Một trong những kỹ thuật giúp đánh giá tình trạng sức khỏe ở một số bộ phận như tai, mũi, họng chính là chụp X-quang. Dựa vào kết quả xét nghiệm hình ảnh này, bác sĩ sẽ có thêm cơ sở để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, khi nào cần chụp X-quang tai mũi họng? Để được giải đáp chi tiết về thắc mắc này, bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích dưới đây nhé.
28/06/2021 | Góc giải đáp: Chụp X-quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không? 17/05/2021 | Những điều cha mẹ cần lưu ý khi chụp X-quang cho trẻ 17/02/2021 | Ý nghĩa của chụp X-quang tràn khí màng phổi trong chẩn đoán bệnh 21/10/2020 | Tư thế chụp X-quang viêm xoang và cách điều trị bệnh hiệu quả
1. Khi nào cần chụp X-quang tai mũi họng
Phương pháp chụp X-quang được biết đến là một dạng kỹ thuật sử dụng loại bức xạ năng lượng cao để mô phỏng hình ảnh bên trong cơ thể. Để có được những hình ảnh này, tia X sẽ di chuyển xuyên qua các thành phần bên trong cơ thể và tạo hình ảnh. Do đó, trong quá trình chẩn đoán bệnh, các bác sĩ thường lựa chọn phương pháp này để hỗ trợ quan sát những bất thường bên trong mà khám thông thường không quan sát thấy.
Giải đáp: Khi nào cần chụp X-quang tai mũi họng
Với những bệnh lý liên quan đến vùng tai mũi họng, ngoài việc dựa trên những triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ có thể chỉ định tiến hành xét nghiệm hình ảnh bằng cách chụp X-quang. Vậy khi nào cần chụp X-quang tai mũi họng? Theo bác sĩ, không phải bất kỳ bệnh nhân nào có biểu hiện mắc bệnh ở những vị trí như tai, mũi, họng đều phải chụp X-quang Thực tế, đây chỉ là một kỹ thuật hỗ trợ cho những trường hợp gặp khó khăn trong chẩn đoán hoặc xuất hiện yếu tố nghi ngờ một vấn đề sức khỏe bất thường nào đó.
2. Một số dạng chụp X-quang tai mũi họng cơ bản
Với thắc mắc khi nào cần chụp X-quang tai mũi họng, bác sĩ sẽ chia sẻ một số dạng thường được sử dụng trong chẩn đoán. Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm hình ảnh này, thường chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu mắc phải một số bệnh lý nghiêm trọng cần xác định liên quan đến các cơ quan. Cụ thể như:
2.1. Chụp X-quang Blondeau
Phương pháp chụp X-quang Blondeau được thực hiện nhằm hỗ trợ bác sĩ có thêm cơ sở để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến hốc mũi và các xoang. Khi tiến hành chụp X-quang loại này, bệnh nhân thường được yêu cầu nằm sấp đồng thời há miệng thật rộng nhưng vẫn đảm bảo vùng cằm và mũi chạm vào phim. Với những trường hợp bệnh nhân bị viêm xoang thì kết quả hình ảnh thường cho thấy một số đặc điểm dưới đây:
Cách đọc kết quả chụp X-quang viêm xoang Blondeau
-
Nếu kết quả chụp X-quang cho thấy thành xương không thể nhìn thấy rõ, bệnh nhân cần thực hiện thêm một số phương pháp khác nhằm xác định có khối u ác tính hay không.
-
Đối với những trường hợp nghi ngờ có dị vật xuất hiện ở xoang và mũi thì cần tiến hành chụp X-quang xoang dạng sọ nghiêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhìn thấy rõ kích thước cũng như vị trí của dị vật.
-
Đối với những trường hợp niêm mạc xoang có triệu chứng sưng, phù nề, thoái hóa niêm mạc kèm theo tiết dịch mủ ở bên trong thì hình ảnh chụp X-quang có thể thấy được phần xoang trán và hàm trên bị mờ đi.
-
Đối với những trường hợp xoang bình thường, kết quả chụp X-quang cho thấy vùng hốc mũi xuất hiện khe thở dưới dạng một khoảng sáng rất rõ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy rõ một số vị trí khác như ổ mắt, xoang trán, các thành xương và hàm sáng đều.
-
Những trường hợp viêm khoang kèm theo xuất hiện khối Polyp hoặc khối u thì bệnh nhân cần phải bơm thêm chất cản quang nhằm hỗ trợ quá trình chụp X-quang dễ dàng thu được hình ảnh rõ ràng hơn hoặc chụp cắt lớp vi tính xoang ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện.
2.2. Chụp X-quang tai - xương chũm
Ngoài thắc mắc chung khi nào cần chụp X-quang tai mũi họng thì bạn đọc còn muốn tìm hiểu cụ thể về kỹ thuật chụp X-quang ở tai. Thực tế, một trong những tư thế kỹ thuật chụp X-quang tai - xương chũm thường được lựa chọn chính là Stenvers. Ưu điểm của dạng kỹ thuật này chính là có thể phản ánh đầy đủ hình chiếu của toàn bộ xương đá lên kết quả phim chụp bao gồm cả phần trong và phần ngoài của mỏm chũm xương đá.
Phương pháp chụp X-quang với tư thế Stenvers chủ yếu được chỉ định khi bác sĩ cần xác thực một số chấn thương ở vùng sọ não gây ảnh hưởng hoặc làm vỡ một số vị trí khác. Điển hình như xương đá, viêm xương đá, các khối u nằm ở góc cầu tiểu não,... Vậy cách thức chụp X-quang dạng này như thế nào? Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:
-
Về tư thế chụp X-quang Stenvers: người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm sấp xuống sao cho đầu tựa vào bàn theo bờ trên xương gò má, ổ mắt và mũi. Khi đó, đường thẳng đứng sẽ tạo một góc 45 độ so với mặt phẳng dọc đứng của sọ.
Tư thế chuẩn bị để chụp X-quang Stenvers
-
Về tiêu chuẩn đọc: ống bán khuyên sẽ được điều chỉnh sao cho hai cạnh chồng lên nhau.
-
Về kết quả: nếu hình ảnh cho thấy có đường rạn nứt ở xương có nghĩa xương đã đá bị vỡ. Trường hợp bệnh nhân bị u dây thần kinh VIII tức xuất hiện các khối u ở góc cầu tiểu não thì có thể nhận thấy ống tai trong giãn ra dựa trên phim chụp X-quang. Đối với những bệnh nhân bình thường thì các bộ phận tai trong, tai ngoài, ốc tai, tiền đình, ống bán khuyên trên sẽ đều thấy rất rõ. Ngoài ra, mỏm xương đá và ống tai trong cũng có thể nhìn thấy nhưng ống bán khuyên sau vẫn không thể thấy được.
2.3. Chụp X-quang họng - thanh quản
Với câu hỏi khi nào cần chụp X-quang tai mũi họng, bạn đọc không chỉ thắc mắc về kỹ thuật chụp X-quang tai, mũi mà còn kể cả vị trí thanh quản, họng. Thực tế, khi thực hiện chụp X-quang ở vị trí này, bệnh nhân có thể được chỉ định chuẩn bị với một trong hai tư thế là:
Các tư thế chụp X-quang họng - thanh quản
-
Tư thế cổ nghiêng: với tư thế này, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được các vị trí như túi mủ nằm ở vùng trước của cột sống, múc hơi, khu vực phía sau khí quản, dị vật đường ăn,...
-
Tư thế cổ thẳng: với tư thế này, bác sĩ thường chỉ xác định được tình trạng có áp xe dưới trung thất hay không.
Với những chia sẻ trên đây, thắc mắc khi nào cần chụp X-quang tai mũi họng đã được lý giải rất chi tiết. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thêm nhiều thông tin về quy trình và cách thức đọc kết quả phim chụp X-quang cho từng vị trí tai, mũi, họng.