Không ho nhưng có đờm ở cổ họng do nguyên nhân nào? | Medlatec

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng do nguyên nhân nào?

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là tình trạng làm cho người bệnh phải chịu đựng những phiền toái bởi cảm giác khó chịu, khó khăn trong khi nói chuyện hay ăn uống. Giải đáp cho thắc mắc tình trạng này xuất hiện do nguyên nhân nào và cải thiện nó như thế nào sẽ được chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết bên dưới đây.


16/02/2023 | Khạc đờm ra máu nguyên nhân do đâu và cách xử trí
30/07/2022 | Những điều bạn cần biết nếu bị vướng đờm ở cổ
11/05/2022 | Cách xử lý khi trẻ khò khè và ho nhiều đờm do Covid-19

1. Không ho nhưng có đờm ở cổ họng do nguyên nhân nào?

Đờm là chất dịch nhầy được đường hô hấp trong cơ thể chúng ta tiết ra, chứa các thành phần gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu và một số chất độc hại đã xâm nhập vào đường hô hấp.

Nó là một yếu tố kích thích phản xạ ho của cơ thể; nhưng cũng có nhiều trường hợp không ho nhưng có đờm ở cổ họng. Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

1.1. Nhiễm trùng đường hô hấp

Các loại vi khuẩn, virus có thể xâm nhập và tấn công vào đường hô hấp của cơ thể gây nhiễm trùng. Lúc này, đờm sẽ được tiết ra nhiều hơn so. Người bệnh cũng có biểu hiện là xuất hiện đờm trong cổ họng nhưng không ho.

1.2. Viêm amidan 

Viêm amidan cũng có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không ho nhưng có đờm ở cổ họng. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như bị sốt, họng bị sưng, đau rát, cảm giác đau khi nuốt,...

Không ho nhưng có đờm tích tụ ở cổ họng có thể là do bị viêm amidan gây ra

Không ho nhưng có đờm tích tụ ở cổ họng có thể là do bị viêm amidan gây ra

Đây là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xảy ra khi hai khối amidan trong vòm họng bị viêm. 

1.3. Viêm họng hạt

Tình trạng cổ họng chứa nhiều đờm nhưng không ho, khó nuốt, khó thở, họng ngứa rát, sổ mũi,... là các biểu hiện có thể gặp phải khi bị viêm họng hạt. Đây là dạng nhiễm trùng mãn tính, khó điều trị dứt điểm.

1.4. Cảm lạnh

Đây là một bệnh lý về đường hô hấp hay gặp, có thể gây hiện tượng ho khan hoặc không ho nhưng tích tụ đờm ở cổ họng. Và thường hay có đờm vào thời điểm ban đêm hoặc lúc sáng sớm.

1.5. Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh lý tai mũi họng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng khó lường khi không được phát hiện và thực hiện điều trị sớm.

Người bệnh mắc phải căn bệnh này đối diện với các triệu chứng như không ho nhưng vẫn có đờm ở cổ họng, bị khàn giọng, mất tiếng, khạc đờm ra máu, thở khò khè, tức ngực, khó thở, ù tai,...

Bệnh nhân mắc ung thư vòm họng có thể có biểu hiện có đờm ở cổ họng nhưng không ho

Bệnh nhân mắc ung thư vòm họng có thể có biểu hiện có đờm ở cổ họng nhưng không ho

1.7. Một số nguyên nhân khác 

Đi kèm với đó, hiện tượng cổ họng chứa nhiều đờm nhưng không ho xảy ra có thể là bởi một số nguyên nhân khác dưới đây. 

- Môi trường sống bị ô nhiễm, khói thuốc lá: 

Sinh sống ở nơi có môi trường bị ô nhiễm với nhiều bụi bẩn, khói bụi hoặc thói quen hút thuốc hay hít phải khói thuốc lá thường xuyên có thể gây ra tình trạng viêm ở đường hô hấp. Từ đó, khiến đờm được tiết ra nhiều và ứ tại cổ họng. 

- Tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm kích thích tăng tiết dịch đờm: 

Khi cổ họng đang bị tổn thương bởi bệnh cảm cúm hay bị kích ứng do uống đá lạnh, ăn đồ lạnh,..., việc tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm như trứng, sữa, ngũ cốc,... sẽ làm tăng cao khả năng tích tụ đờm trong cổ họng. 

- Đặc thù công việc: phải tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, các loại hóa chất công nghiệp hoặc phải nói, hát liên tục. 

- Việc dễ bị dị ứng khi có sự tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật,...

- Uống quá ít nước, tiêu thụ nhiều rượu, trà hay cà phê.

- Trạng thái lo âu, căng thẳng làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. 

- Bị lệch vách ngăn mũi hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi,... cũng có thể gây ra tình trạng xuất hiện dịch đờm trong cổ họng nhưng không ho.

2. Làm thế nào để cải thiện? 

Để có thể cải thiện tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây: 

- Thực hiện việc thường xuyên súc miệng với nước muối pha loãng hay nước muối sinh lý. 

- Giữ ấm cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh. 

- Dọn dẹp nhà cửa, không gian sống sạch sẽ, thoáng khí, tránh bụi bẩn.

- Đối với chế độ ăn uống: 

  • Uống nhiều nước.

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, không ăn các loại thực phẩm như sữa, đậu nành, ngũ cốc, lúa mì,... để tránh làm tăng lượng dịch đờm được tiết ra.

  • Tăng cường rau xanh, trái cây, trong đó có các loại quả có nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

  • Hạn chế uống đá lạnh hoặc ăn các thực phẩm được ướp, chế biến lạnh. 

  • Không nên ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng.  

  • Hạn chế các loại đồ ăn ngọt, có nhiều đường.

  • Tránh sử dụng các thực phẩm dễ gây ngứa như các loại hạt (vừng, lạc, hướng dương,...).

Uống nhiều nước là một việc người bệnh không nên bỏ qua

Uống nhiều nước là một việc người bệnh không nên bỏ qua

- Hạn chế nói to, hét lớn hoặc nói liên tục.  

- Tránh xa thuốc lá, rượu, bia, cà phê, thức uống có gas,...

- Không nên đến những địa điểm, khu vực nhiều khói bụi hoặc có chứa hóa chất độc hại.

- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý; đồng thời, có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể với việc đều đặn tập luyện thể dục thể thao vừa sức.

Tuy nhiên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng không ho nhưng vẫn có đờm ở cổ họng. Từ đó, mới có thể tìm ra phương hướng tối ưu để khắc phục và cải thiện tình trạng này. 

Người gặp tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng nên đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị 

Người gặp tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng nên đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị 

Hy vọng bài viết được MEDLATEC chia sẻ trên đây đã phần nào đó lý giải cho bạn đọc thắc mắc tại sao không ho nhưng có đờm ở cổ họng và cũng tham khảo một số biện pháp cải thiện tình trạng này tại nhà.

Trường hợp muốn được thăm khám kỹ càng và tư vấn điều trị, quý khách hàng hãy đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để được hướng dẫn đặt lịch khám tại bệnh viện, quý khách có thể gọi đến đường dây nóng của MEDLATEC: 1900 56 56 56 và các tổng đài viên sẽ sẵn sàng hỗ trợ quý khách.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Viêm amidan 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Tình trạng viêm amidan 1 bên (thậm chí là cả 2 bên) xảy ra khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm amidan 1 bên, có các dấu hiệu nào giúp nhận biết tình trạng này? Dưới đây là những thông tin sẽ giúp chúng ta trả lời cho các thắc mắc nêu trên.
Ngày 22/06/2023

Bật mí cách đeo khẩu trang không đau tai - tránh mờ kính

Ngày nay với sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp và ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng thì khẩu trang chính là vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người. Tuy nhiên nếu đeo khẩu trang suốt cả ngày dài thì sẽ khiến vành tai chúng ta dễ bị đau, đặc biệt những ai phải đeo kính thì còn thêm tình trạng mờ kính khi đeo khẩu trang. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả những bất tiện này!
Ngày 20/06/2023

Mũi lệch vách ngăn là do đâu và khắc phục thế nào?

Mũi lệch vách ngăn thường khiến người bệnh cảm thấy khó thở và mất đi tính thẩm mỹ trên gương mặt. Đây được coi là một bất thường về cấu trúc mũi, làm sống mũi thay đổi về hình dáng và gây ra các vấn đề khác liên quan đến hô hấp. Các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân gây lệch vách ngăn mũi và các giải pháp khắc phục tình trạng này.
Ngày 19/06/2023

Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi và lời khuyên từ chuyên gia

Tình trạng đau họng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc của nhiều người bệnh với mong muốn nhanh chóng làm dịu bớt cảm giác khó chịu do triệu chứng này gây ra. MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các thuốc chữa đau họng qua bài viết dưới đây.
Ngày 06/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp