Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư khá hiếm gặp ở nam giới (chiếm khoảng 1%) vì thế mà không nhiều người biết và hiểu rõ về bệnh. Điều này góp phần tăng tỷ lệ tử vong, biến chứng của ung thư tinh hoàn. Nắm được dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn để giúp nam giới tự kiểm tra tình trạng sức khỏe bản thân tốt hơn.
11/04/2021 | Những điều cần biết về tình trạng tinh hoàn không đều 25/03/2021 | Cắt bỏ một bên tinh hoàn có thể sinh con không - bác sĩ trả lời chi tiết 23/03/2021 | Tinh hoàn lạc chỗ có thể sinh con được không và cách điều trị
1. 5 dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn nam giới không được chủ quan
Sự hình thành khối u ác tính ở tinh hoàn sẽ gây ra các triệu chứng tại chỗ, khi khối u lớn và lan rộng đến các vùng xung quanh, triệu chứng sẽ rõ ràng và đa dạng hơn. Nếu nam giới chủ quan, dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn có thể không được phát hiện, khiến việc điều trị và biến chứng nguy hiểm hơn.
Ung thư tinh hoàn khá hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nam giới nên tự kiểm tra, khám sức khỏe tinh hoàn để phát hiện bệnh nhờ các dấu hiệu sớm như:
1.1. Thay đổi kích thước bất thường
Khối u ung thư thường xuất hiện ở một bên tinh hoàn, ban đầu kích thước khối u rất nhỏ nên có thể không gây ra khác biệt giữa hai bên tinh hoàn. Theo thời gian, khối u lớn lên sẽ khiến bên tinh hoàn bị bệnh phát triển hơn so với bên còn lại.
Khi dùng tay thăm khám, bạn có thể phát hiện sự khác biệt này. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân ung thư tinh hoàn khi khám thấy rõ một vùng tinh hoàn sưng lên bất thường.
1.2. Cảm giác đau, khó chịu tại chỗ
Người bệnh sẽ có triệu chứng đau ở vùng bẹn bìu hoặc bụng dưới âm ỉ. Ngoài ra, ở vùng bìu sẽ có cảm giác nặng nề hoặc xệ xuống ở tinh hoàn do có khối u. Bên canh đó, bệnh nhân cũng có thể đau bụng do di căn hạch ổ bụng hoặc do ung thư tinh toàn phát triển trong ổ bụng.
Khối u ung thư gây cảm giác đau tinh hoàn
1.3. Nhiễm trùng
Bệnh nhân ung thư tinh hoàn có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, đặc biệt là nhiễm trùng mào tinh hoàn. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng tích tụ dịch trong bìu, sưng đau khó chịu.
1.4. Đau lan tỏa
Khi khối u ung thư tinh hoàn kích thước lớn, lan rộng hoặc chèn ép vào dây thần kinh liên quan, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau lan rộng hơn đến vùng háng hoặc bụng dưới.
1.5. Triệu chứng toàn thân
Ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu, khi khối u còn phát triển trong phạm vi tinh hoàn thì chỉ gây triệu chứng tại cơ quan này. Khi sang giai đoạn tiến triển, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như:
-
Khó thở, đau ngực, ho có đờm, ho ra máu.
-
Đau lưng dưới.
-
Ngực mềm hoặc phát triển bất thường do khối u ung thư tinh hoàn ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone sinh dục nam, làm tăng trưởng mô ngực.
-
Sưng một hoặc hai bên chân do cục máu đông trong tĩnh mạch lớn.
Dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn nhìn chung khá mờ nhạt, vì thế rất khó phát hiện và điều trị ở giai đoạn hiệu quả nhất này. Các chuyên gia khuyên nam giới nên thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn bằng tay, so sánh kích thước và kiểm tra tình trạng đau. Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ trên, nên sớm tới cơ sở y tế để được thăm khám. Phát hiện ung thư tinh hoàn càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.
Ung thư tinh hoàn phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao
2. Bác sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa và tự khám tinh hoàn đơn giản tại nhà
Loại bỏ yếu tố nguy cơ là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Các yếu tố chúng ta không thể thay đổi là chủng tộc, tiền sử gia đình. Ngoài ra, cần chú ý:
-
Phát hiện sớm tinh hoàn ẩn cho trẻ.
-
Tự biết cách khám tim hoàn để phát hiện sớm bệnh.
-
Quan hệ tình dục lành mạnh, tránh các bệnh truyền nhiễm, nhất là HIV.
-
Chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh với dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Các bước khám ung thư tinh toàn là:
-
Bước 1: Kiểm tra da bìu xem có phù nề không bằng cách đứng trước gương.
-
Bước 2: Khám từng bên tinh hoàn bằng tay để tìm u cục bất thường.
-
Bước 3: Kiểm tra mào tinh hoàn xem có bất thường không.
3. Có thể điều trị ung thư tinh hoàn không?
Bệnh ung thư tinh hoàn hiện nay hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, hầu hết nam giới điều trị ung thư tinh hoàn đều ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản khi phải cắt bỏ, hóa xạ trị loại bỏ khối u ở vùng tinh hoàn bị ảnh hưởng.
Tùy vào tình trạng bệnh và phương pháp điều trị, tiên lượng điều trị khỏi cũng như bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới là khác nhau.
Dưới đây là các phương pháp được áp dụng trong điều trị ung thư tinh hoàn:
3.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ưu tiên với ung thư tinh hoàn ở mọi giai đoạn bệnh. Phẫu thuật cắt bỏ bên tinh hoàn phát triển khối u sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn nguồn bệnh. Nếu sau phẫu thuật người đàn ông vẫn còn 1 tinh hoàn thì khả năng tình dục và sinh sản không bị ảnh hưởng.
Cắt bỏ tinh hoàn là biện pháp điều trị chủ yếu trong ung thư tinh hoàn
Với trường hợp cắt bỏ 1 bên tinh hoàn, cần tiếp tục theo dõi phòng ngừa nguy cơ di căn, ung thư tiếp tục phát triển ở bên tinh hoàn còn lại.
Nếu phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn không đủ loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư khi nó đã di căn xa đến hạch bạch huyết thì cần tiếp tục phẫu thuật này. Nạo hạch bạch huyết có thể tiến hành đồng thời hoặc sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn nếu phát hiện ung thư di căn sau.
3.3. Xạ trị
Xạ trị thường được chỉ định điều trị trong trường hợp ung thư tinh hoàn ác tính, cắt bỏ tinh hoàn và nạo hạch bạch huyết vẫn không loại bỏ được hết tế bào ung thư. Tia bức xạ năng lượng cao được chiếu vào khu vực này sẽ tiêu diệt tế bào bất thường, giảm nguy cơ lây lan đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Bệnh nhân cần xạ trị nếu ung thư tinh hoàn di căn xa
3.4. Hóa trị
Phương pháp này sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư.
3.5. Liệu pháp thay thế hormone
Nếu không còn tinh hoàn thì cơ thể người đàn ông sẽ không còn sản xuất testosterone. Liệu pháp thay thế testosterone giúp duy trì chức năng tình dục và chức năng cương dương.
Phát hiện bệnh càng sớm thì điều trị càng hiệu quả, nguy cơ di căn và biến chứng thấp, điều này đúng với tất cả bệnh ung thư trong đó có ung thư tinh hoàn.