Một trong những căn bệnh nhiễm trùng cấp tính nghiêm trọng nhất đó là bạch hầu, nếu không điều trị sớm, bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, chúng ta nên chủ động đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạch hầu. Vậy những phương pháp xét nghiệm được thực hiện như thế nào?
28/03/2021 | Những thông tin cần biết khi tiêm phòng bệnh bạch hầu ở trẻ 03/03/2021 | Vắc xin phòng bệnh bạch hầu: những điều cần biết 19/02/2021 | Bệnh bạch hầu: dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả 19/02/2021 | Bệnh bạch hầu là bệnh gì và những thông tin liên quan
1. Tác nhân gây bệnh bạch hầu
Trước khi tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạch hầu, chúng ta cần hiểu về tác nhân chính gây bệnh. Corynebacterium diphtheriae được biết tới là loại vi khuẩn gây ra bệnh bạch hầu, chúng thường được gọi là vi khuẩn bạch hầu.
Vi khuẩn bạch hầu có thể tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài cơ thể
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại vi khuẩn kể trên có sức đề kháng cực tốt khi ở bên ngoài cơ thể. Đặc biệt, chúng có khả năng chịu điều kiện thời tiết khô lạnh tốt, chính vì thế sức lây lan của vi khuẩn bạch cầu khá nhanh chóng.
Trong khi đó, nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc dưới điều kiện nhiệt độ cao vi khuẩn gây bệnh có thể bị tiêu diệt nhanh chóng. Chúng ta cần nắm được những đặc điểm cơ bản này và chủ động loại bỏ sự phát triển của vi khuẩn bạch hầu.
2. Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm hàng đầu đó là bệnh bạch hầu có nguy hiểm không? Sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng như thế nào nếu không may mắc bệnh?
Bạch hầu được đánh giá là một trong những bệnh nhiễm trùng cấp tính khá nghiêm trọng, vi khuẩn có thể lây truyền qua chất tiết đường hô hấp. Ngoài ra, vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae cũng có thể nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua chất dịch ở vết thương ngoài da.
Trên thực tế, chúng ta không nên chủ quan nếu đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạch hầu cho kết quả dương tính. Bởi vì độc tố của loại vi khuẩn kể trên có khả năng gây tổn thương tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Trong đó, có thể kể đến những tổn thương ở hệ thần kinh, tim hoặc gây tình trạng hoại tử ngoài da,…
Bệnh bạch hầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh
3. Những triệu chứng thường gặp của bệnh bạch hầu
Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của vi khuẩn bạch hầu, mọi người tỏ ra khá lo lắng và mong muốn tìm hiểu những triệu chứng thường gặp của bệnh. Nếu nắm được các dấu hiệu đặc trưng của bệnh bạch hầu, mọi người sẽ kịp thời đi xét nghiệm, phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
Trong giai đoạn đầu tiên, các triệu chứng bệnh bạch hầu khá giống với biểu hiện cúm hoặc cảm lạnh bình thường. Bệnh nhân sẽ thấy tình trạng viêm họng, viêm thanh quản hoặc có hiện tượng nhiễm trùng ngoài da. Điều này khiến chúng ta tỏ ra chủ quan và không theo dõi những triệu chứng trên sát sao hơn.
3.1. Với bệnh nhân mắc bạch hầu mũi trước
Những triệu chứng thường gặp khi mắc bạch hầu mũi trước đó là sổ mũi, dịch nhầy trong mũi có chứa mủ hoặc lẫn máu. Đây là dấu hiệu không quá nghiêm trọng, nhiều khả năng độc tố của vi khuẩn bạch hầu chưa tấn công vào máu của bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên chủ động theo dõi và đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạch hầu càng sớm càng tốt.
3.2. Với bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu họng
Trong trường hợp này, người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau rát họng, thường xuyên mệt mỏi và chán ăn. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sưng hạch vùng cổ, lúc này chúng ta phải điều trị khẩn cấp để hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua các vết thương hở
Nếu như độ tố của vi khuẩn tấn công vào cơ thể quá mạnh, các cơ quan chịu rất nhiều tổn thương. Trong đó có thể kể đến tình trạng viêm cơ tim hoặc viêm dây thần kinh. Những vấn đề này không được điều trị, xử lý kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng bệnh nhân.
4. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạch hầu
Để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, bạn nên chủ động đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạch hầu. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của y học, khá nhiều phương pháp xét nghiệm đã ra đời giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và nhanh chóng hơn.
4.1. Xét nghiệm soi trực tiếp
Một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay đó là xét nghiệm soi trực tiếp. Cụ thể, bác sĩ sẽ lấy màng giả mạc hoặc là chất ngoáy họng ở vùng đang có tổn thương để làm bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm này có thể được nhuộm qua Albert hoặc Methylen nhằm theo dõi và phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn gây bệnh.
Nếu như kết quả xét nghiệm cho thấy hình thể của vi khuẩn tồn tại, bệnh nhân sẽ được kiểm tra kỹ càng và điều trị theo phác đồ phù hợp. Càng để lâu, vi khuẩn càng tấn công mạnh mẽ và để lại những ảnh hưởng cực nghiêm trọng.
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạch hầu
4.2. Xét nghiệm sinh học phân tử
Hiện nay, phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạch hầu bằng cách xét nghiệm sinh học phân tử cũng được sử dụng khá nhiều. Chúng còn được biết đến với tên gọi quốc tế là Real time PCR.
Khá giống với phương pháp xét nghiệm soi trực tiếp, bệnh phẩm dùng để xét nghiệm chính là màng giả mạc hay chất ngoáy họng ở phần đang bị tổn thương.
Ngoài 2 xét nghiệm trên, các bác sĩ còn có thể sử dụng xét nghiệm nuôi cấy, phân lập, định danh để chẩn đoán bệnh.
5. Phòng bệnh bạch hầu như thế nào?
Nếu không kịp thời phát hiện, điều trị, bệnh bạch hầu có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì thế phòng bệnh là việc làm cực kỳ cần thiết đối với mỗi chúng ta.
Đầu tiên, mọi người nên chủ động đi tiêm vắc xin giải độc tố bạch hầu, đây là cách phòng bệnh hiệu quả và đơn giản nhất. Hiện nay, trẻ nhỏ từ 2 tháng đến dưới 24 tháng tuổi đều được tiêm phòng loại vắc xin kể trên.
Khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, việc xác định ổ dịch, cách ly và điều trị cho người bệnh cần được thực hiện nhanh chóng. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên được bảo vệ, chăm sóc thật cẩn thận. Khi chúng ta quá chủ quan đối với vấn đề phòng chống bệnh, tình hình dịch bệnh có thể bùng phát nghiêm trọng và rất khó kiểm soát.
Mọi người có thể chủ động phòng bệnh
Như vậy, xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạch hầu có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát hiện bệnh. Ngay khi có những triệu chứng đáng nghi, mọi người hãy đi xét nghiệm để bác sĩ theo dõi, đánh giá tình hình sức khỏe. Nếu bệnh diễn biến phức tạp, sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân sẽ bị đe dọa.