Tình trạng ho ra máu được biết đến như một trong những cấp cứu nội khoa nghiêm trọng. Tuy nhiên chính xác ho ra máu bệnh gì mới là vấn đề nhiều người quan tâm. Để giúp các bạn độc giả giải đáp thắc mắc này, MEDLATEC sẽ tổng hợp các bệnh lý phổ biến có xuất hiện triệu chứng ho ra máu trong bài viết.
17/01/2021 | Tiết lộ kinh ngạc về nguyên nhân ho ra máu 11/01/2021 | Một số phương pháp điều trị ho ra máu phổ biến hiện nay 19/07/2020 | Ho ra máu cần phải làm gì, có nên chụp CT phổi không?
1. Ho ra máu bệnh gì - Nguy cơ mắc lao phổi
Đối với thắc mắc ho ra máu bệnh gì thì đại đa số bệnh nhân sẽ nghĩ ngay đến nguy cơ bản thân bị lao phổi. Trên thực tế, lao phổi đúng là có triệu chứng ho ra máu và nó thể hiện tại hầu hết các trường hợp bệnh khi chuyển sang giai đoạn nặng.
Tình trạng ho ra máu khi bị viêm phổi nghiêm trọng tùy theo diễn biến của bệnh. Bệnh nhân lao phổi có thể thường xuyên ho có đờm, thỉnh thoảng thấy xuất hiện đờm vướng máu tại vòm họng. Tuy nhiên, nếu bệnh đã trở nặng, người bệnh thậm chí ho ra máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, lượng máu từ ít đến nhiều.
Hiện tượng ho ra máu xuất hiện khá thường xuyên ở các trường hợp lao phổi nặng
Ngoài triệu chứng ho ra máu, bệnh nhân đang nhiễm lao phổi còn có thêm các biểu hiện sau đây:
-
Bệnh nhân bị ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, ho có đờm mức trung hoặc đặc từ hai tuần trở lên.
-
Cân nặng của người bệnh sút đi trông thấy, cơ thể yếu ớt, gầy. Lượng thức ăn dung nạp được mỗi bữa dần ít đi do cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon.
-
Bệnh nhân lao phổi thường xuyên bị sốt nhẹ về chiều, các thời điểm khác thân nhiệt cơ thể giữ ở mức trung bình. Có thể bị ra mồ hôi trộm ban đêm, ngủ không ngon.
-
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn bệnh nhân còn cảm thấy đau tức vùng ngực, đi lại nặng nề, khó thở khi vận động.
Hiện nay, nếu nghi ngờ bệnh nhân ho ra máu nhiễm lao phổi, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện lấy mẫu đờm để xét nghiệm cũng như chụp X-quang phổi. Vì tính chất đặc thù lây lan nhanh của bệnh lao, ngay từ khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh này,, người bệnh nên thực hiện cách ly với thân nhân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
2. Nguy cơ bị giãn phế quản
Một trong những nguy cơ thường được các bác sĩ chuyên khoa cân nhắc trước vấn đề ho ra máu bệnh gì chính là tình trạng giãn phế quản. Thực tế, đây không phải là dạng bệnh lý trực tiếp sinh ra do nhiễm khuẩn hay virus. Thường có bệnh lý nền khác hoặc nguyên nhân khách quan tác động, gây ra bệnh.
Chứng giãn phế quản có thể khiến bệnh nhân ho ra máu
Đa số bệnh nhân được chẩn đoán giãn phế quản thường đã bị lao phổi, nhiễm trùng phổi mạn tính kéo dài. Lúc này giãn phế quản được coi như di chứng của các bệnh lý nền trên. Ngoài các nguyên nhân viêm phổi, lao hoặc áp xe, cũng có trường hợp người bệnh bị giãn phế quản vì hít phải dị vật đường thở.
Hiện tượng ho ra máu ở người bệnh giãn phế quản sẽ khác so với lao phổi. Trong trường hợp này, bệnh nhân ho ra lượng máu ít (chỉ từ 3 - 5ml). Sau khi ho máu sẽ không tiếp tục xuất hiện tại vòm họng nhưng cơ thể không tự cầm máu hoàn toàn được. Càng về sau, người bệnh sẽ càng ho với cường độ và tần suất dày đặc hơn, dẫn đến lượng máu xuất ra khỏi cơ thể ngày càng nhiều.
Để chẩn đoán chứng giãn phế quản, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện chụp X-quang phổi và CT có cản quang. Đối với vấn đề điều trị, người bệnh có thể phải phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi đã bị giãn.
3. Nguy cơ ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những bệnh lý hô hấp có dấu hiệu cảnh báo tương đối mờ nhạt. Nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ phát hiện mình bị ung thư phổi khi thăm khám, ngoài ra hầu như không có dấu hiệu bất thường nào về mặt sức khỏe. Khi phổi bị ung thư ở giai đoạn gần cuối, người bệnh có thể gặp tình trạng ho ra máu với lượng tương đối ít. Tuy hiện tượng này không quá phổ biến nhưng rõ ràng ung thư phổi cũng là vấn đề đáng cân nhắc để giải quyết câu hỏi ho ra máu bệnh gì.
Một số dấu hiệu nhận diện ung thư phổi bao gồm:
Ung thư phổi gây ho kéo dài, có thể kèm theo lượng máu nhỏ
-
Người bệnh thường xuyên bị tức ngực, khó thở, hô hấp ngày càng kém nếu vừa hô hấp vừa vận động.
-
Một số bệnh nhân bị sụt cân nhẹ theo thời gian.
Nếu người bệnh đã bị ho ra máu, khi khám chuyên khoa tại cơ sở y tế, bác sĩ có thể đề xuất các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán như:
-
Chụp X-quang tim phổi.
-
Chụp CT có cản quang phổi.
-
Nội soi phế quản (nếu cần).
-
Thực hiện sinh thiết để xác định ung thư.
4. Nguy cơ mắc một số bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp
Nếu mắc một số chứng nhiễm trùng đường hô hấp cơ bản, khả năng ho ra máu là tương đối cao. Tuy tần suất ho ra máu không nhiều và thường xuyên như lao phổi hoặc giãn phế quản nhưng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng vẫn có.
Một số vấn đề hô hấp chúng ta có thể phải đối mặt nếu ho ra máu là:
Bệnh nhân đang nhiễm trùng hô hấp hầu như chỉ phát hiện máu lẫn trong đờm họng khạc ra ngoài. Bên cạnh triệu chứng này, cơ thể còn có thể bị sốt cao, đau tức ngực khi hít thở, ho dữ dội hoặc thay đổi tư thế nằm.
Các biện pháp chẩn đoán nhóm bệnh này thường là xét nghiệm máu, chụp X-quang và CT, xét nghiệm mẫu đờm,...
Bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang phổi để xác định nguyên nhân ho ra máu
5. Nguy cơ mắc bệnh lý ngoại khoa
Không nhất thiết hệ hô hấp có vấn đề thì cơ thể chúng ta mới ho ra máu. Đôi khi các chấn thương bởi tác động của ngoại lực gây gãy xương sườn hoặc giập lồng ngực cũng có thể để lại hiện tượng trên. Trong trường hợp này, các bộ phận bị chấn thương trực tiếp bởi ngoại lực sẽ ảnh hưởng đến một số cơ quan bên trong cơ thể. Hiện tượng xuất huyết xảy ra và máu xuất hiện tại đường hô hấp, đi ra ngoài cơ thể khi ho mạnh.
Vừa rồi là các nhóm nguy cơ lớn cần được xem xét, chẩn đoán kỹ càng để giải đáp vấn đề ho ra máu bệnh gì mà các bạn độc giả đang thắc mắc. Ngay khi phát hiện triệu chứng này, MEDLATEC khuyến khích người bệnh nên thực hiện thăm khám chuyên khoa tại cơ sở y tế lớn và uy tín. Việc phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm nêu trên sẽ tránh được nhiều di chứng không mong muốn về sau. Mọi thắc mắc có liên quan đến hiện tượng này xin gửi về cho chúng tôi theo số 1900 56 56 56.