3 năm.

9. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng

Bên cạnh việc nắm được lịch tiêm chủng cho bé thì các bậc cha mẹ cần phải chủ động trang bị đầy đủ kiến thức để đồng hành cùng con, chăm sóc con trước, trong và sau khi tiêm chủng để hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn của thuốc.

Trước khi tiêm chủng, cha mẹ cần lưu ý

- Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ tránh nguy cơ nhiễm trùng.

- Nên để trẻ mặc quần áo thoải mái giúp thuận tiện cho các thao tác khi tiêm chủng.

- Không nên cho trẻ ăn quá no hay để trẻ bị đói trước khi tiêm để tránh trường hợp trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

- Cha mẹ cần mang theo giấy tờ đầy đủ và nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé đặc biệt là các trường hợp dị ứng thuốc, đồ ăn,...

Lưu ý sau khi tiêm vacxin cho trẻ

- Phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi nếu có các phản ứng không mong muốn sau khi tiêm thì sẽ được cứu chữa kịp thời

- Khi về nhà, cha mẹ cần theo dõi mọi phản ứng của trẻ như sốt, da đỏ ửng, sưng, quấy khóc thái quá,... cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức

- Vết tiêm có thể bị sưng đỏ trong 6 - 8 ngày với trẻ có làn da nhạy cảm, cha mẹ có thể chườm mát để giúp trẻ giảm đau sau tiêm

Trên đây là những thông tin về lịch tiêm chủng cho bé từ 0 - 24 tháng tuổi cùng với một số lưu ý cho cha mẹ có con cần tiêm chủng. MEDLATEC luôn sẵn sàng chia sẻ, tư vấn và giúp đỡ cho cha mẹ và bé khi đến tiêm chủng tại bệnh viện.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tại sao cơ thể dễ bị tác dụng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19?

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tiêm ngừa vắc xin COVID-19 là cách an toàn nhất giúp tạo hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng về các tác dụng phụ không mong muốn sau tiêm vắc xin. Để giúp Quý khách hàng có thêm những thông tin hữu ích, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây qua sự giải đáp của bác sĩ chuyên khoa BVĐK MEDLATEC.
Ngày 26/08/2021

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Cùng với chiến lược xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cộng đồng, tiêm vắc xin là công cụ quan trọng giúp kiểm soát đại dịch COVID-19 hiệu quả. 
Ngày 26/08/2021

Thông tin từ A-Z 3 loại vắc xin phòng COVID-19 được phê duyệt tại Việt Nam

Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tiêm vắc xin là việc hết sức cần thiết giúp cơ thể tạo ra miễn dịch phòng ngừa COVID-19. Hiện Bộ Y tế đang triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống COVID-19 trên toàn quốc với mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, có 70% dân số Việt Nam được tiêm chủng vắc-xin Covid-19 để đạt miễn dịch cộng đồng.
Ngày 10/08/2021

Những lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Một trong những hoạt động bảo vệ sức khỏe quan trọng nhất đối với phụ nữ là tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Lúc này, để quá trình tiêm phòng diễn ra thuận lợi, hiệu quả, chị em nên tìm hiểu một số kiến thức nhất định. Bài viết hôm nay, MEDLATEC sẽ chia sẻ một số thông tin cũng như kinh nghiệm khi tiêm vắc xin này cho chị em tham khảo.
Ngày 19/07/2020
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp