Hướng dẫn cách giảm đau sau tiêm phòng Covid-19 hiệu quả | Medlatec

Hướng dẫn cách giảm đau sau tiêm phòng Covid-19 hiệu quả

Giảm đau sau tiêm phòng Covid-19 hiện được nhiều người tìm kiếm. Nhất là khi nhà nước đang triển khai tiêm chủng diện rộng cho cộng đồng. Sau tiêm, sẽ có một vài tác dụng phụ trên cơ thể khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và phần nào ảnh hưởng tới cuộc sống. Vậy cách giảm đau sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là gì?


03/10/2021 | Một số tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin AstraZeneca
29/09/2021 | Phụ nữ có thai sau tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không?
29/09/2021 | Cách bổ sung dinh dưỡng trước và sau tiêm vắc xin Covid-19

1. Các tác dụng phụ phổ biến của vắc xin Covid-19

Gặp tác dụng phụ sau khi tiêm là cơ chế cho thấy cơ thể bạn đang được bảo vệ nhưng không phải ai cũng có tác dụng phụ sau tiêm. Thông thường, các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau vài ngày. Muốn biết cách giảm đau sau tiêm phòng Covid-19, trước hết hãy tìm hiểu về một số tác dụng phụ phổ biến của nó.

Tác dụng phụ thường gặp

  • Tại vị trí tiêm: đau, nóng, sưng đỏ, ngứa.

  • Toàn thân: cơ thể khó chịu, mệt mỏi, sốt hoặc ớn lạnh, đau đầu,buồn nôn, nhức mỏi các cơ, khớp.

Thông thường, bạn sẽ được theo dõi tại cơ sở tiêm chủng ít nhất là 30 phút trước khi ra về. Đây chính là khoảng thời gian mà cơ thể có thể xuất hiện các biến chứng sau tiêm. Nếu đã về nhà, bạn cần tự theo dõi trong 48 giờ để kịp thời phát hiện các biểu hiện của phản ứng sau tiêm.

Sốt là tác dụng phụ phổ biến sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Sốt là tác dụng phụ phổ biến sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Một số hiện tượng sốc phản vệ ít gặp

Phản ứng phản vệ khá hiếm gặp nhưng nếu gặp phải thì cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu đã gặp phản ứng phản vệ thì không nên tiêm mũi thứ 2. Một số phản ứng phản vệ phổ biến như:

  • Nổi mề đay, phù mạch nhanh.

  • Tức ngực, khó thở.

  • Nôn, bụng đau.

  • Rối loạn tiêu hóa.

  • Huyết áp tụt, ngất xỉu.

  • Ý thức có dấu hiệu rối loạn.

2. Giảm đau sau tiêm phòng Covid-19

Để giảm đau sau tiêm phòng Covid-19, bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê toa như aspirin, acetaminophen, kháng histamin nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, bạn chỉ được dùng sau tiêm, các bác sĩ không khuyến cáo uống trước khi tiêm để phòng tác dụng phụ.

Cách nhanh nhất để giảm đau sau tiêm phòng Covid-19, nhất là giảm những khó chịu do cơn sốt gây ra là dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế về việc dùng thuốc giảm đau, hạ sốt sau tiêm phòng.

Nếu chỉ sốt nhẹ hoặc ớn lạnh, bạn nên uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước. Việc uống nhiều nước cũng có thể giúp bạn giảm đau cơ và khớp. Quần áo nên là những loại thoáng mát, nhẹ để tránh làm nóng cơ thể.

Nếu sốt cao trên 38.5 độ, bạn có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng phải tuân thủ liều lượng do bác sĩ khuyến cáo. Nếu sốt trên 39 độ, cơ thể không đáp ứng thuốc thì cần báo với cơ sở y tế. Sau khi tiêm, bạn vẫn cần tuân thủ nguyên tắc 5K để bảo vệ mình và cộng đồng.

Khi bị sốt sau tiêm phòng, bạn nên hạn chế những loại thức ăn sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo,… Có thể thay thế bằng trái cây, salad rau củ, đậu phộng,…

  • Thực phẩm nhiều mỡ như thịt ba chỉ, da gà, mỡ lợn,…

  • Những sản phẩm giàu chất béo từ sữa như phô mai, kem, sữa nguyên chất,…

  • Thực phẩm chiên rán nhiều dầu.

  • Thực phẩm chế biến sẵn như pizza, xúc xích, đồ đóng hộp.

  • Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, café,…

Ăn nhiều trái cây thay cho đồ ngọt sau khi tiêm vắc xin

Ăn nhiều trái cây thay cho đồ ngọt sau khi tiêm vắc xin

3. Những lưu ý sau khi  tiêm phòng Covid-19

Ngoài cách giảm đau sau tiêm phòng Covid-19, bạn cần lưu ý một vài vấn đề trước và sau tiêm phòng như sau.

Thuốc hạ sốt không làm giảm miễn dịch sau tiêm

Hiện nay chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt có ảnh hưởng đến tác dụng miễn dịch sau tiêm. Nếu có thắc mắc về tác dụng phụ của thuốc có ảnh hưởng đến miễn dịch hay không, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn. 

Có nên uống nước tía tô trước khi tiêm vắc xin

Tía tô là loại rau có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe cơ thể. Vì thế, khi bị sốt sau tiêm, nhiều người có quan niệm rằng uống lá tía tô trước khi tiêm để ngăn ngừa sốt sau tiêm đồng thời ngăn các tác dụng phụ của vắc xin. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng khuyên rằng trước khi tiêm không nên uống tía tô hay bất kỳ bài thuốc dân gian nào. Bởi nếu chẳng may xảy ra phản ứng phản vệ sẽ rất khó để xác định nguyên nhân. Trước khi tiêm chỉ cần giữ tâm lý thoải mái, ăn uống đủ chất và sau tiêm theo dõi sức khỏe.

Nhiều người cho rằng nên uống nhiều nước tía tô trước khi tiêm

Nhiều người cho rằng nên uống nhiều nước tía tô trước khi tiêm

Khi nào thì nên đến bệnh viện?

Nhìn chung, những cách giảm đau sau tiêm phòng Covid-19 chỉ có thể áp dụng khi bạn gặp những phản ứng phụ nhẹ. Nếu gặp một trong những biểu hiện sau, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ để xin ý kiến hoặc đến cơ sở y tế gần nhất:

  • Sốt trên 39 độ.

  • Co giật.

  • Áp xe. 

  • Phản ứng quá mẫn cấp tính.

  • Nhiễm khuẩn huyết: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, cần được điều trị theo phác đồ.

  • Phản ứng phản vệ: Thường có những triệu chứng phổ biến như nổi mề đay, mẩn ngứa, khó bắt mạch, đau bụng, khó thở,…

  • Huyết khối: Triệu chứng của huyết khối thường là co giật, nhìn khó, phù chi dưới, xuất huyết dạ hoặc xuất huyết nội tạng.

Vắc xin Covid-19 có gây ra phản ứng phụ lâu dài không?

Vắc xin Covid-19 là loài vắc xin mới và có thời gian nghiên cứu khá nhanh. Vì thế vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu dài hạn cho vắc xin này. Tuy nhiên, hiện tại vắc xin AstraZeneca đang được hàng ngàn người thử nghiệm lâm sàng, họ sẽ được theo dõi cẩn thận trong vòng 12 tháng.

Vắc xin Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Hiện tại vẫn chưa có dữ liệu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của vắc xin Covid-19 đến khả năng sinh sản của con người. Các nhà nghiên cứu vẫn đang lên kế hoạch để thử nghiệm lâm sàng về vắc xin này.

Hiện chưa có đánh giá vắc xin Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không

Hiện chưa có đánh giá vắc xin Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách giảm đau sau tiêm phòng Covid-19 cũng như một số lưu ý sau khi tiêm. Việc tiêm chủng sẽ giúp các bạn đối phó với virus SARS-CoV-2 một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp thêm thắc mắc về vấn đề này. Chúc các bạn bình an trong đại dịch!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp