Bong gân mắt cá chân hay trật mắt cá chân là một tình trạng rất dễ xảy ra trong khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nếu biết xử trí đúng cách, người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục. Ngược lại, nếu sơ cứu sai cách có thể khiến tổn thương nghiêm trọng hơn và thời gian điều trị sẽ lâu hơn.
06/01/2022 | Điểm danh nguyên nhân dẫn đến đau xương khớp vào mùa lạnh 13/12/2021 | Những lưu ý trong chế độ ăn cho người mắc bệnh xương khớp 27/10/2021 | Vì sao nhiều người bị đau nhức xương khớp giao mùa? 24/09/2021 | Mỏi xương là dấu hiệu của bệnh gì và những thực phẩm tốt cho xương khớp
1. Phương pháp chẩn đoán tình trạng bong gân mắt cá chân
- Do hoạt động quá sức hoặc do tai nạn khiến dây chằng quanh mắt cá chân và khớp cổ chân bị kéo căng. Tình trạng này được gọi là bong gân mắt cá chân. Dựa vào tình trạng tổn thương dây chằng có thể chia thành các mức độ như sau:
Bong gân mắt cá chân có thể xảy ra sau chấn thương
+ Mức độ bong gân nhẹ: Dây chằng có hiện tượng giãn, bó sợi bị rách, chân sưng nhẹ và đau nhưng vẫn có thể đi lại được.
+ Mức độ trung bình: Bó sợi bị rách khoảng 25-75%. Cổ chân sưng tấy, da có hiện tượng bầm tím, đau nhức khiến người bệnh rất khó khăn khi đi lại.
+ Mức độ bong gân nặng: Những trường hợp này có thể đã bị đứt toàn bộ dây chằng, do đó có biểu hiện đau dữ dội, phần mắt cá chân sưng to, người bệnh gần như không thể hoạt động được. Vì thế, cần được điều trị sớm, để tổn thương nhanh chóng được phục hồi.
- Để chẩn đoán bệnh, ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Cụ thể như sau:
+ Chụp X-quang: Đây là phương pháp đơn giản và được áp dụng phổ biến để đánh giá những tổn thương của xương một cách tốt nhất.
+ Chụp cộng hưởng từ: Trong trường hợp nghi ngờ người bệnh bị rạn xương, gãy xương, tổn thương khớp và dây chằng, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ để nhận biết rõ tình trạng tổn thương của người bệnh.
+ Chụp CT: Để nhận biết rõ những hình ảnh tổn thương vùng mắt cá nhân ở nhiều góc độ khác nhau.
2. Điều trị bong gân mắt cá chân như thế nào?
2.1. Nguyên tắc điều trị
Khi điều trị bong gân mắt cá chân cần thực hiện theo những nguyên tắc sau:
+ Cần thực hiện những biện pháp giảm sưng và bảo vệ mắt cá chân đang bị tổn thương. Người bệnh nên tuyệt đối nghỉ ngơi trong giai đoạn này.
+ Áp dụng một số phương pháp điều trị để tăng cường tính linh hoạt và nâng cao phạm vi chuyển động của bệnh nhân.
Cần sơ cứu bong gân đúng cách
2.2. Một số phương pháp đơn giản điều trị bệnh
- Nghỉ ngơi: Khi bị bong gân mắt cá chân, người bệnh cần nghỉ ngơi, không nên di chuyển hoặc hoạt động để tránh khiến cho tổn thương vùng mắt cá chân thêm nghiêm trọng.
- Chườm đá lạnh: Tác dụng của phương pháp này là khiến cho vùng bị thương giảm sưng và đau. Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần chườm túi lạnh vào vùng mắt cá chân khoảng 15 đến 30 phút, sau 4 tiếng lại chườm một lần.
- Đè ép: Với phương pháp nẹp và băng, vùng mắt cá chân sẽ được giữ ổn định. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện khi đã hết sưng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên quấn quá chặt gây ảnh hưởng đến lưu thông máu. Khi máu không được lưu thông tốt, có thể khiến cho vùng bong gân nghiêm trọng hơn và thời gian phục hồi cũng sẽ lâu hơn.
- Nâng cao chân: Đây là phương pháp rất phổ biến được áp dụng với các trường hợp bị chấn thương vùng chân. Nên thực hiện nâng cao chân hơn tim trong khoảng 48 giờ đầu tiên tính từ thời điểm mới bị chấn thương.
- Có thể dùng nạng với những trường hợp bị bong gân mức độ nhẹ, giúp cho việc di chuyển trở nên thuận lợi hơn.
Áp dụng vật lý trị liệu để điều trị chấn thương
- Vật lý trị liệu: Khi chân đã bớt sưng và đau. Việc thực hiện một số bài tập trị liệu là rất cần thiết để chân của bạn nhanh chóng hoạt động bình thường trở lại. Nên tham khảo các chuyên gia để lựa chọn những bài tập phù hợp nhất với đôi chân của bạn. Tránh việc tập sai cách và tập với cường độ cao dẫn tới tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe xương khớp trong tương lai.
2.3 Điều trị phẫu thuật
Phần lớn những trường hợp bị bong gân mắt cá chân đều có thể đáp ứng tốt với phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp, đã áp dụng những phương pháp trên mà không mang lại hiệu quả tích cực, bác sĩ có thể tính đến phương pháp phẫu thuật.
Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ các mảnh xương, sụn lỏng lẻo, nối hoặc tái tạo dây chằng bị rách, đứt. Tùy theo từng trường hợp, mức độ bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ quyết định mổ hở hay mổ nội soi. Một số trường hợp sau phẫu thuật vẫn cần dùng nạng, thanh nẹp để bảo vệ mắt cá chân.
3. Phương pháp phòng ngừa bong gân mắt cá chân
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn hạn chế nguy cơ bị bong gân mắt cá chân:
- Nên khởi động kỹ trước khi thực hiện vận động, tập thể dục hoặc chơi thể thao. Khởi động sẽ giúp làm nóng và căng giãn từ từ các khớp và cơ. Từ đó giảm nguy cơ chấn thương.
Khởi động trước khi tập thể dục để hạn chế chấn thương
- Thường xuyên tập thể dục chính là một phương pháp giúp cơ bắp của bạn trở nên mềm mại và linh hoạt hơn. Chỉ cần mỗi ngày tập luyện khoảng 30 phút, bạn sẽ thấy cơ bắp, xương khớp chắc khỏe hơn và tinh thần thoải mái hơn rất nhiều.
- Trong quá trình tập luyện, cần chú ý đến thời tiết cũng như quãng đường chạy để tránh tình trạng trơn trượt. Nên chạy hoặc tập luyện trên bề mặt phẳng để hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương.
- Nghỉ ngơi đúng lúc: Khi cơ thể đã quá mệt mỏi, bạn không nên gắng sức, chỉ nên tập luyện phù hợp với khả năng của bản thân.
- Lựa chọn những dụng cụ tập chất lượng, giày tập và quần áo tập phù hợp, vừa vặn.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin, chất béo, canxi, protein và uống đủ nước mỗi ngày để cơ bắp và xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai.
- Duy trì trọng lượng vừa phải, tránh thừa cân, béo phì.
Nếu có những dấu hiệu bất thường sau khi gặp chấn thương, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm. Để được đặt lịch khám và điều trị với chuyên gia Xương khớp đầu ngành tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.