Khoa Nội thần kinh đảm nhận vai trò chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương và ngoại vi. Tuy nhiên, khi được chỉ định đi khám khoa này nhiều người vẫn chưa biết được khám nội thần kinh là khám gì, bài viết sau sẽ giúp bạn gỡ rối được hoang mang ấy.
11/07/2022 | Triệu chứng điển hình của chèn ép rễ thần kinh và đám rối thần kinh cổ 08/07/2022 | Đau thần kinh bịt là gì và có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? 18/06/2022 | Chỉ điểm cách nhận diện và xử lý khi bị liệt dây thần kinh số IV
1. Khám nội thần kinh là khám gì?
1.1. Khoa nội thần kinh là gì?
Nội thần kinh là một chuyên khoa thuộc khoa thần kinh, chuyên khoa còn lại của khoa này là khoa Ngoại thần kinh. Muốn biết khám nội thần kinh là khám gì thì trước tiên nên biết vai trò của chuyên khoa này. Cụ thể hơn, Nội thần kinh là chuyên khoa chuyên chẩn đoán, theo dõi, tư vấn và điều trị các bệnh lý thần kinh có thể dùng thuốc để điều trị. Nó khác hoàn toàn với chuyên khoa Ngoại thần kinh - dành để điều trị các bệnh lý thần kinh bằng can thiệp ngoại khoa.
1.2. Khám nội thần kinh gồm những việc gì?
Để giải đáp băn khoăn khám Nội thần kinh là khám gì chúng tôi xin được chia sẻ như sau: khi được chỉ định khám ở khoa này tức là sẽ khám, chẩn đoán và điều trị đến các bệnh lý:
Khám đau vai gáy là một phần của khám Nội thần kinh
- Đau vai gáy do thoát vị đĩa đệm của cột sống cổ, thoái hóa đốt sống ở cổ,...
- Liệt dây số 7 ngoại vi: bao gồm viêm dây thần kinh sọ não cùng các loại dây thần kinh ngoại vi khác như đau vai khuỷu tay, chứng đau ống cổ tay,...
- Rối loạn tiền đình.
- Đau thắt lưng hông xuất phát từ căn nguyên viêm khớp cùng chậu, thoái hóa cột sống thắt lưng,...
- Chóng mặt vì thiếu máu não.
- Liệt nửa người vì bị đột quỵ não.
- Viêm não tủy, viêm đa dây thần kinh, thoái hóa hệ thần kinh, xơ não tủy, nhược cơ,...
- Rối loạn giấc ngủ.
- Đau đầu với những dạng khác nhau: đau đầu mạn tính, đau nửa đầu,...
- Trí tuệ sa sút: trí nhớ suy giảm, suy giảm nhận thức mức độ nhẹ, alzheimer, sa sút trí tuệ sau khi bị đột quỵ,...
- Bệnh Thần kinh ngoại biên: thần kinh liên sườn, dây thần kinh sọ bị liệt, bệnh về đám rối và rễ dây thần kinh,...
- Rối loạn vận động.
- Bệnh động kinh.
- Rối loạn chuyển hóa.
- Các bệnh lý nhiễm độc như: thiếu B12, B1; nghiện rượu; Wilson;...
Cùng với việc thăm khám các bệnh lý như trên thì khám nội thần kinh là khám gì tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm như sau:
- Thực hiện một số bài kiểm tra cần thiết như: phản xạ, cảm giác, ý thức, lực cơ, dây thần kinh sọ não, vận động, dáng đi, hệ thần kinh tự chủ, phối hợp động tác,...
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Xét nghiệm máu.
- Điện não (EEG).
- Điện cơ (EMG).
- Chụp CT cắt lớp.
- Siêu âm.
- Chụp MRI.
Nói tóm lại, với nội dung khám nội thần kinh là khám gì có thể hiểu là quy trình này sẽ giúp người bệnh tìm kiếm ra các rối loạn thần kinh đang mắc phải để điều trị tích cực, ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng có thể xảy ra ở tương lai. Những bệnh lý này cần được phát hiện để điều trị càng sớm thì mới đạt được hiệu quả trị bệnh ở mức cao nhất.
2. Những lưu ý khi đi khám nội thần kinh
2.1. Trường hợp nào nên khám nội thần kinh?
Những người đang gặp phải sự thay đổi bất thường trong cách nói chuyện, suy nghĩ, vận động được khuyến cáo nên sớm khám Nội thần kinh. Tùy thuộc vào mỗi bệnh lý thần kinh khác nhau mà triệu chứng ở từng bệnh nhân cũng không giống nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng nên chú ý để thăm khám sớm đó là:
Người thường xuyên bị đau nửa đầu nên khám Nội thần kinh để được chẩn đoán đúng bệnh
- Đau nửa đầu đi kèm với nhạy cảm ánh sáng, nhạy cảm mùi hương, nhạy cảm âm thanh, buồn nôn.
- Bị đau đầu dữ dội thường xuyên hoặc mạn tính.
- Bị giảm cảm giác hoặc xuất hiện tình trạng châm chích, tê rần rần, buốt lạnh, như có kiến bò, nhột,... ở vùng nào đó trên cơ thể.
- Gặp khó khăn trong phối hợp hoặc giữ thăng bằng, thực hiện cử động khá vụng về.
- Các bộ phận trên cơ thể bỗng nhiên yếu hoặc bị tê.
- Có sự thay đổi về thị giác, khứu giác, thính giác.
- Hành vi và suy nghĩ thay đổi bất thường.
- Bỗng nhiên nói lắp kéo dài.
- Trí nhớ giảm sút rõ rệt, lú lẫn.
- Động kinh, co giật, run.
- Thường xuyên cảm thấy bị chóng mặt.
- Bất tỉnh đột ngột.
- Bị mệt mỏi mạn tính.
2.2. Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh lý nội thần kinh như thế nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu khám Nội thần kinh là khám gì thì việc chăm sóc bệnh nhân bị bệnh lý thuộc khoa này cũng là vấn đề nên được quan tâm. Đây là những bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nên khi biết cách chăm sóc khoa học, không những chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện mà hiệu quả trị liệu cũng nâng lên rất nhiều.
Bệnh nhân nếu băn khoăn khám Nội thần kinh là khám gì nên trao đổi để được bác sĩ trả lời cụ thể
Người bị bệnh lý nội thần kinh cần được:
- 6 tháng/lần khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe đồng thời phát hiện sớm những bất thường của cơ thể để tìm biện pháp xử trí kịp thời.
- Phân bổ thời gian trong ngày một cách khoa học, giảm áp lực, tăng thời gian thư giãn để tránh nguy cơ tái phát bệnh lý thần kinh.
- Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có điều kiện duy trì hoạt động bình thường; đặc biệt hạn chế đường trong chế độ ăn để phòng ngừa bệnh tiểu đường - tác nhân gây ra nhiều bệnh lý thần kinh.
- Quan tâm để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh. Bệnh nhân cần được ngủ đủ 8 giờ/ngày để hệ thống thần kinh có thời gian nghỉ ngơi, giảm thiểu nguy cơ suy nhược và bị bệnh.
- Chú ý thường xuyên vận động phù hợp với thể trạng để tránh tắc nghẽn lưu thông máu nhờ đó mà tránh được nguy cơ mắc bệnh lý thần kinh.
Những thông tin được chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc hình dung rõ khám Nội thần kinh là khám gì để quá trình thực hiện thủ tục này diễn ra suôn sẻ. Nếu còn vấn đề nào khác có liên quan cần được tư vấn, bạn đọc có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để chia sẻ trực tiếp với Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và nhận được những thông tin cần thiết về vấn đề mà bạn đang quan tâm.