Máu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống. Chính vì vậy, các bệnh về máu cho dù lành tính hay ác tính đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về những bệnh lý liên quan đến máu, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.
27/05/2021 | Ai cũng có thể bị rối loạn lipid máu, vì thế nên nhớ điều này 26/10/2020 | Máu trắng: triệu chứng, tác nhân gây bệnh và phương pháp điều trị 04/05/2020 | Bạn đã biết gì về quá trình đông máu trong cơ thể
1. Điểm tên một số bệnh về máu
Máu có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống. Bởi vì, mỗi thành phần có trong máu đều mang một nhiệm vụ quan trọng, như sau:
-
Bạch cầu giúp chống nhiễm trùng.
-
Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể.
-
Tiểu cầu sẽ hỗ trợ cho quá trình đông máu và giúp ngăn ngừa tình trạng xuất huyết.
Máu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống
Khi những thành phần này gặp những vấn đề bất thường đều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta và có thể gây ra bệnh. Dưới đây là các bệnh về máu thường gặp:
1.1. Thiếu máu
Thiếu máu là một căn bệnh khá phổ biến và xảy ra khi tế bào hồng cầu gặp những vấn đề bất thường. Khi người bệnh bị thiếu máu ở mức độ nhẹ sẽ không xuất hiện các dấu hiệu điển hình nào. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hơn, chúng ta có thể phát hiện thông qua những dấu hiệu như da dẻ xanh xao, đau đầu, rối loạn nhịp tim, cơ thể mệt mỏi hoặc khó thở,…
Bệnh lý này hay gặp và có nhiều nguyên nhân gây nên, thế nhưng, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ làm cho cơ thể của người bệnh bị suy nhược một cách trầm trọng. Đặc biệt, thai phụ khi bị thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ bị sinh non.
1.2. Xuất huyết giảm tiểu cầu
Đây là bệnh lý xuất huyết liên quan đến tình trạng suy giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Những người mắc phải bệnh này thường rất dễ bị bầm tím, chảy máu hoặc nổi các nốt ban xuất huyết. Khi bệnh biến triển đến mức độ nghiêm trọng có thể gây ra xuất huyết ở màng não, đường niệu hoặc tiêu hoá, và gây nhiều rối loạn chức năng khác của cơ thể,…
Nếu như bệnh tiến triển nặng, cần phải có biện pháp điều trị kịp thời và hợp lý như dùng thuốc hoặc cắt lách.
Nguyên nhân nổi các nốt ban xuất huyết có thể là do bị giảm tiểu cầu
1.3. Rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu là một bệnh lý khá nguy hiểm. Người mắc phải bệnh này thường xuất hiện tình trạng máu bị chảy ra quá nhiều hoặc đông máu quá mức. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây nên.
1.4. Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết là căn bệnh xảy ra khi bị virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào máu khiến cho người bệnh xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, sốt cao, tụt huyết áp và khó thở.
Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự chữa trị theo đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng huyết ở mức độ nặng hơn và không thuyên giảm sau khi đã dùng thuốc, bệnh nhân có nguy cơ cao bị sốc nhiễm trùng hay thậm chí là tử vong.
Một trong các bệnh về máu mà nhiều người lo sợ, đó chính là bệnh bạch cầu hay còn được gọi với một cái tên khác là bệnh máu trắng. Đây là một căn bệnh ung thư máu vô cùng nguy hiểm và xảy ra khi các tế bào bạch cầu phát triển một cách bất thường thành ác tính.
Bệnh bạch cầu là một trong các bệnh về máu khiến nhiều người lo sợ
Đối với bệnh ung thư nói chung và bệnh bạch cầu nói riêng, điều quan trọng nhất đó chính là giữ cho mình một tinh thần thật lạc quan để có thể chống lại bệnh. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và thực hiện đúng liệu trình điều trị của bác sĩ. Thường thì phương pháp điều trị chính cho căn bệnh ung thư máu này là hoá trị và ghép tế bào gốc.
1.6. Rối loạn sinh tủy
Bên cạnh bệnh bạch cầu ra, thì loạn sản tủy cũng là một căn bệnh về máu nguy hiểm. Bệnh lý này xuất hiện khi xảy ra tình trạng rối loạn máu khiến cho các tế bào bạch cầu bị suy giảm về số lượng. Đối tượng mắc phải rối loạn sinh tủy thường là những người trên 60 tuổi.
Những người khi mắc phải căn bệnh này sẽ có nguy cơ cao tử vong bởi các biến chứng như chảy máu, nhiễm khuẩn, suy giảm chức năng của các cơ quan khác và đặc biệt là có thể biến triển thành bệnh bạch cầu.
2. Triệu chứng thường gặp của các bệnh về máu
Khi mắc phải các bệnh về máu, chúng ta có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
-
Bị thiếu máu khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, da dẻ nhợt nhạt và rối loạn hô hấp,…
-
Nội tạng hoặc các cơ quan khác như gan hoặc lách,… bị phì đại.
-
Xuất hiện hạch to và có thể sờ thấy ở cổ, nách, bẹn,…
Nổi hạch to ở cổ có thể là một triệu chứng của các bệnh về máu
-
Bị xuất huyết ở da.
-
Dễ dàng bị nhiễm trùng.
-
Làm tăng nguy cơ bị chảy máu cho dù chỉ là một chấn thương nhẹ. Đối với một số tình trạng nặng, người bệnh có thể bị xuất huyết ở nội tạng.
-
Đối với các bệnh ung thư về máu, người bệnh thường bị sụt cân bất thường, sốt kéo dài, đổ mồ hôi đêm,…
3. Những phương pháp xét nghiệm các bệnh về máu
Thường thì các bệnh về máu rất khó để phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chính vì vậy, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xét nghiệm bằng cách phương pháp sau:
-
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Đây là phương pháp được chỉ định thực hiện phổ biến nhất. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể kiểm tra tổng quát sức khỏe người bệnh và phát hiện được những bệnh lý về máu cơ bản.
-
Xét nghiệm sinh hoá máu: Phương pháp xét nghiệm này sẽ được thực hiện thông qua huyết tương nhằm định lượng các thành phần trao đổi của máu.
-
Xét nghiệm sinh thiết tủy xương: Xét nghiệm này sẽ được thực hiện bằng cách lấy một lượng mô tuỷ nhỏ dưới dạng dịch lỏng. Thông qua các chỉ số, bác sĩ sẽ phát hiện ra được các bệnh liên quan đến máu và tuỷ.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác các bệnh về máu bằng những phương pháp xét nghiệm
Các bệnh về máu dù lành tính hay ác tính đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như những sinh hoạt đời thường của chúng ta. Chính vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Nếu như cần được tư vấn về các phương pháp xét nghiệm các bệnh lý về máu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp.