Bệnh về tuyến giáp có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và một trong những phương pháp điều trị hiệu quả đó là cắt tuyến giáp. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật. Vậy khi nào phải cắt tuyến giáp và phẫu thuật này có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
12/09/2021 | Tìm hiểu: phương pháp FNA tuyến giáp là gì? 14/08/2021 | Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp và giải pháp phòng bệnh 24/06/2021 | Bệnh lý tuyến giáp có nguy hiểm không và cách điều trị 23/06/2021 | Chẩn đoán u tuyến giáp như thế nào và phương pháp điều trị
1. Vai trò của tuyến giáp
Chắc hẳn mọi người đều biết tuyến giáp giữ vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động chung của hệ nội tiết. Chúng tham gia vào rất nhiều quá trình quan trọng của cơ thể, đảm bảo hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. Trước khi giải đáp thắc mắc khi nào phải cắt tuyến giáp, chúng ta nên nắm được một số chức năng chính của chúng.
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong hệ nội tiết
Một số chức năng của tuyến giáp có thể kể đến là sản xuất các loại hormone thiết yếu cho cơ thể, đảm bảo quá trình trao đổi chất, hoạt động của tim mạch diễn ra bình thường. Đồng thời, hormone tuyến giáp cũng góp phần vào quá trình phát triển toàn diện cơ thể.
Nếu như chức năng tuyến giáp suy giảm, sức khỏe của bạn cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều. Để phát hiện và điều trị vấn đề dứt điểm, mọi người nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe.
2. Giải đáp thắc mắc: khi nào phải cắt tuyến giáp?
Ngày nay, với sự phát triển của y học, rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp ra đời. Một trong những cách điều trị bệnh phổ biến và hiệu quả nhất đó chính là phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Tuy nhiên bạn đừng nghĩ rằng bất cứ vấn đề về tuyến giáp nào cũng được điều trị theo cách này.
Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ nghiên cứu và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Vậy khi nào phải cắt tuyến giáp? Để tìm ra lời giải đáp, mọi người hãy theo dõi những thông tin dưới đây nhé!
2.1. Cắt bỏ một phần tuyến giáp
Phẫu thuật tuyến giáp được chia thành 2 dạng phổ biến, đó là cắt bỏ một phần và cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp của người bệnh. Đối với những bệnh nhân xuất hiện u giáp lành tính với kích thước quá lớn, bác sĩ thường chỉ định họ phẫu thuật cắt bỏ một phần. Điều này giúp các cơ quan xung quanh không bị chèn ép, chịu áp lực từ khối u kích thước lớn.
Nhiều người thắc mắc: khi nào phải cắt tuyến giáp?
Bên cạnh đó, phương pháp cắt bỏ một phần cũng được áp dụng đối với những người mới phát hiện u giáp ác tính trong giai đoạn đầu, kích thước nhỏ hoặc trong các trường hợp như bướu giáp đa nhân nhưng phần mô lành còn nhiều, nang giáp.
2.2. Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp
Nếu như bạn phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp khi tế bào ung thư đã có sự xâm lấn hoặc di căn đến các cơ quan khác, hoặc kích thước khối u lớn hơn 4cm, hoặc ở những người cao tuổi thì cách điều trị duy nhất đó là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ. Đồng thời, bệnh nhân ung thư cũng sẽ được chỉ định trị bệnh bằng i ốt phóng xạ sau khi đã phẫu thuật. Như vậy, chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp phải phẫu thuật cắt bỏ
3. Phẫu thuật tuyến giáp có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?
Bên cạnh câu hỏi khi nào phải cắt tuyến giáp, mọi người cũng lo lắng không biết liệu phẫu thuật tuyến giáp có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Thực tế, sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp phải một vài biến chứng xấu. Tỷ lệ xảy ra biến chứng khá thấp nhờ sự phát triển của y học hiện đại nên mọi người không cần quá lo lắng.
3.1. Biến chứng sau khi mổ
Các biến chứng mà người bệnh có nguy cơ đối mặt sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp đó là chảy máu, khó thở, nhiễm trùng, nhiễm độc giáp,… Trong đó, tình trạng chảy máu và nhiễm trùng hậu phẫu thuật là tình trạng thường xảy ra nhất.
Hiện tượng chảy máu có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi bệnh nhân được phẫu thuật, thường là xảy ra ở cổ và rất khó kiểm soát. Các bác sĩ cho biết đây là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Nếu không kịp thời kiểm soát tình trạng chảy máu, bệnh nhân đối mặt với hiện tượng khó thở hoặc xuất hiện cục máu đông ở gần vết mổ.
Một số người bị nhiễm trùng sau phẫu thuật
Nhiễm trùng cũng là vấn đề mọi người nên quan tâm và theo dõi cẩn thận sau khi cắt tuyến giáp nói riêng và phẫu thuật nói chung. Để giải quyết tình trạng nhiễm trùng, cách tốt nhất đó là cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng sinh.
3.2. Biến chứng sau một thời gian
Về lâu về dài, bệnh nhân cũng có thể gặp một số vấn đề nghiêm trọng khác, ví dụ như tổn thương dây thần kinh ở thanh quản hoặc tổn thương các tuyến cận giáp. Nghiêm trọng hơn cả là vấn đề suy giáp khi phẫu thuật. Đặc biệt triệu chứng suy giáp thường không rõ ràng và xuất hiện sau một thời gian dài khi cắt bỏ tuyến giáp. Vì thế, bệnh nhân chỉ phát hiện lúc bệnh đã nặng, việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Đây là những biến chứng nghiêm trọng và không ai mong muốn xảy ra. Tốt nhất mọi người nên tìm hiểu kỹ khi nào phải cắt tuyến giáp và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện nhé!
4. Chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật tuyến giáp như thế nào?
Để không làm tổn thương tới vết mổ, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể bình phục từ 1 - 2 tuần sau phẫu thuật. Đặc biệt, trong khoảng thời gian này, bạn hãy hạn chế tối đa các hoạt động nặng nhọc vì sức khỏe còn yếu và vết mổ rất dễ tổn thương.
Bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống sau phẫu thuật
Nếu gặp phải vấn đề sưng, tê cổ sau khi cắt bỏ tuyến giáp, bạn không cần quá lo lắng. Đây là dấu hiệu thường gặp ở những bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp. Chúng sẽ nhanh chóng hết sau 5 - 7 ngày. Lúc này bệnh nhân chỉ nên ăn các món mềm, dễ nuốt như cháo, súp,…
Cuối cùng, bạn có thể dành chút thời gian để vận động, rèn luyện một số bài tập nhẹ nhàng. Như vậy, cơ thể sẽ bớt đi cảm giác mỏi mệt sau khi phẫu thuật, đồng thời giảm bớt cơn đau nhức cổ. Các bài tập phục hồi này khá nhẹ nhàng và vừa sức khỏe người vừa phẫu thuật nên mọi người đừng lo lắng quá.
Bài viết này chắc hẳn đã giải đáp được thắc mắc khi nào phải cắt tuyến giáp và phẫu thuật có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Tốt nhất bạn nên chủ động đi khám và tuân theo phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra để đảm bảo hiệu quả nhé! Sau khi phẫu thuật, nếu có triệu chứng bất thường, chúng ta nên đi tái khám kịp thời.