Bệnh bạch hầu rất dễ gây nhầm lẫn với cảm, ốm, đau họng thông thường song lại nguy hiểm hơn nhiều. Nó có thể khiến người bệnh suy hô hấp, suy tim, tổn thương thần kinh đến tử vong. Vậy bệnh bạch hầu là bệnh gì? Bệnh nguy hiểm khi nào và cần điều trị ra sao?
28/01/2021 | Mức độ nguy hiểm của dịch bạch hầu và cách phòng tránh 28/10/2020 | Các loại vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván và lịch tiêm chi tiết 12/07/2020 | Bệnh bạch hầu - Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa hiệu quả
1. Giải đáp chi tiết: bệnh bạch hầu là bệnh gì?
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bạch hầu, có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra, vi khuẩn này thường cư trú và gây bệnh ở hầu họng, làm tổn thương niêm mạc mũi. Chúng thường kết tụ lại với nhau tạo thành các lớp giả mạc màu trắng hoặc xanh, dính chắc và dai trên niêm mạc họng. Khi lớp giả mạc này dày lên, chúng có thể cản trở hô hấp, gây suy hô hấp.
Bệnh bạch hầu do vi khuẩn thường cư trú ở hầu họng gây ra
Điều nguy hiểm hơn là vi khuẩn bạch hầu có thể sinh ra độc tố gây phá hủy mô và tế bào. Khi độc tố thấm vào máu có thể theo máu đi khắp các cơ quan, gây nhiễm độc toàn thân. Bệnh bạch hầu tiến triển nhanh và không được điều trị hiệu quả có thể khiến người bệnh tử vong trong vòng vài ngày.
2. Dấu hiệu triệu chứng thường gặp của bệnh
Ngoài nắm được bệnh bạch hầu là bệnh gì, nhận diện được triệu chứng bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong thăm khám và điều trị.
Vi khuẩn bạch hầu có thể gây lây nhiễm ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là miệng và cổ họng. Các triệu chứng đa dạng người bệnh gặp phải là:
-
Đau họng, khàn tiếng do niêm mạc họng bị tổn thương.
-
Cổ họng có lớp màng màu trắng xám dày, có thể nhìn rõ bằng mắt thường.
-
Khó thở, khó nuốt, khó chịu khi cử động cổ họng, nguyên nhân do lớp giả mạc bám chắc cản trở hoạt động nuốt và khiến người bệnh đau đớn.
Triệu chứng ho, đau cổ họng xuất hiện khá sớm
-
Ho nhiều: Triệu chứng ho do bạch hầu xuất hiện khá sớm, thường bị nhầm lẫn với viêm họng thông thường nhưng nặng lên nhanh chóng cùng nhiều biểu hiện đặc trưng khác.
-
Sốt, ớn lạnh, đây là triệu chứng đặc trưng của nhiễm trùng.
-
Dấu hiệu sốc khi độc tố lan toàn thân, người bệnh da nhợt nhạt, đổ mồ hôi, lạnh, tim đập nhanh, ý thức mơ màng.
-
Hạch ở cổ bị sưng, phù, đây thường là dấu hiệu xuất hiện muộn cho thấy độc tố do bạch hầu đã ảnh hưởng nhiều đến cơ quan này.
Ngoài ra, biểu hiện lâm sàng của người bệnh còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng như mức độ lan tràn của độc tố. Đánh giá triệu chứng bệnh cũng là việc đầu tiên mà bác sĩ thực hiện để can thiệp điều trị đúng.
Các triệu chứng tại chỗ của bệnh bạch hầu bao gồm:
Bạch hầu mũi
Biểu hiện bệnh tương tự như viêm đường hô hấp nhưng tình trạng chảy nước mũi nhiều hơn, đôi khi dịch nhầy mũi có lẫn máu, mủ và có mùi hôi cảm nhận thấy rõ. Những người bị bạch hầu mũi thường triệu chứng toàn thân khá nghèo nàn.
Bạch hầu ở trẻ nhỏ có thể gây biến chứng nguy hiểm
Bạch hầu họng
Đây là thể bệnh bạch hầu thường gặp nhất, người bệnh có triệu chứng toàn thân thấy rõ như chán ăn, sốt nhẹ từ 38 - 38.5 độ C, viêm họng, cảm giác bất an,… Màng giả thường xuất hiện ở hầu họng sau 1 - 2 ngày, ban đầu có màu trắng ngà và mỏng, sau dày lên và lan rộng đến khắp hầu họng và thanh khí quản. Màng giả này bám rất chắc vào niêm mạc họng, nếu bóc tách có thể gây chảy máu.
3. Tiến triển bệnh bạch hầu
Tiến triển bệnh bạch hầu ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào diện tích màng giả tương đương với số lượng và mức độ gây hại của vi khuẩn cũng như lượng độc tố, mức độ xâm nhập của độc tố vào cơ thể.
Các trường hợp bệnh nhẹ được điều trị tích cực thì tiến triển bệnh dừng lại ở mức độ nhiễm trùng tại chỗ. Tuy nhiên nếu độc tố lan khắp cơ thể, bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn mạch, tổn thương thần kinh, hôn mê, mất ý thức và tử vong. Tiến triển bệnh bạch hầu nặng hơn có thể rất nhanh chóng chỉ trong vòng 7 - 10 ngày.
Vi khuẩn bạch hầu có thể lây nhiễm qua không khí
4. Nguyên nhân gây bệnh và nguy cơ lây lan
Tác nhân gây bệnh bạch hầu là vi khuẩn Corynebacterium, loại trực khuẩn này có khả năng lây truyền. Đa số bệnh nhân mắc bệnh do hít phải không khí có chứa vi khuẩn từ người bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, tiếp xúc gián tiếp với vật dụng nhiễm vi khuẩn từ người bệnh bạch hầu cũng là một con đường lây nhiễm.
Những vết thương hầu họng hoặc cơ quan khác do bạch hầu chứa nhiều vi khuẩn sống, vì thế chạm trực tiếp có thể khiến người lành mắc bệnh. Rất khó để phát hiện và ngăn ngừa vi khuẩn bạch hầu lây lan, hơn nữa biến chứng bệnh nghiêm trọng nên tiêm phòng vắc xin là biện pháp tốt nhất được khuyến cáo.
5. Bệnh bạch hầu có thể gây tử vong như thế nào?
Bệnh bạch hầu có thể gây ra 2 biến chứng nghiêm trọng nhất là: biến chứng do màng giả lan rộng và biến chứng do độc tố.
Sự nhân lên về số lượng vi khuẩn bạch hầu càng nhiều thì màng giả càng phát triển lan rộng và dày lên. Tình trạng này sẽ trở nên nguy hiểm khi màng giả lan đến dưới thanh - khí phế quản gây tắc nghẽn đường hô hấp. Cần cấp cứu loại bỏ màng giả, thông đường thở mới có thể cứu sống bệnh nhân.
Biến chứng do độc tố của vi khuẩn bạch hầu rất đa dạng và nguy hiểm. Khi độc tố theo máu lan đến tim có thể gây viêm cơ tim, gây loạn nhịp tim, rung thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất,… Viêm cơ tim là một biến chứng nghiêm trọng, cần phải chăm sóc theo dõi chặt chẽ nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Viêm cơ tim gây tỉ lệ tử vong lên tới 50 - 60%.
Biến chứng do bạch hầu có thể gây tử vong
Độc tố của vi khuẩn bạch hầu có thể gây biến chứng thần kinh như: liệt khẩu, liệt vận động, liệt cơ hoành, liệt các chi,… Hiếm gặp trường hợp biến chứng thần kinh gây tử vong, tuy nhiên hậu quả bệnh nặng nề có thể kéo dài kể cả khi đã điều trị khỏi bệnh.
Như vậy bài viết này đã cung cấp cơ bản thông tin về bệnh bạch hầu là bệnh gì? Bệnh có thể gặp phải ở bất cứ ai khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh ngoài không khí và gây bệnh ở những người chưa có khả năng miễn dịch. Tiêm phòng là cách tốt nhất để tạo miễn dịch chủ động với bệnh bạch hầu.