Để phát hiện và chẩn đoán những rối loạn của hệ thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện khám nội thần kinh. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khám nội thần kinh là gì và nên thăm khám tại cơ sở y tế nào để đảm bảo uy tín.
19/07/2022 | Giải đáp băn khoăn: Khám Nội thần kinh là khám gì?
1. Bác sĩ giải thích: Khám nội thần kinh là khám gì?
Trước hết, bạn cần hiểu rõ và phân biệt 2 khái niệm là chuyên khoa nội thần kinh và chuyên khoa ngoại thần kinh. Cụ thể như sau:
-
Chuyên khoa nội thần kinh: Thăm khám, chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số bệnh lý về thần kinh và có thể được điều trị bằng một số loại thuốc. Có thể lấy ví dụ như đau nửa đầu, bệnh động kinh hay tình trạng tai biến mạch máu não,…
-
Chuyên khoa ngoại thần kinh: Chính là địa chỉ thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về thần kinh nhưng cần có điều trị can thiệp ngoại khoa trong quá trình điều trị bệnh. Có thể kể đến như mổ u não, hay phẫu thuật điều trị chấn thương sọ não,…
Khám nội thần kinh giúp phát hiện nguyên nhân đau nửa đầu
Với thắm mắc “khám nội thần kinh là gì”, các chuyên gia giải đáp, khám nội thần kinh là khám và điều trị những bệnh lý cụ thể như sau:
- Những bệnh lý về đau đầu, chẳng hạn như đau đầu mạn tính hàng ngày, đau nửa đầu hay đau đầu căn nguyên mạch máu,...
- Một số trường hợp cần được tư vấn và điều trị một số bệnh về rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn tiền đình.
- Những trường hợp bệnh nhân bị chóng mặt do thiếu máu não,…
- Đau vai gáy do tình trạng thoái hóa cột sống cổ,…
- Đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống thắt lưng, đau do viêm khớp cùng chậu,
- Liệt dây 7 ngoại vi: Đau vai khuỷu tay, hội chứng ống cổ tay, viêm các dây thần kinh sọ não,…
- Chẩn đoán tình trạng liệt nửa người nghi ngờ do đột quỵ.
- Bệnh sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ,…
- Các bệnh về rối loạn vận động mà điển hình là bệnh bệnh Parkinson;
- Bệnh động kinh ở trẻ em và người lớn.
- Tình trạng viêm đa dây thần kinh, viêm não tủy.
- Một số bệnh lý gây thoái hóa hệ thần kinh.
- Tình trạng nhiễm trùng thần kinh mà phổ biến là viêm tủy, viêm màng não.
- Một số bệnh lý Thần kinh ngoại biên.
- Bệnh thần kinh do tình trạng rối loạn chuyển hóa.
- Tình trạng nhiễm độc do nhiều nguyên nhân, có thể do nghiện rượu, bệnh Wilson hay các trường hợp thiếu các nhóm vitamin B(B1, B12), ...
2. Phương pháp khám nội thần kinh
Bước đầu tiên là thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý của người bệnh, kiểm tra các chức năng như cảm giác, vận động,phản xạ, trương lực cơ, chức năng tâm trí của người bệnh,… Từ đây, các bác sĩ sẽ có những nhận định ban đầu về sức khỏe hệ thần kinh của người bệnh.
Điện não là một phương pháp khám nội thần kinh
Sau đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như điện não, chụp CT, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu, miễn dịch,… Đây là những xét nghiệm rất hữu ích, có thể hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Cụ thể như sau:
- Xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc một số chất dịch cơ thể.
- Xét nghiệm di truyền: Phù hợp với những đối tượng có tiền sử bệnh gia đình về một số bệnh thần kinh. Thông qua xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán, người bệnh có thể mang những gen gây ra bệnh hay không.
- Điện não đồ: Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hoạt động điện của não, từ đó phát hiện được chứng rối loạn co giật, tình trạng rối loạn chuyển hóa, viêm hay nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ.
- Điện cơ hay EMG: Là phương pháp giúp phát hiện về một số rối loạn thần kinh và cơ, tình trạng chèn ép rễ thần kinh cột sống hay rối loạn tế bào thần kinh vận động.
- Chụp cắt lớp vi tính giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh của vùng não bị ảnh hưởng.
- Chụp cộng hưởng từ để quan sát được hình ảnh các mô cơ thể một cách chi tiết nhất.
- Chụp cắt lớp phát xạ positron giúp phát hiện các khối u và mô bệnh một cách rõ nét nhất.
- Chụp cắt lớp phát xạ đơn photon có thể đánh giá chức năng não.
3. Một số lưu ý giúp phòng ngừa các bệnh lý thần kinh
Những bệnh về thần kinh gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Hơn nữa, thời gian điều trị bệnh có thể lâu dài. Người nhà cần phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị.
Để phòng tránh bệnh, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần để theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của cơ thể. Từ đó, điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả. Qua thăm khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bệnh nhân về cách chăm sóc sức khỏe khoa học và phù hợp với tình trạng hiện tại, từ đó cải thiện sức khỏe rất hiệu quả.
Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý
- Tránh áp lực, căng thẳng trong công việc và trong cuộc sống vì đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh thần kinh phổ biến.
- Duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Hạn chế ăn những thực phẩm gây hại cho sức khỏe như thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có chứa nhiều đường, hay một số chất kích thích như rượu, bia,…
Loại bỏ căng thẳng để giảm nguy cơ mắc bệnh
- Nên đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi. Tránh tình trạng mất ngủ liên tục để phòng tránh nguy cơ suy nhược cơ thể.
- Vận động thể chất đều đặn cũng giúp tăng cường sức đề kháng và tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn.
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc “khám nội thần kinh là gì” và một số lưu ý quan trọng. Để đảm bảo kết quả khám chính xác, bạn nên lựa chọn cơ sở khám uy tín.
Nếu bạn đang phân vân thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chắc chắn sẽ là một gợi ý hữu ích. Đây là cơ sở y tế được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và quy tụ các chuyên gia đầu ngành về Nội thần kinh. Để được tư vấn chi tiết hơn và có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời quý khách hàng liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56.