Thông tin từ A-Z 3 loại vắc xin phòng COVID-19 được phê duyệt tại Việt Nam | Medlatec

Thông tin từ A-Z 3 loại vắc xin phòng COVID-19 được phê duyệt tại Việt Nam

Ngày 10/08/2021 Ban biên tập

Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tiêm vắc xin là việc hết sức cần thiết giúp cơ thể tạo ra miễn dịch phòng ngừa COVID-19. Hiện Bộ Y tế đang triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống COVID-19 trên toàn quốc với mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, có 70% dân số Việt Nam được tiêm chủng vắc-xin Covid-19 để đạt miễn dịch cộng đồng.


12/08/2021 | Tiêm vắc xin COVID-19 bao nhiêu mũi? Lịch tiêm cụ thể của từng loại
11/08/2021 | Những điều cần biết về vắc xin Astrazeneca phòng chống COVID-19
23/07/2021 | Vắc xin bất hoạt là gì và có an toàn cho người tiêm không?
21/07/2021 | Bạn nên biết: người lớn có cần tiêm vắc xin viêm gan A không

Để giúp người dân hiểu hơn về các loại vắc xin đã được phê duyệt tại Việt Nam tính đến thời điểm 2/8/2021, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Trên Thế giới hiện nay có các loại vắc-xin COVID-19 như: Vắc xin bất hoạt; vắc xin sử dụng véc-tơ virus; vắc xin protein tái tổ hợp; Vắc xin DNA; vắc xin RNA; vắc xin vỏ virus. Tại Việt Nam, có 3 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng bao gồm:

- Vắc xin COVID-19 AstraZeneca;

- Vắc xin COVID-19 Moderna (tên gọi khác Vắc xin Spikevax);

- Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech;

Thông tin cụ thể từng loại vắc xin:

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca

1/ Nguồn gốc: Là vắc xin của hãng AstraZeneca (Vương quốc Anh) được nghiên cứu và phát triển bởi Đại học Oxford và được Tổ chức Y tế Thế giới thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp  vào ngày 15/02/2021.

+ Tại Việt Nam, vắc xin COVID-19 AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 01/02/2021.

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca

2/ Hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID - 19 theo kết quả nghiên cứu lâm sàng từ 62 – 90%.

3/ Lịch tiêm phòng:

+ Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho những người từ 18 tuổi trở lên khi đủ điều kiện sức khỏe, không có điểm bất thường cần hoãn tiêm hoặc chống chỉ định

+ Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi đầu tiên từ 8 - 12 tuần.

+ Yêu cầu: Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho mỗi người đến tiêm để đảm bảo chỉ định đúng đối tượng và an toàn tiêm chủng.

4/ Liều lượng và đường tiêm: 0,5 ml, tiêm bắp.

5/ Tiêm chủng đồng thời cùng các loại vắc xin khác:

+ Chưa có đầy đủ dữ liệu về khả năng sử dụng thay thế cho nhau của vắc xin COVID-19 AstraZeneca với vắc xin phòng COVID-19 khác.

+ Khuyến cáo tiêm đủ 2 liều của cùng một loại vắc xin phòng COVID-19.

+ Nên tiêm phòng vắc xin COVID-19 cách tổi thiểu 14 ngày với tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh khác.

- Lưu ý: Quyết định số 3398/QĐ-BYT ngày 12/07/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn: Trường họp số lượng vắc xin còn hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc xin Pfizer-BioNTech để tiêm cho đối tượng đã tiêm mũi thứ nhất AstraZeneca từ 8-12 tuần

6/ Chỉ định tiêm vắc xin đối với một số nhóm đối tượng đặc biệt:

+ Người từ 65 tuổi trở nên: Đây được xem là đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và tỷ lệ tử vong cao.

+ Người mắc bệnh nền, bệnh mạn tính: Tiêm vắc xin khi bệnh đã ổn định.

+ Phụ nữ mang thai: Khuyến cáo tiêm chủng nếu lợi ích của việc tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai vượt trội hơn các rủi ro tiềm ẩn của vắc xin.

+ Phụ nữ cho con bú: Tiêm vắc xin nếu họ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Không cần tạm ngừng cho con bú sau tiêm phòng.

+ Người bị HIV: Cân nhắc đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ đối với từng cá nhân.

+ Người bị suy giảm miễn dịch: Có thể tiêm nếu thuộc nhóm nguy cơ. Các thông tin, hồ sơ về suy giảm miễn dịch cần được cung cấp cho nhân viên y tế để tư vấn về lợi ích và rủi ro cũng như theo dõi, đánh giá sau tiêm chủng.

+ Người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó: Có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có thể tiêm vắc xin sau 6 tháng khỏi bệnh.

+ Người mắc COVID-19 cấp tính: Không tiêm chủng cho những người đang mắc bệnh được xét nghiệm chẩn đoán dương tính bằng phương pháp PCR. Chỉ được tiêm sau 6 tháng khỏi bệnh.

+ Người có tiền sử sử dụng kháng thể kháng COVID-19 điều trị trước đó: Khuyến cáo tiêm ít nhất sau 90 ngày điều trị.

7/ Chống chỉ định:

+ Có tiền sử phản ứng nặng phản vệ độ 2 với bất kỳ dị nguyên nào.

+ Có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vắc xin trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2.

+ Quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin như: L-Histidine; L-Histidine hydrochloride monohydrate; Magie clorua hexahydrat; Polysorbate 80; Etanol; Sucrose; Natri clorua; Dinatri edetat dihydrat.

8/ Phản ứng sau tiêm:

+ Rất phổ biến (≥ 10%): Đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau nóng tại vị trí tiêm, mệt mỏi, bồn chồn, ớn lạnh, sốt nhẹ.

+ Phổ biến (từ 1-10%): Sốt ≥ 38, sưng và đo tại vị trí tiêm.

Phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19

Phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19

+ Ít gặp: Chóng mặt, đâu bụng, sung hạch, vã mồ hôi, ngứa, phát ban.

+ Hiếm gặp: Phản ứng nặng sau tiêm

+ Tai biến nặng sau tiêm: Giảm tiểu cầu, huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin rất hiếm gặp.

9/ Các nhóm tạm hoãn tiêm vắc xin

+ Đã mắc bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng hoặc trong vòng 90 ngày trước có điều trị immoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19.

+ Tiền sử tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.

+ Những người bị suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối cắt lách, xơ gan mất bù. Trong vòng 14 ngày có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị xạ trị, hóa trị.

+ Đang mắc các bệnh cấp tính

+ Phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

10/ Các nhóm cần thận trọng khi tiêm vắc xin

Yêu cầu: Phải khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

+ Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác

+ Người ≥ 65 tuổi

+ Người có tiền sử rối loạn đông cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.

+ Người có bệnh mạn tính phát hiện bất thường dấu hiệu sống:

  • Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút;
  • Huyết áp: Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg; Huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg;
  • Nhịp thở: > 25 lần/ phút hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

+ Người có bệnh nền, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định

+ Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

Vắc xin phòng COVID-19 Moderna

1/ Nguồn gốc: Được sản xuất bởi nhiều nước Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Pháp

+ Tổ chức Y tế Thế giới thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp  vào ngày 30/04/2021.

+ Tại Việt Nam, vắc xin COVID-19 Moderna đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 3122/QĐ-BYT ngày 28/06/2021 và Quyết định số 3219/QĐ-BYT ngày 02/07/2021 về việc bổ sung nội dung Điều 1 Quyết định số 3122/QĐ-BYT ngày 28/06/2021.

Vắc xin phòng COVID-19 Moderna

Vắc xin phòng COVID-19 Moderna

2/  Hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID - 19 theo kết quả nghiên cứu lâm sàng 94,1%.

3/ Lịch tiêm phòng:

+ Vắc xin phòng COVID-19 của Moderna được chỉ định tiêm phòng cho những người từ 18 tuổi trở lên khi đủ điều kiện sức khỏe, không có điểm bất thường cần hoãn tiêm hoặc chống chỉ định

+ Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 28 ngày.

+ Yêu cầu: Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho mỗi người đến tiêm để đảm bảo chỉ định đúng đối tượng và an toàn tiêm chủng.

4/ Liều lượng và đường tiêm: 0,5 ml, tiêm bắp.

5/ Tiêm chủng đồng thời cùng các loại vắc xin khác:

+ Chưa có đầy đủ dữ liệu về khả năng sử dụng thay thế cho nhau của vắc xin COVID-19 Moderna với vắc xin phòng COVID-19 khác.

+ Khuyến cáo tiêm đủ 2 liều của cùng một loại vắc xin phòng COVID-19.

+ Nên tiêm phòng vắc xin COVID-19 tổi thiểu 14 ngày với tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh khác.

6/ Chỉ định tiêm vắc xin đối với một số nhóm đối tượng đặc biệt

+ Người mắc bệnh nền, bệnh mạn tính: Là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 và cần được tiêm chủng phòng bệnh. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho thấy vắc xin COVID-19 Moderna an toàn và hiệu quả ở những nhóm người này bao gồm bệnh phổi mạn tính, bệnh tim, béo phì, bệnh gan, nhiễm HIV). Trước khi tiêm cần khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng khi bệnh đã ổn định, nên tiêm chủng tại bệnh viện.

+ Phụ nữ mang thai: Khuyến cáo tiêm chủng nếu lợi ích của việc tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai vượt trội hơn các rủi ro tiềm ẩn của vắc xin.

+ Phụ nữ cho con bú: Tiêm vắc xin nếu họ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Không cần tạm ngừng cho con bú sau tiêm phòng.

+ Người bị HIV: Cân nhắc đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ đối với từng cá nhân. Có thể tiêm nếu đã kiểm soát tốt bằng điều trị thuốc kháng virus và thuộc nhóm nguy cơ khuyến cáo tiêm vắc xin

+ Người bị suy giảm miễn dịch: Có thể tiêm nếu thuộc nhóm nguy cơ. Các thông tin, hồ sơ về suy giảm miễn dịch cần được cung cấp cho nhân viên y tế để tư vấn về lợi ích và rủi ro cũng như theo dõi, đánh giá sau tiêm chủng.

+ Người có tình trạng tư miễn dịch: Có thể tiêm nếu đối tượng không thuộc diện chống chỉ định tiêm vắc xin.

+ Người có tiền sử sử dụng kháng thể kháng COVID-19 điều trị trước đó: Khuyến cáo tiêm ít nhất sau 90 ngày điều trị.

7/ Chống chỉ định:

+ Có tiền sử phản ứng nặng phản vệ độ 2 với bất kỳ dị nguyên nào

+ Có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vắc Moderna xin trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2.

+ Quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin.

8/ Phản ứng sau tiêm:

+ Rất phổ biến (≥ 1/10): Đau đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau, cứng khớp, đau, sung đỏ tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, nổi hạch;

+ Phổ biến (từ ≥ 1/100 đến < 1/10): Phát ban, mẩn đỏ, nôn, tiêu chảy;

+ Không phổ biến (≥ 1/1000 đến < 1/100): Ngứa chỗ tiêm

+ Hiếm (≥ 1/10.000 đến < 1/1000): Sưng, liệt mặt, ngoại biên cấp tính

+ Phản ứng phản vệ sau tiêm rất hiếm gặp.

+ Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim: Các báo cáo cho thấy nguy cơ viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim tăng lên đặc biệt sau tiêm mũi vắc xin Moderna liều thứ 2. Thông thường các triệu chứng khởi phát vài ngày sau tiêm chủng vì vậy cần cẩn trọng chỉ định tiêm vắc xin Moderna cho các đối tượng có tiền sử bị viêm màng ngoài tim và viêm cơ tim.

9/ Các nhóm tạm hoãn tiêm vắc xin:

+ Người đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng hay mạn tính tiến triển.

+ Phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

+ Những người bị suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối cắt lách, xơ gan mất bù.

+ Trong vòng 14 ngày có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị xạ trị, hóa trị.

+ Đã mắc bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng hoặc trong vòng 90 ngày trước có điều trị immoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19.

+ Tiền sử tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.

10/ Các nhóm cần thận trọng khi tiêm vắc xin:

Yêu cầu: Phải khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

+ Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác

+ Người ≥ 65 tuổi

+ Người có tiền sử rối loạn đông cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.

+ Người có bệnh mạn tính phát hiện bất thường dấu hiệu sống:

  • Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút;
  • Huyết áp: Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg; Huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg;
  • Nhịp thở: > 25 lần/ phút hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

+ Người có bệnh nền, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định

+ Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

+ Người có tiền sử bị viêm màng ngoài tim và viêm cơ tim.

Vắc xin COVID-19 Pfizer - BioNTech

1/ Nguồn gốc: Là vắc xin RNA (mRNA) giúp các tế bào của cơ thể tạo ra một loại protein vô hại. Sau đó, protein vô hại này sẽ kích hoạt phản ứng  miễn dịch của cơ thể tạo kháng thể để chống lại virus SARS-CoV-2

Vắc xin Comirnaty của Pfizer được Tổ chức Y tế Thế giới thông qua chấp thuận sử dụng vắc xin trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 31/12/2020.

Tại Việt Nam, vắc xin COVID-19 Comirnaty của Pfizer - BioNTech đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12/06/2021.

+ Nước sản xuất

  • Pfizer Manufacturing Belgium NV - Bỉ.

2/ Hiệu lực bảo vệ: Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy vắc xin có iệu lực bảo vệ trước tác nhân  gây bệnh COVID - 19 từ 95-100% sau khi tiêm liều thứ 2 khoảng 7 ngày.

3/ Lịch tiêm phòng

Vắc xin Pfizer – BioNTech được chỉ định tiêm phòng cho người từ 12 tuổi trở lên.

Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi đầu tiên từ 3-4 tuần (21 -28 ngày).

4/ Liều lượng và đường tiêm: 0,3 ml, tiêm bắp.

5/ Tiêm chủng đồng thời cùng các loại vắc xin khác:

+ Chưa có đầy đủ dữ liệu về khả năng sử dụng thay thế cho nhau của vắc xin COVID-19 Pfizer với vắc xin phòng COVID-19 khác.

+ Khuyến cáo tiêm đủ 2 liều của cùng một loại vắc xin phòng COVID-19.

+ Nên tiêm phòng vắc xin COVID-19 tổi thiểu 14 ngày với tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh khác.

6/ Chỉ định:

+ Người mắc bệnh nền, bệnh mãn tính: Trước khi tiêm cần khám sàng lọc cẩn thận. Tiêm vắc xin khi bệnh đã ổn định.

+ Phụ nữ mang thai: Không khuyến cáo tiêm chủng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu lợi ích của việc tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai vượt trội hơn các rủi ro tiềm ẩn của vắc xin.

+ Phụ nữ cho con bú: Tiêm vắc xin nếu họ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Không cần tạm ngừng cho con bú sau tiêm phòng.

+ Người bị suy giảm miễn dịch: Có thể tiêm vắc xin nếu thuộc nhóm nguy cơ. Các thông tin, hồ sơ về suy giảm miễn dịch cần được cung cấp cho nhân viên y tế để tư vấn về lợi ích và rủi ro cũng như theo dõi, đánh giá sau tiêm chủng.

+ Người có bệnh tự miễn hoặc có tiền sử liệt mặt: Có thể được tiêm chủng nếu không có các chống chỉ định tiêm vắc xin.

+ Người bị HIV: Có thể tiêm nếu đã kiểm soát tốt bằng điều trị thuốc kháng virus.

+ Người có tiền sử dùng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương của người bệnh để điều trị COVID-19 điều trị trước đó: Khuyến cáo tiêm ít nhất sau 90 ngày điều trị.

7/ Chống chỉ định:

+ Có tiền sử phản ứng nặng phản vệ độ 2 với bất kỳ dị nguyên nào

+ Có phản ứng dị ứng nặng sau lần tiêm chủng vắc xin bất hoạt của Pfizer – BioNTech trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2.

+ Có tiền sử phản ứng dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin Pfizer - BioNTech. Đặc biệt, không nên sử dụng cho những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với Polyethylene glycol (PEG) hoặc các phân tử liên quan.

8/ Phản ứng sau tiêm:

+ Rất phổ biến (≥ 10%): Đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau, sung tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt.

+ Phổ biến (từ 1/100 đến 1/10): Buồn nôn, mẩn đỏ chỗ tiêm;

+ Không phổ biến (≥ 1/1000 đến < 1/100): Nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa chỗ tiêm.

+ Hiếm (≥ 1/10.000 đến < 1/1000): Liệt mặt ngoại biên cấp tính

+ Phản ứng phản vệ sau tiêm rất hiếm gặp.

+ Tai biến nặng như: Viêm cơ tim… rất hiếm gặp

9/ Các nhóm tạm hoãn tiêm vắc xin:

+ Người đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng hay mạn tính tiến triển.

+ Phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

+ Những người bị suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối cắt lách, xơ gan mất bù.

+ Trong vòng 14 ngày có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị xạ trị, hóa trị.

+ Đã mắc bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng hoặc trong vòng 90 ngày trước có điều trị immoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19.

+ Tiền sử tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.

10/ Các nhóm cần thận trọng khi tiêm vắc xin:

Yêu cầu: Phải khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

+ Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác

+ Người ≥ 65 tuổi

+ Người có tiền sử rối loạn đông cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.

+ Người có bệnh mạn tính phát hiện bất thường dấu hiệu sống:

  • Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút;
  • Huyết áp: Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg; Huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg;
  • Nhịp thở: > 25 lần/ phút hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

+ Người có bệnh nền, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định

+ Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

+ Người có dấu hiệu bất thường khi nghe tim, phổi.

Trên đây là thông tin về 3 loại vắc xin đang được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Hy vọng rằng với những thông tin trên có thể giúp người dân hiểu thêm về từng loại vắc xin. Hãy đọc kỹ và lưu ý trước khi tiêm nhé.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tại sao cơ thể dễ bị tác dụng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19?

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tiêm ngừa vắc xin COVID-19 là cách an toàn nhất giúp tạo hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng về các tác dụng phụ không mong muốn sau tiêm vắc xin. Để giúp Quý khách hàng có thêm những thông tin hữu ích, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây qua sự giải đáp của bác sĩ chuyên khoa BVĐK MEDLATEC.
Ngày 26/08/2021

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Cùng với chiến lược xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cộng đồng, tiêm vắc xin là công cụ quan trọng giúp kiểm soát đại dịch COVID-19 hiệu quả. 
Ngày 26/08/2021

Thông tin từ A-Z 3 loại vắc xin phòng COVID-19 được phê duyệt tại Việt Nam

Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tiêm vắc xin là việc hết sức cần thiết giúp cơ thể tạo ra miễn dịch phòng ngừa COVID-19. Hiện Bộ Y tế đang triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống COVID-19 trên toàn quốc với mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, có 70% dân số Việt Nam được tiêm chủng vắc-xin Covid-19 để đạt miễn dịch cộng đồng.
Ngày 10/08/2021

Những lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Một trong những hoạt động bảo vệ sức khỏe quan trọng nhất đối với phụ nữ là tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Lúc này, để quá trình tiêm phòng diễn ra thuận lợi, hiệu quả, chị em nên tìm hiểu một số kiến thức nhất định. Bài viết hôm nay, MEDLATEC sẽ chia sẻ một số thông tin cũng như kinh nghiệm khi tiêm vắc xin này cho chị em tham khảo.
Ngày 19/07/2020
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp