Hướng dẫn cách thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi | Medlatec

Hướng dẫn cách thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Khi về già, hệ tiêu hóa sẽ dần suy yếu, khả năng ăn uống và hấp thụ vì thế cũng giảm xuống. Đồng thời, người già còn có nguy cơ cao mắc phải các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường,... Lúc này, một chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi khoa học, hợp lý sẽ giúp nâng cao thể trạng, phòng tránh bệnh tật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khẩu phần ăn cũng như các thực phẩm tốt cho sức khỏe người già qua bài viết sau.


01/09/2021 | Bác sĩ hướng dẫn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ từ 2 đến 4 tuổi
30/08/2021 | Những lưu ý về dinh dưỡng cho người mắc COVID-19
18/08/2021 | Các lưu ý trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ

1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Ăn uống hợp lý sẽ giúp người già bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Do đó, việc thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi rất quan trọng. Dưới đây là các nguyên tắc mà bạn có thể tham khảo để tạo nên những bữa ăn đa dạng, bổ dưỡng cho bố mẹ và ông bà của mình:

Giảm khẩu phần ăn:

Ở người lớn tuổi quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, cơ thể không thể đốt cháy nhiều calo. Nhất là những người ít vận động, ít tập thể dục thể thao thì quá trình này càng xảy ra chậm hơn. Do đó, người già nên giảm khẩu phần ăn và chỉ nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng.

Người già nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, hạn chế ăn một lúc quá no nhất là vào buổi tối. Sau khi ăn, bạn nên nhắc nhở ông bà ngồi xem ti vi hoặc đi dạo khoảng 30 phút, tránh nằm ngay để thức ăn dễ tiêu hóa.

Giảm ăn thịt, chất béo và muối:

Nhu cầu đạm động vật ở người cao tuổi chỉ chiếm khoảng 30% mỗi ngày. Do đó, người già nên giảm ăn thịt, đặc biệt là các sản phẩm chứa nhiều cholesterol như: nội tạng động vật. Tốt nhất, bạn nên bổ sung vào bữa ăn của người già các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ thực vật như: các loại đậu, mè, lạc, vừng,…

Để giảm lượng mỡ trong máu, người già nên sử dụng dầu thực vật. Đồng thời, khi chế biến món ăn cho người lớn tuổi, chỉ nên luộc, hấp hoặc hầm nhừ kỹ để làm mềm thức ăn, giúp dễ ăn và dễ tiêu hóa.

Ngoài ra, người cao tuổi cũng nên hạn chế ăn các món chứa nhiều muối như: dưa cải muối,… Và tập thói quen ăn nhạt để giảm nguy cơ tăng huyết áp. Mỗi ngày chỉ nên thêm vào thức ăn khoảng 4 - 5g muối, đảm bảo dưới 150gr muối/ 1 tháng.

Người cao tuổi cũng nên hạn chế ăn các món chứa nhiều muối như: dưa cải muối

Người cao tuổi cũng nên hạn chế ăn các món chứa nhiều muối như: dưa cải muối,… và tập thói quen ăn nhạt để giảm nguy cơ tăng huyết áp

Giảm bớt tinh bột, đường:

Ăn quá nhiều tinh bột, đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì,… ở người cao tuổi. Do đó, khi về già nên giảm lượng đường và tinh bột có trong khẩu phần ăn. Thay vào đó, nên sử dụng các loại hạt ngũ cốc tốt cho sức khỏe như: yến mạch, gạo lứt,… Đồng thời, người già nên ưu tiên bổ sung đường tự nhiên từ trái cây.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây:

Nhu động ruột và khả năng tiết dịch vị của dạ dày giảm khiến người già dễ bị táo bón, khó tiêu. Vì vậy, người già nên ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ giúp kích thích đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và làm mềm phân. Không chỉ vậy, những thực phẩm này còn cung cấp một lượng lớn vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cho người cao tuổi.

dinh dưỡng cho người cao tuổi

Các loại rau xanh và trái cây đều là những thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cho người cao tuổi

Ăn nhiều cá:

Cá là loại thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng cho người cao tuổi. Trong đó, cá hồi, cá thu, cá ngừ đều là các loại cá chứa nhiều acid béo không no tốt cho hệ tim mạch. Tuy nhiên, cũng chỉ nên ăn khoảng từ 200 - 300gr cá ngừ hoặc cá thu/1 tuần. Ngoài ra, để phòng bệnh loãng xương, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua đồng,… vào chế độ ăn của người thân.

Uống nhiều nước:

Nước giữ nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Chúng là môi trường vận chuyển và đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Do đó, người già nên uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, đồng thời hình thành thói quen chủ động uống nước, không nên chờ khát mới uống. Đồng thời, có thể uống nước trà xanh, ăn chè hạt sen,… Những loại thức uống này đều tốt cho sức khỏe, giúp an thần và cải thiện giấc ngủ.

Người già nên uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày và không nên chờ khát mới uống

Người già nên uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày và không nên chờ khát mới uống

Bên cạnh việc điều chỉnh các thói quen ăn uống, người lớn tuổi nên chú ý nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp ông bà, bố mẹ của bạn duy trì được sự dẻo dai, giảm thiểu các vấn đề về xương khớp. Đồng thời để bảo vệ sức khỏe, người lớn tuổi không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích gây hại.

2. Thực phẩm dinh dưỡng cho người cao tuổi

Theo thời gian, hoạt động của các cơ quan tiêu hóa sẽ ngày càng suy giảm. Khi vị giác thay đổi, mất cảm giác ngon miệng người già thường chán ăn và không muốn ăn. Để kích thích khả năng ăn uống và hỗ trợ tiêu hóa, nên lựa chọn các thực phẩm dinh dưỡng cho người cao tuổi như:

  • Dầu oliu chứa nhiều chất béo lành mạnh tốt cho hệ tim mạch. 

  • Ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, gạo lứt,… rất giàu xơ có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. 

  • Bông cải xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin giúp người già phòng chống các bệnh ung thư.

  • Các loại đậu như: đậu nành, lạc,… là nguồn đạm thực vật mà người già nên bổ sung vào chế độ ăn, đồng thời chúng còn mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch.

  • Các loại cá béo, trong đó cá hồi là loại cá giàu vitamin B12, acid béo omega 3, sắt, vitamin D,… Do đó, người già nên lựa chọn loại cá này để giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

  • Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp cải thiện tình trạng chướng bụng, khó tiêu ở người già.

Người già nên sử dụng dầu ô liu thay thế cho mỡ động vật, để giảm thiểu các bệnh liên quan đến tim mạch

Người già nên sử dụng dầu ô liu thay thế cho mỡ động vật, để giảm thiểu các bệnh liên quan đến tim mạch

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi, từ đó giúp họ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý khi về già. Để mang lại hiệu quả tốt, bạn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống của ông bà, bố mẹ những thực phẩm mà chúng tôi vừa chia sẻ. 

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, khoa học thì việc rèn luyện thể lực mỗi ngày cũng rất quan trọng, cộng với tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ giúp người già ổn định sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Do đó, bạn nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc người thân của mình nhiều hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp