Được coi là căn bệnh thế kỷ, HIV đã cướp đi sự sống của rất nhiều người trên thế giới và khiến chúng ta có cách nhìn không thân thiện với người nhiễm. Với sức ảnh hưởng lớn như vậy thì HIV là gì, cách thức lây nhiễm và biểu hiện của bệnh như thế nào, phải làm gì khi có nguy cơ lây nhiễm. Cùng MEDLATEC tìm hiểu các thông tin về căn bệnh thế kỷ này trong bài viết dưới đây.
25/05/2020 | Người nhiễm virus HIV và chế độ dinh dưỡng an toàn 22/05/2020 | BVĐK MEDLATEC khởi động dịch vụ Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) 17/05/2020 | Một số dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm chúng ta cần biết 01/05/2020 | Xét nghiệm HIV combi PT trong chẩn đoán HIV
1. Khái quát chung về HIV
HIV là viết tắt của tên một loại virus thuộc họ retrovirus, virus này gây nên sự suy giảm hệ miễn dịch cơ thể. Virus HIV có tên gọi tiếng anh là Human immunodeficiency virus. Nếu nhiễm mà không kịp thời phát hiện và chữa trị đúng phương pháp sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể gây chết người.
-
Khả năng tồn tại: HIV tồn tại trong cơ thể người tới khi chết, sau chết vẫn tồn tại được từ 1 - 2 ngày. HIV chết khi đun sôi, sấy hoặc hấp. Tồn tại trong máu khô tới 72 giờ.
-
HIV gồm 2 chủng là HIV-1 bắt nguồn từ tinh tinh, khả năng lây truyền rất cao và HIV-2 bắt nguồn từ một loài khỉ ở châu Phi (Sooty mangabey).
-
Khi xâm nhập vào cơ thể, virus HIV nhân lên và tấn công làm chết tế bào miễn dịch lympho T. Dẫn đến hệ thống miễn dịch không hoạt động suy yếu dần, dễ nhiễm các bệnh nhiễm trùng và sức khỏe suy kiệt. Tuy vậy, dùng thuốc vẫn kiểm soát được virus, hệ miễn dịch được cải thiện hơn, sức khỏe tốt hơn.
Căn bệnh thế kỷ mang tên HIV
2. Con đường lây nhiễm của HIV là gì?
HIV có mặt trong máu và trong dịch tiết cơ thể. Tuy nhiên chỉ có máu, sữa, dịch âm đạo, tinh dịch có vai trò lây nhiễm HIV. Mọi người có thể nhiễm Virus HIV qua 3 đường sau đây:
Lây qua đường tình dục
Khi quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm. Chủ yếu lây qua đường âm đạo, hậu môn và quan hệ bằng miệng
Lây qua đường máu
HIV lây nhiễm từ người sang người thông qua máu và sản phẩm liên quan đến máu như:
-
Dùng chung kim tiêm và dụng cụ y tế có dính máu người nhiễm.
-
Dùng chung dao cạo, kim châm cứu, kim xăm trổ,…
-
Tiếp xúc trực tiếp các vết thương hở với máu người bị nhiễm.
-
Khi truyền máu không qua sàng lọc HIV.
Lây nhiễm HIV qua đường máu
Lây từ mẹ sang con
HIV lây nhiễm từ mẹ sang trẻ sơ sinh qua 3 đường:
-
Khi mang thai lây qua nhau thai.
-
Lây qua nước ối, máu, dịch âm đạo khi đi đẻ.
-
Lây qua sữa mẹ khi cho con bú.
Chú ý: Bệnh HIV không lây qua việc tiếp xúc hàng ngày như bắt tay sờ tay, ôm, hôn, hắt hơi, sổ mũi, dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc ăn uống.
3. Biểu hiện của người nhiễm HIV
Sau khi nhiễm virus HIV, người bệnh có các triệu chứng khác nhau qua các giai đoạn. Bao gồm:
Giai đoạn cửa sổ:
-
Thường kéo dài từ 3 - 6 tháng.
-
Là giai đoạn virus HIV xâm nhập vào cơ thể phát triển và nhân lên nhanh chóng.
-
Sau từ 2 - 4 tuần phơi nhiễm, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, ho, nổi hạch, mệt mỏi, đau nhức,… giống như cảm cúm hoặc không có triệu chứng rõ rệt. Do biểu hiện không rõ rệt nên thường không nhận ra, hoặc chẩn đoán nhầm khi đi khám bệnh.
Giai đoạn tiềm ẩn:
-
Tùy vào sức đề kháng của bệnh nhân mà giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tuần cho đến 20 năm.
-
Hệ miễn dịch không chống lại được lượng lớn virus HIV, lượng tế bào lympho T giảm mạnh, kháng nguyên của HIV tăng. Vì vậy được gọi là nhiễm trùng mạn tính.
-
Hạch bạch hay bị viêm do bắt giữ virus để bảo vệ cơ thể.
-
Là giai đoạn có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.
Giai đoạn AIDS:
-
Hệ miễn dịch bị tàn phá, vô hiệu hóa làm mất sức đề kháng do virus tấn công mạnh mẽ và có dấu hiệu nhiễm trùng do các vi sinh vật cơ hội gây ra nh: nhiễm nấm candida specie ở miệng, bị viêm phổi do nấm, bị ung thư bạch huyết và zona thần kinh do virus herpes bùng phát.
-
Bệnh nhân thường phát ban, lở loét, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, cơ thể còn da bọc xương do sụt cân không rõ nguyên nhân,… và dễ nhiễm các bệnh thông thường. Nếu không điều trị, người bệnh sẽ suy nhược hơn, tiều tụy, mất đi khả năng sống và có nguy cơ tử vong cao.
Một trong những biểu hiện khi nhiễm HIV
Các đối tượng sau cần được tư vấn và làm xét nghiệm HIV:
-
Phụ nữ bán dâm, người có quan hệ tình dục đồng giới nam.
-
Người chích ma túy.
-
Người mắc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.
-
Phụ nữ mang thai, vợ, con của người nhiễm HIV.
-
Người có quan hệ tình dục không an toàn với người sử dụng ma túy, người bị nhiễm HIV.
-
Người bệnh qua khám lâm sàng và làm xét nghiệm cận lâm sàng chưa rõ nguyên nhân bệnh hoặc có triệu chứng nhiễm HIV.
-
Các trường hợp có nhu cầu khám và xét nghiệm.
Nên xét nghiệm HIV tại cơ sở uy tín
Các phương pháp chẩn đoán HIV: Ở giai đoạn cửa sổ, biểu hiện chưa rõ ràng lên bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Sau khi làm xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính bệnh nhân cần phải được theo dõi và làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác nhất.
5. Những việc cần lưu ý khi nhiễm HIV
Nếu không may dương tính với virus HIV, người bệnh cần:
-
Phải bình tĩnh nghe lời khuyên từ bác sĩ, không nên hốt hoảng vì nhiều người bệnh vẫn sống khỏe bình thường.
-
Đến các trung tâm y tế để được tư vấn điều trị đúng cách (thông tin của bạn sẽ được bảo mật).
-
Dừng quan hệ tình dục không an toàn, thông báo cho người bạn tình được biết.
-
Sử dụng các thuốc làm chậm sự phát triển của virus do chưa có thuốc điều trị.
-
Không nên mặc cảm với xã hội, bạn hoàn toàn có thể sống và sinh hoạt bình thường.
Qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu HIV là gì và giải đáp được thắc mắc về con đường lây nhiễm, biểu hiện cũng như là các điều cần lưu ý khi bị nhiễm bệnh. Nếu nghi ngờ bản thân nhiễm HIV, hãy đến ngay cơ sở y tế để làm các xét nghiệm sàng lọc cần thiết, nhằm xác định tình trạng và có phương pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, hãy nâng cao ý thức về bệnh, thực hiện bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng nhưng không miệt thị với bệnh nhân nhiễm HIV.