Ho ra máu bệnh gì? Top các vấn đề nguy hiểm nếu ho ra máu | Medlatec

Ho ra máu bệnh gì? Top các vấn đề nguy hiểm nếu ho ra máu

Tình trạng ho ra máu được biết đến như một trong những cấp cứu nội khoa nghiêm trọng. Tuy nhiên chính xác ho ra máu bệnh gì mới là vấn đề nhiều người quan tâm. Để giúp các bạn độc giả giải đáp thắc mắc này, MEDLATEC sẽ tổng hợp các bệnh lý phổ biến có xuất hiện triệu chứng ho ra máu trong bài viết.


17/01/2021 | Tiết lộ kinh ngạc về nguyên nhân ho ra máu
11/01/2021 | Một số phương pháp điều trị ho ra máu phổ biến hiện nay
19/07/2020 | Ho ra máu cần phải làm gì, có nên chụp CT phổi không?

1. Ho ra máu bệnh gì - Nguy cơ mắc lao phổi

Đối với thắc mắc ho ra máu bệnh gì thì đại đa số bệnh nhân sẽ nghĩ ngay đến nguy cơ bản thân bị lao phổi. Trên thực tế, lao phổi đúng là có triệu chứng ho ra máu và nó thể hiện tại hầu hết các trường hợp bệnh khi chuyển sang giai đoạn nặng. 

Tình trạng ho ra máu khi bị viêm phổi nghiêm trọng tùy theo diễn biến của bệnh. Bệnh nhân lao phổi có thể thường xuyên ho có đờm, thỉnh thoảng thấy xuất hiện đờm vướng máu tại vòm họng. Tuy nhiên, nếu bệnh đã trở nặng, người bệnh thậm chí ho ra máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, lượng máu từ ít đến nhiều.

Hiện tượng ho ra máu xuất hiện khá thường xuyên ở các trường hợp lao phổi nặng

Hiện tượng ho ra máu xuất hiện khá thường xuyên ở các trường hợp lao phổi nặng

Ngoài triệu chứng ho ra máu, bệnh nhân đang nhiễm lao phổi còn có thêm các biểu hiện sau đây:

  • Bệnh nhân bị ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, ho có đờm mức trung hoặc đặc từ hai tuần trở lên.

  • Cân nặng của người bệnh sút đi trông thấy, cơ thể yếu ớt, gầy. Lượng thức ăn dung nạp được mỗi bữa dần ít đi do cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon.

  • Bệnh nhân lao phổi thường xuyên bị sốt nhẹ về chiều, các thời điểm khác thân nhiệt cơ thể giữ ở mức trung bình. Có thể bị ra mồ hôi trộm ban đêm, ngủ không ngon.

  • Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn bệnh nhân còn cảm thấy đau tức vùng ngực, đi lại nặng nề, khó thở khi vận động.

Hiện nay, nếu nghi ngờ bệnh nhân ho ra máu nhiễm lao phổi, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện lấy mẫu đờm để xét nghiệm cũng như chụp X-quang phổi. Vì tính chất đặc thù lây lan nhanh của bệnh lao, ngay từ khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh này,, người bệnh nên thực hiện cách ly với thân nhân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

2. Nguy cơ bị giãn phế quản

Một trong những nguy cơ thường được các bác sĩ chuyên khoa cân nhắc trước vấn đề ho ra máu bệnh gì chính là tình trạng giãn phế quản. Thực tế, đây không phải là dạng bệnh lý trực tiếp sinh ra do nhiễm khuẩn hay virus. Thường có bệnh lý nền khác hoặc nguyên nhân khách quan tác động, gây ra bệnh.

Chứng giãn phế quản có thể khiến bệnh nhân ho ra máu

Chứng giãn phế quản có thể khiến bệnh nhân ho ra máu

Đa số bệnh nhân được chẩn đoán giãn phế quản thường đã bị lao phổi, nhiễm trùng phổi mạn tính kéo dài. Lúc này giãn phế quản được coi như di chứng của các bệnh lý nền trên. Ngoài các nguyên nhân viêm phổi, lao hoặc áp xe, cũng có trường hợp người bệnh bị giãn phế quản vì hít phải dị vật đường thở.

Hiện tượng ho ra máu ở người bệnh giãn phế quản sẽ khác so với lao phổi. Trong trường hợp này, bệnh nhân ho ra lượng máu ít (chỉ từ 3 - 5ml). Sau khi ho máu sẽ không tiếp tục xuất hiện tại vòm họng nhưng cơ thể không tự cầm máu hoàn toàn được. Càng về sau, người bệnh sẽ càng ho với cường độ và tần suất dày đặc hơn, dẫn đến lượng máu xuất ra khỏi cơ thể ngày càng nhiều.

Để chẩn đoán chứng giãn phế quản, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện chụp X-quang phổi và CT có cản quang. Đối với vấn đề điều trị, người bệnh có thể phải phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi đã bị giãn.

3. Nguy cơ ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những bệnh lý hô hấp có dấu hiệu cảnh báo tương đối mờ nhạt. Nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ phát hiện mình bị ung thư phổi khi thăm khám, ngoài ra hầu như không có dấu hiệu bất thường nào về mặt sức khỏe. Khi phổi bị ung thư ở giai đoạn gần cuối, người bệnh có thể gặp tình trạng ho ra máu với lượng tương đối ít. Tuy hiện tượng này không quá phổ biến nhưng rõ ràng ung thư phổi cũng là vấn đề đáng cân nhắc để giải quyết câu hỏi ho ra máu bệnh gì.

Một số dấu hiệu nhận diện ung thư phổi bao gồm:

  • Có dấu hiệu ho dai dẳng, kéo dài, nặng hơi và rất khó chịu.

Ung thư phổi gây ho kéo dài, có thể kèm theo lượng máu nhỏ

Ung thư phổi gây ho kéo dài, có thể kèm theo lượng máu nhỏ

  • Người bệnh thường xuyên bị tức ngực, khó thở, hô hấp ngày càng kém nếu vừa hô hấp vừa vận động.

  • Một số bệnh nhân bị sụt cân nhẹ theo thời gian.

Nếu người bệnh đã bị ho ra máu, khi khám chuyên khoa tại cơ sở y tế, bác sĩ có thể đề xuất các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán như:

  • Chụp X-quang tim phổi.

  • Chụp CT có cản quang phổi.

  • Nội soi phế quản (nếu cần).

  • Thực hiện sinh thiết để xác định ung thư.

4. Nguy cơ mắc một số bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp

Nếu mắc một số chứng nhiễm trùng đường hô hấp cơ bản, khả năng ho ra máu là tương đối cao. Tuy tần suất ho ra máu không nhiều và thường xuyên như lao phổi hoặc giãn phế quản nhưng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng vẫn có.

Một số vấn đề hô hấp chúng ta có thể phải đối mặt nếu ho ra máu là:

  • Hoại tử phổi.

  • Viêm phế quản cấp tính.

  • Áp xe phổi.

  • Phổi bị nấm hoặc u nấm.

Bệnh nhân đang nhiễm trùng hô hấp hầu như chỉ phát hiện máu lẫn trong đờm họng khạc ra ngoài. Bên cạnh triệu chứng này, cơ thể còn có thể bị sốt cao, đau tức ngực khi hít thở, ho dữ dội hoặc thay đổi tư thế nằm.

Các biện pháp chẩn đoán nhóm bệnh này thường là xét nghiệm máu, chụp X-quang và CT, xét nghiệm mẫu đờm,...

Bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang phổi để xác định nguyên nhân ho ra máu

Bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang phổi để xác định nguyên nhân ho ra máu

5. Nguy cơ mắc bệnh lý ngoại khoa

Không nhất thiết hệ hô hấp có vấn đề thì cơ thể chúng ta mới ho ra máu. Đôi khi các chấn thương bởi tác động của ngoại lực gây gãy xương sườn hoặc giập lồng ngực cũng có thể để lại hiện tượng trên. Trong trường hợp này, các bộ phận bị chấn thương trực tiếp bởi ngoại lực sẽ ảnh hưởng đến một số cơ quan bên trong cơ thể. Hiện tượng xuất huyết xảy ra và máu xuất hiện tại đường hô hấp, đi ra ngoài cơ thể khi ho mạnh.

Vừa rồi là các nhóm nguy cơ lớn cần được xem xét, chẩn đoán kỹ càng để giải đáp vấn đề ho ra máu bệnh gì mà các bạn độc giả đang thắc mắc. Ngay khi phát hiện triệu chứng này, MEDLATEC khuyến khích người bệnh nên thực hiện thăm khám chuyên khoa tại cơ sở y tế lớn và uy tín. Việc phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm nêu trên sẽ tránh được nhiều di chứng không mong muốn về sau. Mọi thắc mắc có liên quan đến hiện tượng này xin gửi về cho chúng tôi theo số 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp