Khi nào cơ thể cần truyền nước và các loại dịch truyền phổ biến? | Medlatec

Khi nào cơ thể cần truyền nước và các loại dịch truyền phổ biến?

Truyền nước hay truyền dịch là truyền các chất có lợi vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch để hỗ trợ điều trị hoặc phục hồi sức khỏe. Việc truyền dịch chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý truyền dịch bừa bãi, rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, phù phổi, nghiêm trọng hơn là tình trạng sốc phản vệ dẫn đến tử vong.


22/05/2020 | Hạ canxi trong máu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
22/05/2020 | Ăn gì khi bị xơ gan?
21/05/2020 | Các phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả bạn nên biết

1. Khi nào cơ thể mới cần truyền nước?

Các chỉ số trong máu, muối, đường, chất điện giải,... ở cơ thể người đều có một mức giá trị nhất định, khi giá trị này giảm đi thì phải bù đắp thêm vào để không làm mất sự cân bằng. Lúc này chúng ta cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác lượng mất đi từ đó có những biện pháp bù đắp với liều lượng thích hợp. Do đó việc khám và xét nghiệm kiểm tra rất quan trọng trước khi truyền dịch, để có thể kiểm soát được lượng nước đưa vào cơ thể không ít hơn và cũng không nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu thuộc một trong số những đối tượng sau thì vẫn cho bệnh nhân truyền nước trước khi có kết quả xét nghiệm: bệnh nhân bị mất máu, mất nước, ngộ độc, trước và sau thực hiện phẫu thuật.

Hiện nay việc tự ý truyền dịch tại nhà khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ngủ ít, ăn uống kém,... rất phổ biến. Không phải lúc nào truyền cũng tốt, tùy theo thể trạng và đối tượng bệnh nhân mà sẽ có nhóm dịch truyền khác nhau. Do đó việc truyền dịch mà không được bác sĩ kiểm tra rất dễ xảy ra tai biến và gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

Đối với một số trường hợp bị mất nước nhưng vẫn còn khả năng ăn uống thì việc truyền dịch lại không hiệu quả bằng việc uống trực tiếp. Ví dụ: Truyền một chai muối 9% chỉ tương đương với việc bạn uống trực tiếp một bát canh, truyền glucose 5% chỉ như uống một muỗng cà phê đường.

truyền nước

Truyền nước khi được sự chỉ định của bác sĩ

2. Một số loại dịch truyền phổ biến

2.1. Những nhóm dịch truyền phổ biến

Có 3 loại truyền nước phổ biến tùy thuộc vào mục đích điều trị như sau:

Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể: Được sử dụng để truyền cho những người cơ thể suy nhược, không ăn uống được bằng miệng, trước và sau phẫu thuật. Bao gồm: glucose nhiều nồng độ 5%, 10%, 20%,... các loại chất đạm, chất béo, vitamin.

Cung cấp nước và chất điện giải: Được sử dụng cho bệnh nhân bị mất nước, mất máu do tiêu chảy, ngộ độc,... Bao gồm: Dung dịch NaCl 0,9%, bicarbonate natri 1,4%, lactate ringer.

Nhóm đặc biệt: Được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân cần bù dịch tuần hoàn trong cơ thể hoặc bù nhanh albumin. Bao gồm: dung dịch chứa albumin, dung dịch cao phân tử, dung dịch dextran, huyết tương tươi,...

truyền nước

Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định truyền những loại dịch khác nhau

2.2. Giới thiệu một số loại dịch truyền phổ biến

NaCl 0,9% (Nước muối sinh lý)

Loại truyền nước thông dụng nhất, thường được gọi với cái tên “truyền muối biển”. Tại nồng độ 0,9%, dung dịch muối đẳng trương, nồng độ này thích hợp nhất do có độ thẩm thấu tương đầu với các dịch bên trong cơ thể người. 

Truyền 1000ml nước muối sinh lý thì có khoảng 250ml được giữ lại trong lòng mạch.

Được sử dụng trong những trường hợp sau:

- Sốt siêu vi mất nước, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu đường,...

- Pha loãng cùng với một số loại thuốc để truyền vào cơ thể.

- Sử dụng khi có những chỉ định đặc biệt của bác sĩ.

Lactate Ringer

truyền nước

Nacl 0,9% là loại được sử dụng nhiều nhất

Trong dung dịch Lactate Ringer bao gồm nước và một số ion như Na+, K+, Ca2+. Cl-,... Dung dịch này có tình chất thẩm thấu giống như huyết tương, ươu trương nhẹ. Được chỉ định trong những trường hợp cần bù nước và điện giải, không nên sử dụng cho những bệnh nhân bị mất nước do nôn nhiều. Truyền 1000ml thì có 190ml được giữ lại trong lòng mạch.

Đường Glucose 5%

Dung dịch đường Glucose 5% có tính chất tương tự như dung dịch NaCl 9%, được sử dụng trong những trường hợp sau:

- Bù dịch.

- Ăn uống kém, nôn ói nhiều.

- Mệt mỏi nôn nao sau khi say rượu.

3. Một số lưu ý khi truyền nước

Không phải nhân viên y tế hoặc bác sĩ nào cũng có đủ chuyên môn để ứng phó với những trường hợp tai biến khi truyền dịch. Những biến chứng xảy ra có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào mức độ. 

Nếu nhẹ, bệnh nhân có thể bị đau, sưng ở vị trí truyền. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị suy tim, phù phổi, viêm tĩnh mạch do tiếp nhận lượng dịch truyền quá mức cần thiết đối với cơ thể. Trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ dẫn đến tử vong sau khi truyền dịch. 

Do đó cần chú ý một số vấn đề sau đây trước khi tiến hành truyền dịch như sau:

- Chỉ truyền khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, liều lượng truyền dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm.

- Có bộ dụng cụ xử lý tai biến, thuốc chống sốc. Dụng cụ truyền nước phải đảm bảo vô khuẩn.

- Loại bỏ bọt khí trong túi truyền bằng cách cho chảy những giọt đầu tiên ra ngoài trước khi cắm vào tĩnh mạch của người bệnh.

- Theo dõi và đảm bảo các yếu tố liều lượng, tốc độ, thời gian, y tá phụ trách truyền cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của bệnh nhân.

- Nếu còn ăn uống được thì nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp vì cách này an toàn và tự nhiên hơn so với việc truyền dịch.

Truyền dịch rất tốt cho việc phục hồi sức khỏe và phục vụ điều trị, tuy nhiên cần tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để việc truyền nước đạt được hiệu quả tốt nhất mà không có những rủi ro ngoài ý muốn.

truyền nước

Theo dõi tình trạng bệnh nhân thường xuyên khi tiến hành truyền nước

Để được truyền nước an toàn hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, chúng tôi thực hiện khám và xét nghiệm trước khi truyền nước cho bệnh nhân để kiểm soát được liều lượng thích hợp. Bên cạnh đó MEDLATEC còn trang bị đầy đủ dụng cụ truyền, dụng cụ cấp cứu khi tai biến đều đạt chuẩn chất lượng. Ngoài ra bạn có nhận được sự tư vấn của những bác sĩ là chuyên gia đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm. 

Không những về vấn đề truyền nước, MEDLATEC còn hỗ trợ khám chữa nhiều bệnh lý khác nhau, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể kiểm tra hơn 500 loại xét nghiệm. Đến với MEDLATEC bạn sẽ được tận hưởng chất lượng dịch vụ y tế tuyệt vời.

Hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC khi có nhu cầu truyền nước hoặc muốn đặt lịch thăm khám xét nghiệm.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp