Khi nào răng hết mọc ở trẻ? Những dấu hiệu khi trẻ mọc răng | Medlatec

Khi nào răng hết mọc ở trẻ? Những dấu hiệu khi trẻ mọc răng

Khi nào răng hết mọc ở trẻ là một trong những vấn đề mà các ba mẹ rất quan tâm khi chăm sóc con nhỏ. Việc mọc răng ở trẻ có thể gây nên những cảm giác khó chịu cho con trong giai đoạn đầu đời. Chính vì vậy, việc nắm rõ thời gian mọc răng của con cũng sẽ giúp cho ba mẹ có được cách giải quyết tốt hơn khi chăm sóc các bé.


03/11/2022 | Góc tư vấn: Mọc răng khôn kiêng ăn gì để tránh gây đau?
13/10/2022 | Trẻ chậm mọc răng có sao không và cách khắc phục cha mẹ cần biết
22/02/2022 | Bé mọc răng hàm không chịu ăn do đâu? Làm gì để cải thiện tình hình?
10/02/2022 | Trẻ mọc răng nào đầu tiên? Chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào?

1. Khi nào răng hết mọc ở trẻ em?

Mỗi người đều sẽ có một độ tuổi mọc răng khác nhau. Sẽ có những trường hợp, răng chưa mọc khi đến 1 tuổi, nhưng cũng có những trường hợp răng đã mọc gần hết trong cùng độ tuổi. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu vào khoảng 4 - 7 tháng tuổi. Nếu các bé 15 - 18 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng thì ba mẹ cần đưa con đến nha sĩ để được chẩn đoán. 

Giai đoạn 15-18 tháng tuổi trẻ sẽ mọc hết răng

Giai đoạn 15-18 tháng tuổi trẻ sẽ mọc hết răng

Răng sữa thường sẽ xuất hiện một cách đơn lẻ và mọc từng chiếc trong riêng từng tháng. Mặc dù thời gian mọc không cố định, tuy nhiên, các bé sẽ có thứ tự mọc răng như sau: 2 chiếc răng giữa ở hàm dưới, 2 chiếc răng cửa, các răng nằm ở hai bên và cuối cùng chính là răng hàm. 

Các răng sữa đôi khi sẽ không mọc đều với độ ngắn dài khác nhau. Tuy nhiên, theo thời gian thì chúng sẽ mọc thẳng ra và đều hơn. Vậy khi nào răng hết mọc? Chiếc răng hàm đầu tiên có thể mọc khi bé được 1 tuổi và chiếc răng cuối cùng bắt đầu mọc khi lên 2 tuổi. Đây chính là chiếc răng hàm thứ hai và nằm ở phía trong cùng của khung răng. 

Khi trẻ được 3 tuổi thì 20 chiếc răng sữa sẽ mọc đầy đủ. Những chiếc răng này sẽ không bị rụng cho đến lúc những chiếc răng vĩnh viễn bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tuổi. 

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mọc răng ở trẻ

Tùy vào tình trạng sức khỏe mà thời gian mọc răng ở mỗi người đều sẽ khác nhau, có thể sớm hơn hoặc cũng có thể muộn hơn. Một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến khoảng thời gian mọc răng của từng người cụ thể như:

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian mọc răng ở trẻ em

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian mọc răng ở trẻ em

  • Tính di truyền: Trong gia đình nếu ông bà và bố mẹ mọc răng sớm thì các bé cũng được thừa hưởng nguồn gen này và mọc răng sớm. Ngược lại, nếu bố mẹ, ông bà mọc răng muộn thì các con cũng sẽ mọc răng muộn. 

  • Bổ sung dinh dưỡng: Đây là một yếu tố khá quan trọng đối với quá trình mọc răng ở mỗi người. Mầm của răng sữa và răng vĩnh viễn đều sẽ được hình thành ngay ở trong bào thai. Vì vậy, việc mẹ bầu được cung cấp một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ tạo nên được một hệ xương và răng vô cùng chắc khỏe cho em bé. Yếu tố này cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến việc bé mọc răng sớm hay muộn.

3. Các giai đoạn phát triển của răng

Toàn bộ quá trình phát triển của một bộ răng sẽ gồm có hai giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Mầm răng của trẻ sẽ xuất hiện trước khi bé được sinh ra. Tuy nhiên, những chiếc răng đầu tiên sẽ bắt đầu mọc lên khi các con được khoảng 6 tháng tuổi. Thời gian sau đó, những chiếc răng sữa khác cũng sẽ tiếp tục mọc lên đến khi trẻ 3 tuổi thì sẽ hình thành một bộ răng với 20 chiếc răng sữa. 

  • Giai đoạn 2: Khi trẻ đủ từ 5 tuổi đến 6 tuổi thì những chiếc răng sữa sẽ dần rụng và những chiếc răng trưởng thành dần mọc lên. Đến tuổi 14, đa số các các trường hợp đều sẽ rụng hết răng sữa và thay vào đó là một bộ răng vĩnh viễn (gồm có 28 răng). Khi đến 20 tuổi, mỗi người sẽ mọc thêm 4 chiếc răng (răng khôn) ở cuối khung hàm để hoàn chỉnh một khung răng gồm 32 chiếc. 

Quá trình răng phát triển gồm có hai giai đoạn chính

Quá trình răng phát triển gồm có hai giai đoạn chính

4. Chức năng của từng chiếc răng trên khung hàm

Khi nào răng hết mọc? Khi răng đã mọc đủ thì mỗi một chiếc răng đều sẽ có những nhiệm vụ và vai trò riêng của chúng. Cụ thể:

  • Hai chiếc răng cửa sẽ có hình dáng tương tự như một chiếc lưỡi đục. Hai chiếc răng này có thể nghiền nhỏ được thực ăn. 

  • Những chiếc răng nanh sắc nhọn có khả năng xé thức ăn thành từng miếng nhỏ. 

  • Kế bên răng nanh là hai chiếc răng tiền hàm với kích thước lớn. Chúng có thể sử dụng những chiếc rãnh sẵn có để nghiền nhỏ và làm mềm thức ăn. 

  • Răng hàm chắc, khỏe và có nhiều rãnh khía hơn so với răng tiền hàm. Những chiếc răng này sẽ nghiền và làm nát thức ăn một cách dễ dàng. Khi kết hợp cùng với lưỡi chúng có thể giúp thức ăn được nuốt xuống dưới một cách đơn giản. 

  • Răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng của khung răng và chúng thường không có bất cứ chức năng nào. Một số trường hợp phải nhổ răng khôn để tránh gặp phải những vấn đề phiến toái gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như răng mọc lệch, răng khôn đâm vào những răng khác khiến chúng bị nghiêng ngả,...

Khi kết hợp cùng với những bộ phận khác sẵn có ở trong khoang miệng, hàm răng sẽ giúp chúng ta có thể phát âm được. Chính vì vậy, khi già đi, răng rụng hết thì việc phát âm cũng sẽ bị thay đổi và gặp khó khăn hơn rất nhiều. 

Mỗi chiếc răng đều có những chức năng riêng

Mỗi chiếc răng đều có những chức năng riêng

5. Những phương pháp giúp trẻ giảm đau khi mọc răng

Trong giai đoạn mọc răng, thường các bé sẽ khá khó chịu và có một số vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, ba mẹ hoàn toàn có thể giảm đau cho con bằng những phương pháp sau:

5.1. Chườm khăn lạnh

Ba mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn sạch nhúng nước lạnh hoặc cho một viên đá vào bên trong và lau miệng cho con. Nhiệt độ thấp có thể giúp giảm sưng đau khá hiệu quả ở vùng nướu. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể cho con ngậm các viên kẹo lạnh để làm giảm cảm giác bị đau vì răng mọc. Ba mẹ cần lưu ý, không nên cho con ngậm đá viên hoặc uống nước lạnh quá mức để tránh khiến con bị viêm họng. 

5.2. Sử dụng thuốc giảm đau

Ba mẹ cũng có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn khi con bị các cơn đau mọc răng làm khó chịu. Cách này sẽ có tác dụng giảm đau ngay lập tức nhưng có khả năng gây nên một số tác dụng phụ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ba mẹ nên cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau chỉ khi có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa. 

5.3. Cho con ngậm ti giả

Nếu bé có hiện tượng quấy khóc, khó chịu hay mất ngủ thì ba mẹ có thể cho con ngậm ti giả để con tạm thời quên đi những cơn đau này. Ban ngày, ba mẹ hãy dành thời gian chơi đùa cùng con để con có thể quên đi những cơn đau nhức khi mọc răng. 

Những giải pháp giúp con quên đi cơn đau khi mọc răng

Những giải pháp giúp con quên đi cơn đau khi mọc răng

5.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng cần phải được vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên. Việc vệ sinh răng miệng sẽ giúp con tránh được tình trạng bị nhiễm trùng nước và răng. Ba mẹ hãy sử dụng tay hoặc các dụng cụ làm sạch để vệ sinh vùng nướu và răng cho bé sau khi con ăn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần phải thường xuyên lau khô nước dãi để tránh trường hợp làm cho da của bé bị viêm. 

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc khi nào răng hết mọc. Tóm lại, thời gian trẻ mọc răng mất bao lâu cũng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào từng đối tượng. Thời gian mọc của từng chiếc răng thường sẽ mọc cách nhau từ 5 ngày đến 7 ngày. Khi ba mẹ hiểu được khoảng thời gian cùng với các dấu hiệu nhận biết khi con mọc răng để có cách thức chăm sóc bé tốt nhất. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp