Hệ tiêu hóa và những điều có thể bạn chưa biết | Medlatec

Hệ tiêu hóa và những điều có thể bạn chưa biết

Hệ thống tiêu hóa đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể giúp hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng. Vậy hệ tiêu hóa có cấu tạo như thế nào, hoạt động ra sao và có chức năng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!


24/08/2020 | Bí quyết chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ đúng cách
10/07/2020 | Men vi sinh Enterogermina có tác dụng gì với hệ tiêu hóa?
19/05/2020 | Tổng kết tọa đàm: “Chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh”

1. Hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa là một hệ thống bao gồm các cơ quan trong cơ thể giữ vai trò lấy thức ăn, tiêu hóa thực phẩm sau đó chuyển hóa thành năng lượng và chất dinh dưỡng. Bước cuối cùng là đưa các chất thải ra bên ngoài. Hệ tiêu hóa bao gồm 2 bộ phận là ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.

hệ tiêu hóa của con người khỏe mạnh giúp các cơ quan khác khỏe mạnh hơn

Hệ tiêu hóa là hệ thống nhiều cơ quan có vai trò nhận và xử lý thức ăn cho cơ thể

2. Đặc điểm và hoạt động của hệ tiêu hóa

2.1. Miệng

Miệng là bộ phận đầu tiêu trong đường tiêu hóa. Miệng chứa nhiều bộ phận giữ vai trò về tiêu hóa cũng như phát âm gồm có răng, lưỡi và tuyến nước bọt.

Thực tế, quy trình tiêu hóa bắt đầu diễn ra tại đây khi chúng ta ăn và tiến hành nhai để chia nhỏ thức ăn hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Trong khi đó, nước bọt hòa lẫn với thức ăn để thực hiện quá trình chuyển hóa tinh bột sang đường đơn.

2.2. Họng

Cổ họng là vị trí tiếp theo mà thức ăn đi qua khi di chuyển từ miệng đến họng và sau đó đi tiếp đến thực quản.

hệ tiêu hóa rất quan trọng

Cổ họng là điểm đến tiếp theo của thức ăn trên con đường di chuyển từ miệng đến thực quản

2.3. Thực quản

Thực quản là 1 ống cơ bắt đầu từ hầu họng cho đến dạ dày. Độ dài của thực quản kéo dài khoảng 25 - 30 cm có dạng hình dẹt do thành thực quản áp sát vào nhau. Khi chúng ta nuốt thức ăn thì thực quản sẽ có dạng hình ống. Ở giữa thực quản và dạ dày là cơ vòng thực quản dưới. Đây được xem như một cái van với nhiệm vụ giữ thức ăn lại dạ dày không bị trào ngược lên thực quản.

Thực quản tương đối di động và dính với những tạng xung quanh với cấu trúc khá lỏng lẻo. Thực quản có vai trò đưa thức ăn cho dạ dày bằng những các cơn co hay còn gọi là nhu động. Các cơ bên trong họng co lại kết hợp sự nâng lên của thực quản giúp đẩy thức ăn từ miệng đến thực quản. Sau đó, các cơ ở thực quản giãn ra nhằm đón lấy phần thức ăn này.

Những loại thực phẩm lỏng dễ tiêu hóa sẽ không cần đến hoạt động như trên mà tự rơi xuống dạ dày. Đối với loại thức ăn đặc, cứng khó tiêu hóa sẽ di chuyển bên trong thực quản bằng sóng nhu động chậm cùng với trọng lượng của thực phẩm.

2.4. Dạ dày

Dạ dày thường được gọi là bao tử, là đoạn phình ra trong ống tiêu hóa dạng hình chữ J. Phần trên dạ dày nối với thực quản nhờ lỗ tâm vị, phía dưới dạ dày nối với tá tràng nhờ lỗ môn vị. Nhờ vào khả năng dự trữ, nghiền nhỏ thức ăn thấm dịch vị với sự co bóp của cơ trơn. Cùng với đó là sự phân hủy thức ăn bằng hệ enzym tiêu hóa dịch vị có độ pH thích hợp trên lớp niêm mạc.

Dạ dày có mối liên hệ phức tạp, chặt chẽ với những cơ quan  khác bên trong khoang bụng có cấu tạo bằng lớp cơ chắc chắn thế nên khả năng co bóp mạnh mẽ và chứa được 4.6 - 5.5 lít nước.

hệ tiêu hóa nên được chăm sóc thường xuyên

Dạ dày có sức chứa lên đến 4.6 - 5.5 lít nước

Dạ dày có cấu tạo bao gồm tâm vị, đáy vị, thân vị, môn vị, thành trước và thành sau của dạ dày, bờ cong vị bé và vị lớn. Vai trò thứ 1 của dạ dày là co bóp, nghiền nhỏ, trộn đều để thức ăn thấm acid dịch vị. Vai trò thứ 2 là phân hủy lượng thức ăn nhờ vào hệ enzym tiêu hóa bên trong dịch vị.

2.5. Ruột non

Ruột non của hệ tiêu hóa có chiều dài khoảng 6m và là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu hóa. Khi di chuyển đến ruột non, thức ăn sẽ tiếp tục bị phá hủy bởi các enzym tiết ra từ tuyến tụy và mật ở gan. Mật chính là 1 hợp chất giúp cho cơ thể có thể tiêu hóa được chất béo và loại bỏ những sản phẩm thải ra từ máu.

Nhu động ruột giữ vai trò quan trọng trong ruột non bởi chúng hỗ trợ di chuyển thức ăn đi dọc hết chiều dài ruột non cũng như hòa trộn thức ăn vào dịch tiêu hóa. Tá tràng có vai trò giữ hỗ trợ cho quy trình phân hủy thức ăn. Tiếp đó, hỗng tràng và hồi tràng có chức năng hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng vào máu.

Ba bộ phận có vai trò chủ chốt hỗ trợ dạ dày và ruột non tiêu hóa thực phẩm bao gồm:

  • Tuyến tụy: giữ nhiều chức năng khác nhau, tiết ra enzyme cho ruột non giúp phân hủy protein, các chất béo và carbohydrate chứa trong thức ăn.

  • Gan: có nhiều chức năng nhưng quan trọng nhất đối với hệ tiêu hóa đó là tiết dịch mật và lọc máu chứa chất dinh dưỡng vừa hấp thụ từ ruột non.

  • Túi mật: đây là 1 loại túi chứa dịch mật hình dạng giống quả lê nằm bên dưới gan. Dịch mật tạo ra trong gan và nếu cần lưu trữ thì chúng sẽ được chuyển sang túi mật nhờ vào ống mật. Trong khi ăn, túi mật sẽ co bóp giúp đẩy dịch mật đến ruột non. 

2.6. Đại tràng

Đây là một ống cơ có chiều dài khoảng 1.5 - 1.8m được nối giữa manh tràng và trực tràng. Xếp theo thứ tự từ trên xuống, khung đại tràng gồm có manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma.

Phân hay chất thải bị sót lại sau quá trình tiêu hóa sẽ được đưa đến đại tràng nhờ nhu động ruột, trước tiên là ở dạng lỏng và sẽ chuyển sang dạng rắn khi nước được tách khỏi phân. Thông thường, thời gian để phân đi đến đại tràng thường là 36 giờ.

hệ tiêu hóa

Trong phân có chứa mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn

Thành phần chính trong phân chính là mảnh vụn của thức ăn và vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này đóng vai trò tổng hợp vitamin, giải quyết chất thải và cặn thức ăn, giúp bảo vệ cơ thể trước các vi khuẩn gây hại.

2.7. Trực tràng

Trực tràng có độ dài khoảng 20cm, nối giữa đại tràng và hậu môn. Trực tràng có vai trò nhận phân của đại tràng và kích thích những dây thần kinh truyền thông tin cho đại não báo hiệu cần phải đi đại tiện. Bộ não sẽ đưa ra quyết định có đi đại tiện hay không. Nếu có thì cơ vòng giãn ra nhằm tống phân ra bên ngoài. Nếu không muốn đi đại tiện thì cơ thắt và trực tràng sẽ làm việc để xóa tan cảm giác muốn đi đại tiện tạm thời.

2.8. Hậu môn

Đây là phần cuối cùng của đường tiêu hóa có cấu tạo từ cơ sàn chậu và 2 cơ thắt hậu môn. Hậu môn giữ chức năng đựng và thải phân, song song đó là tiết dịch nhầy bôi trơn giúp phân có thể di chuyển ra bên ngoài cơ thể nhanh chóng và dễ dàng hơn.

hệ tiêu hóa bao gồm cả hậu môn

Hậu môn là đoạn cuối cùng của đường tiêu hóa có chức năng chứa và thải phân

Hệ tiêu hóa có nhiều cơ quan thế nhưng chúng phối hợp với nhau rất nhịp nhàng trong việc thu nhận và xử lý thức ăn. Hy vọng rằng với bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về hệ tiêu hóa.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp